Định lý số dư Trung Quốc

định lý toán học
(Đổi hướng từ Định lý thặng dư Trung Hoa)

Định lý số dư Trung Hoa (Định lý thặng dư Trung Hoa), hay bài toán Hàn Tín điểm binh, là một định lý nói về nghiệm của hệ phương trình đồng dư bậc nhất.

Hướng sắp xếp ban đầu của Hàn Tín: x ≡ 2 (mod 3) ≡ 3 (mod 5) ≡ 2 (mod 7) với nghiệm x = 23 + 105k với k ∈ ℤ

Lịch sử sửa

Định lý số dư Trung Quốc là tên người phương Tây đặt cho định lý này. Người Trung Quốc gọi nó là bài toán Hàn Tín điểm binh. Hàn Tín là một danh tướng thời Hán Sở, từng được phong tước vương thời Hán Cao Tổ Lưu Bang đang dựng nghiệp. Sử ký Tư Mã Thiên viết rằng Hàn Tín là tướng trói gà không nổi, nhưng rất có tài quân sự. Tục truyền rằng khi Hàn Tín điểm quân số, ông cho quân lính xếp hàng 3, hàng 5, hàng 7 rồi báo cáo số dư. Từ đó ông tính chính xác quân số đến từng người: lấy số dư (khi chia) cho 3 nhân với 70, cộng số dư cho 5 nhân với 21, cộng số dư cho 7 nhân với 15, rồi cộng hoặc trừ một bội số của 105. Muốn cho dễ nhớ ông đặt thành thơ[1]:

“Ba người cùng đi ít bảy chục

Năm cỗi mai hoa hăm mốt cành

Thất tử đoàn viên chính bán nguyệt

Trừ trăm linh năm biết số thành”

  • Bản dịch 2 của Hoàng Xuân Hãn:

“Ba người cùng đi, ít bảy chục

Năm người cùng hàng, nhân hăm mốt

Bảy người cùng hàng, nhân mười lăm

Trừ trăm linh năm thì tính suốt”

  • Bản dịch khác (chưa rõ tác giả)

“Ba người cùng đội bảy mươi rành

Năm khóm hoa mai, hăm mốt cành

Bảy gã vườn đào chơi nửa tháng

Cộng hoặc trừ trăm linh năm tính nhẩm nhanh”

Gần đây, định lý số dư Trung Quốc có nhiều ứng dụng trong các bài toán về số nguyên lớn áp dụng vào Lý thuyết mật mã.

Nội dung sửa

Bản chất của bài toán Hàn Tín điểm binh là việc giải hệ phương trình đồng dư bậc nhất

 

trong đó   đôi một nguyên tố cùng nhau. Trong bài toán Hàn Tín   .

Định lý sửa

Hệ phương trình đồng dư nói trên có nghiệm duy nhất theo mô-đun
 


 

trong đó

 
 

Trong đó

  là nghịch đảo theo mô-đun của   với  

Ví dụ sửa

Giải hệ phương trình đồng dư

 

ta có
 .
 ;
 ;
 .
Từ đó
 
 
 .
Như vậy x có dạng  , k là số nguyên (hoặc số tự nhiên thích hợp nếu tìm nghiệm tự nhiên).

Tham khảo sửa

  1. ^ “Tạp chí Pi”. pi.edu.vn. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2022.

Liên kết ngoài sửa