Đền Cao Sĩ (tiếng Trung: 高士神社; Hán-Việt: Cao Sĩ thần xã; bính âm: Gāoshì Shénshè), trước đây gọi là Đền Kusukusu (クスクス祠 Kusukusu Jinjya?), là một đền thờ Thần đạo nằm ở Cao Sĩ, một ngôi làng của người PaiwanMẫu Đơn, Bình Đông, Đài Loan. Với việc ngôi đền nguyên thủy bị bão phá hủy năm 1946, một ngôi đền mới đã được xây dựng lại vào năm 2015, khiến nó trở thành ngôi đền Thần đạo duy nhất được xây dựng ở Đài Loan trong thời kỳ hậu Thế chiến II, sau thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng.[3][4] Đền thờ hiện tại không có mối liên hệ với tôn giáo Thần đạo (hoặc bất kỳ tôn giáo nào khác) mà phục vụ như một đài tưởng niệm cho những người Paiwan bị tàn sát trong các cuộc chiến như Thế chiến II.[5]

Cao Sĩ Thần Xã
高士神社
Tôn giáo
Giáo pháiNguyên thủy: Shinto
Hiện tại: Không
Thờ phụngNguyên thủy: Amaterasu[1]
Hiện tại: Không
Vị trí
Vị tríMẫu Đơn, Bình Đông
Quốc giaĐài Loan
Kiến trúc
Thành lậpLần đầu: 1939[2]
Tái xây dựng: 2015
Vật liệugỗ Hinoki

Lịch sử sửa

Ngôi đền ban đầu được xây dựng vào năm 1939 dưới thời Nhật Bản cai trị Đài Loan, nhưng đã bị phá hủy vào năm 1946 do bão. Mặc dù người dân trong làng có mong muốn xây dựng lại ngôi đền, vào lúc đó Đài Loan đang dưới thiết quân luật nên không thể thực hiện được. Phần duy nhất còn sót lại của ngôi đền là nền móng bê tông của nó.[3]

Vào năm 2015, một kannushi tên là Satō Ken'ichi (佐藤健一?) nghe về sự tồn tại của ngôi đền thông qua Hiệp hội những người bạn của Lý Đăng Huy ở Nhật Bản, một tổ chức trao đổi văn hóa có trụ sở tại Tokyo. Satō quyết định xây dựng lại ngôi đền như một hình thức cảm tạ những viện trợ to lớn của chính phủ Đài Loan trong trận động đất Tōhoku 2011. Ngôi đền khi xây dựng có giá 10.000.000 yên.[3]

Ngày 11 tháng 12 năm 2015, một buổi lễ khai mạc được tổ chức long trọng để kỷ niệm hoàn thành ngôi đền. Đó là một buổi lễ Thần đạo do Satō tiến hành, kết hợp cùng các điệu nhảy truyền thống của người Paiwan và một lời cầu nguyện do mục sư địa phương chủ trì, vì phần lớn cư dân Cao Sĩ theo Cơ đốc giáo.[5]

Kết cấu sửa

 
Cổng Torii màu trắng của ngôi đền

Hiện nay, cấu trúc ban đầu của ngôi đền vẫn còn chưa rõ. Tuy nhiên, ngôi đền mới được làm bằng gỗ Hinoki, trong khi mái nhà được phủ bằng đồng.[5] Vào năm 2016, một chiếc cổng torii màu trắng, cũng được làm bằng gỗ hinoki, đã được dựng lên trước lối vào ngôi đền.[6][7]

Tham khảo sửa

  1. ^ 蔡宗憲 (ngày 6 tháng 5 năm 2018). “高士神社首位台籍神官 黃俊瑜主持例祭”. Liberty Times (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  2. ^ 郭シセン (ngày 7 tháng 5 năm 2018). “初の台湾人神職が例祭執り行う 「夢への第一歩」に喜び” (bằng tiếng Nhật). Central News Agency. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  3. ^ a b c “台版「靖國神社」 明牡丹鄉揭幕”. Apple Daily (bằng tiếng Trung). ngày 10 tháng 8 năm 2015. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  4. ^ 劉建邦; 程啟峰 (ngày 14 tháng 9 năm 2019). “陸男網路稱來台毀損高士神社 移民署:未入境” (bằng tiếng Trung). Central News Agency. Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ a b c 蔡宗憲 (ngày 11 tháng 8 năm 2015). “祖靈祈福加日本儀式 高士佛神社揭幕”. Liberty Times (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ 張茂森 (ngày 12 tháng 4 năm 2016). “日人捐贈屏東高士神社大鳥居 5/7豎立”. Liberty Times (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ 葉亭儀 (ngày 19 tháng 10 năm 2017). “想看絕美鳥居,不必大老遠飛日本!全台7處仙境大公開,靠海純白鳥居實在太夢幻啦”. The Storm Media (bằng tiếng Trung). Truy cập ngày 18 tháng 5 năm 2020.