Định phi

phi tần của Khang Hi Đế
(Đổi hướng từ Định phi (Khang Hy))

Định phi Vạn Lưu Ha thị (chữ Hán: 定妃万琉哈氏; 1661 - 24 tháng 5, năm 1757), cũng gọi Ngõa Lưu Cáp thị (瓦琉哈氏), là một phi tần của Thánh Thánh Tổ Khang Hi Đế.

Thanh Thánh Tổ Định phi
清聖祖定妃
Khang Hi Đế phi
Thông tin chung
Sinh1661
Mất24 tháng 5, 1757 (96 tuổi)
Lý vương phủ, Bắc Kinh
An tángPhi viên tẩm của Cảnh lăng
Phu quânThanh Thánh Tổ
Khang Hi Hoàng đế
Hậu duệDận Đào
Tên đầy đủ
Vạn Lưu Ha·Nữu Nữu (万琉哈·鈕鈕)
Tước hiệu[Định tần; 定嬪]
[Định phi; 定妃]

Thân thế

sửa

Định phi Vạn Lưu Ha thị sinh vào năm Thuận Trị thứ 18 (1661), tên Nữu Nữu (鈕鈕), xuất thân từ tầng lớp Bao y thuộc Chính Hoàng kỳ. Thân phụ của Định phi là Lang trung Tha Nhĩ Bật (拖爾弼). Gia tộc của bà nhiều đời làm trong Tân Giả khố của Nội vụ phủ.

Khái niệm "Tân Giả khố", Mãn ngữ gọi Hồ Thác Hòa (浑托和), ý là "Nửa Tá lĩnh", ám chỉ đến thân phận Nội Quản lĩnh của giai cấp Bao y chuyên về chu cấp ẩm thực trong hoàng cung. Vì duyên cớ của Lương phi, có nhiều người hiện đại hiểu lầm xuất thân Tân Giả khố tương ứng tội nô, thực tế đây là thân phận hết sức bình thường của người Bao y. Gia đình của Vạn Lưu Ha thị có nhiều người nhận nhiệm vụ Nội Quản lĩnh truyền đời, trong đó có quản lý ẩm thực và coi sóc các bữa ăn cho Hoàng gia, được xem là một trong những công việc hết sức hệ trọng[1][2].

Căn cứ theo hồ sơ Quất Huyền Nhã (橘玄雅) khảo được từ Lục đầu bài đương (绿头牌档), vào năm Khang Hi thứ 14 (1675), Khang Hi Đế lệnh cho Nội vụ phủ tuyển chọn Bao y Tú nữ, Vạn Lưu Ha thị, cùng Hiếu Cung Nhân Hoàng hậu Ô Nhã thị và Lương phi Giác Thiền thị được lựa chọn vào cung, với thân phận Cung nữ tử. Không rõ thời gian bà được sủng hạnh bởi Khang Hi Đế, nhưng bà đã có danh hiệu Thứ phi - một cấp bậc hậu cung không chính thức. Thời Khang Hi, cung nhân trong hậu cung rất nhiều, dù là tần phi, song vẫn không định được phong hiệu chính thức.

Năm Khang Hi thứ 25 (1686), ngày 18 tháng 1 (âm lịch), giờ Dần, Thứ phi Vạn Lưu Ha thị hạ sinh Hoàng thập nhị tử Dận Đào. Vì phân vị của mẫu thân không cao, Hoàng thập nhị tử được giao cho Tô Ma Lạt Cô, một Thị tùng của Chiêu Thánh Thái hoàng thái hậu.

Phong Tần tấn Phi

sửa

Năm Khang Hi thứ 57 (1718), tháng 4, Khang Hi Đế nói truyền chỉ dụ với Lễ bộ, muốn sắc phong 6 vị trong hậu cung, tuổi 40 tuổi đến 60 tuổi, sinh dục Hoàng tự. Thứ phi Vạn Lưu Ha thị cũng được liệt vào hàng tấn phong[3]. Cùng năm đại phong hậu cung, Hòa tần Qua Nhĩ Giai thị tấn phong Hòa phi, Thứ phi Bát Nhĩ Tế Cẩm thị làm Tuyên phi, Thành tần Đới Giai thị phong Thành phi, Thứ phi Trần thị phong Cần tần, Thứ phi Vương thị phong làm Mật tần. Còn Thứ phi Vạn Lưu Ha thị, lúc này đã 57 tuổi, mới được hưởng phân vị Tần. Hành Tần vị sắc phong, lấy phong hiệu [Định; 定][4]. Sách văn viết:

Năm Khang Hi thứ 61 (1722), ngày 13 tháng 11 (tức ngày 20 tháng 12 dương lịch), Khang Hi Đế băng hà. Sang ngày 20 tháng 11 (tức ngày 27 tháng 12 dương lịch), Ung Thân vương Dận Chân lên ngôi, tức Ung Chính Đế.

Bởi vì truyền thống coi trọng Lão trưởng bối trong cung đình, ngoại trừ tôn sùng Thái hậu, bản thân Ung Chính Đế hiếu kính với Phi tần của Khang Hi Đế nên đã tấn phong nhiều người, trong đó có Quý phi Đông thị trở thành Hoàng quý phi, Hòa tần Qua Nhĩ Giai thị trở thành Quý phi, Mật tần Vương thị, Cần tần Trần thị đều thăng lên Phi. Ung Chính Đế còn phụng ý chỉ của Nhân Thọ Hoàng thái hậu Ô Nhã thị, tấn tôn Định tần Vạn Lưu Ha thị làm Định phi (定妃), xưng làm [Hoàng khảo Định phi; 皇考定妃]. Năm thứ 2 (1724), tháng 6, bà cùng các Di phi khác cùng lúc làm lễ[5].

Dụ của Ung Chính đế năm đó:

Gia tộc của bà từ đó cũng thoát khỏi thân phận Bao y, nhập vào Chính Hoàng kỳ thuộc Mãn Châu. Dưới triều Ung Chính, dựa theo di huấn của Khang Hi Đế, tất cả các Phi tần có con trai đều đến phủ đệ của con mà sống, do đó Định phi Vạn Lưu Ha thị cũng như Nghi phi, được xuất cung dưỡng già tại phủ đệ của con trai, mà không phải vào Ninh Thọ cung[6][7]. Cũng theo di huấn, Khang Hi Đế mệnh mỗi tháng các Thái phi đều vào cung lạy bái Hoàng đế và Hoàng thái hậu, nhưng cuối cùng Định phi cùng vài người khác vẫn không chịu vào cung, khiến Ung Chính Đế trách cứ con trai bà. Và cũng mỗi khi đưa lễ vật sinh thần, Định phi cùng các Thái phi khác thường quỳ lạy, có vẻ không thuận tiện cũng như không thuận lý, cho nên Ung Chính Đế ra chỉ cho họ chỉ cần đứng dậy tiếp nhận, cũng hình thành nên quy tắc các Phi tần Tiên triều không cần phải quỳ lạy khi nhận quà của Hoàng đế tại các triều sau. Dưới triều Càn Long, tuy không tiếp tục tôn phong cho Định phi nhưng vào mỗi dịp lễ Tết hoặc yến tiệc của Hoàng gia, Hoàng đế đều hạ chỉ đón bà vào cung tham dự. Ngày thượng thọ thứ 90 của Định phi, Càn Long Đế còn đích thân đến Vương phủ làm thơ chúc mừng.

Năm Càn Long thứ 22 (1757), ngày 7 tháng 4 (tức ngày 24 tháng 5 theo dương lịch), bà qua đời, thọ 97 tuổi, được an táng tại Phi viên tẩm của Thanh Cảnh lăng. Bà chính là phi tần có tuổi thọ cao nhất trong lịch sử nhà Thanh và con trai bà cũng thọ nhất trong các Hoàng tử của Khang Hi Đế.

Khi bà mất, thi thể vẫn được tạm đặt tại Lý vương phủ. Nội vụ phủ từng tâu thỉnh, xin ngày 13 tháng ấy đưa kim quan đi tạm an, nhưng Càn Long Đế bảo Định phi qua đời ở ngoài cung, vốn nên để quan tài tại Lý vương phủ một chút nhằm phá lệ. Khi Càn Long Đế nghe tin Định phi hoăng thệ, ông vẫn đang thực hiện chuyến Nam tuần lần thứ 2, trở về vào ngày 26 tháng ấy. Ngày 29 tháng 4 (âm lịch) cùng năm, Càn Long Đế đích thân đến trước mộ của Định phi tế rượu. Ngày 17 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, kim quan phụng di viên tẩm, đến ngày 25 tháng 10 (âm lịch), giờ Tỵ, chính thức được chôn vào Phi viên tẩm[8].

Hậu cung bài vị

sửa

Căn cứ 《Khâm định đại thanh hội điển tắc lệ》, cuốn 42, hậu phi bài vị trình tự ghi lại[9]:

Tham khảo

sửa
  1. ^ 《八旗滿洲氏族通譜》尼喀達,正黃旗人,世居清河地方,國初來歸,原为正黄旗包衣管領下辛者库人,雍正元年因係定妃外家特旨出包衣......尼喀達之子托和齊,原任司庫。孫托賴,滿丕原任內管領。桑格元任頭等侍衛兼太常寺卿銜。胡什屯,原任膳房總領,托爾壁原任郎中,參領,兼佐領。
  2. ^ 《欽定八旗通志》正黃旗包衣第一管領,系順治六年分立,初以陶色管理。陶色故,以桑格管理。桑格故,以包衣大托賴管理。托賴故以包衣大滿丕管理。滿丕故,以包衣大托爾必管理。托爾必故,以包衣大七十管理。七十故,以包衣大胡禮管理。
  3. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之二百七十八》(夏。四月)○丁酉。上驻跸南石槽地方。○谕礼部王阿哥等之母备位宫闱俱年及六十、五十四十有余宫中虽称妃嫔、尚未受封。今封博尔济锦氏、和嫔瓜尔嘉氏、淳郡王允祐之母达甲氏为妃。封贝子允祹之母瓦刘哈氏、十五阿哥允禑、十六阿哥允禄之母王氏、十七阿哥允礼之母陈氏为嫔尔部察例俱奏.......
  4. ^ 《清实录·清圣祖实录·卷之二百八十二》(康熙五十七年十二月)○辛未。命大学士马齐持节册封博尔济锦氏为宣妃。册文曰.......命大学士王顼龄、持节册封瓦刘哈氏为定嫔。册文曰、朕惟典司宫教、率九御以承休。协赞坤仪、应四星而作辅。祗膺彝典。载锡恩纶。咨尔瓦刘哈氏。久简宫闱。动循礼法。备令仪之淑慎、彰厥有常。禀懿德之静专、协于克一。兹册封尔为定嫔。尔其徽音益懋、积余庆于家邦。誉命惟新、荷殊荣于简册。命学士勒什布、持节册封王氏为密嫔.......
  5. ^ 《清实录·清世宗实录·卷之二十》(雍正二年六月)○庚辰。以尊封圣祖仁皇帝皇贵妃贵妃密妃定妃通嫔、遣官祭告太庙、奉先殿.......○辛巳。遣官赍册宝尊封圣祖仁皇帝皇贵妃贵妃密妃定妃通嫔.......
  6. ^ 《清史稿》定妃,萬琉哈氏。事聖祖為嬪。世宗尊為皇考定妃。就養其子履親王允祹邸。高宗朝,歲時伏臘,輒迎入宮中上壽,然未進尊封。薨年九十七。
  7. ^ 《宮內等處女子嬤嬤媽媽裏折肉銀底賬》寧壽宮,皇貴妃下官女子三人,學生二人,家下女子一人; 貴妃下官女子七人; 憲妃下官女子四人; 成妃下官女子六人; 密妃下官女子六人,使女二人;勤妃下官女子一人,家下女子三人......
  8. ^ 《欽定八旗通志》奉安溫僖貴妃神位於中龕內居左,慧妃神位居右,惠妃神位次左,宜妃神位次右。奉安榮妃神位於西龕內居首,次平妃神位,良妃神位,宣妃神位。乾隆六年,奉安成妃神位於東龕內居首,九年奉安順懿密妃神位在成妃神位之次,十九年奉安純裕勤妃神位在順懿密妃神位之次,二十二年奉安定妃神位在純裕勤妃之次。
  9. ^ Năm Càn Long 29, Dận Đào biên soạn. Đài Loan thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1986.