Trong toán học, đồ thị Cayley, hay còn gọi là đồ thị tô màu Cayley, biểu đồ Cayley, biểu đồ nhóm, hay nhóm màu[1]đồ thị mô tả cấu trúc trừu tượng của nhóm. Định nghĩa của nó được lấy từ định lý Cayley (được đặt tên theo nhà toán học Arthur Cayley), và sử dụng một tập các phần tử sinh của nhóm. Nó là một trong những công cụ quan trọng trong lý thuyết nhóm tổ hợplý thuyết nhóm hình học.

Đồ thị Cayley của nhóm tự do trên hai phần tử sinh ab

Định nghĩa sửa

Gọi  nhóm tập sinh của  . Đồ thị Cayley  đồ thị có hướng tô màu cạnh được xây dựng như sau:[2]

  • Mỗi phần tử   thuộc   được gán 1 đỉnh: tập đỉnh của   đồng nhất với  
  • Mỗi phần tử   thuộc   được gán màu  .
  • Với mọi   , có cạnh có hướng có màu   từ đỉnh tương ứng với   tới đỉnh tương ứng với  .

Không phải mọi tác giả đều yêu cầu rằng   phải sinh nhóm. Nếu   không phải tập sinh của nhóm  , thì  đồ thị không liên thông và mỗi thành phần liên thông biểu diễn lớp kề của nhóm con sinh bởi  .

Nếu phần tử   thuộc   là nghịch đảo của chính nó, tức   thì ta có thể biểu diễn nó bằng cạnh vô hướng.

Nếu tập   được coi là tập đối xứng (tức là  ) và không chứa phần tử đơn vị của nhóm, thì đồ thị Cayley không tô màu của nó có thể biểu diễn bằng đồ thị vô hướng.

Trong lý thuyết nhóm hình học, tập   thường mặc định là hữu hạn, tương ứng với   hữu hạn địa phương.

Các ví dụ sửa

  • Gọi   là nhóm cyclic vô hạn và tập   chỉ chứa 1 và nghịch đảo của nó, −1 (trong ký hiệu phép cộng); thì đồ thị Cayley của nó có đường đi vô hạn.
  • Tương tự, nếu  nhóm cyclic cấp   và tập   chỉ chứa hai phần tử là phần tử sinh   và nghịch đảo của nó, thì đồ thị Cayley là đồ thị chu trình  . Tổng quát hơn, đồ thị Cayley của nhóm cyclic hữu hạn cấp luôn là đồ thị đường tròn.
  • Đồ thị Cayley của tích trực tiếp của nhóm (cùng với tích Descartes của các tập sinh làm tập sinh) là tích Descartes của các đồ thị Cayley tương ứng.[3] Do đó, đồ thị Cayley của nhóm Abel   cùng tập các phần tử sinh  lưới vô hạn trên mặt phẳng  , trong khi đó, tích trực tiếp của   cùng với các phần tử sinh tương tự có đồ thị Cayley là lưới hữu hạn kích thước   trên hình xuyến.
 
Đồ thị Cayley của nhóm nhị diện   trên hai phần tử sinh ab
 
Đồ thị Cayley của nhóm   trên hai phần tử sinh tự nghịch đảo
  • Đồ thị Cayley của nhóm nhị diện   trên hai phần tử sinh    được biểu diễn trong ảnh bên. Các mũi tên màu đỏ biểu diễn phép hợp với  . Bởi   tự nghịch đảo, nên các đường màu xanh của   là các đường vô hướng. Do đó, đồ thị hỗn hợp giữa mũi tên và cạnh: nó có 8 đỉnh, 8 mũi tên và 4 cạnh. Bảng Cayley của nhóm   có thể dẫn xuất từ biểu diễn quan hệ của nhóm
     
    Đồ thị Cayley khác của nhóm   được biểu diễn ở bên phải. Phần tử   vẫn là phản xạ ngang và được tô bằng màu xanh, trong khi   là phản xạ chéo và được tô bằng màu hồng. Bởi cả hai phản xạ này đều tự nghịch đảo nên đồ thị Cayley ở bên phải hoàn toàn vô hướng. Đồ thị này tương ứng với trình diễn sau
     
  • Đồ thị Cayley của nhóm tự do trên hai phần tử sinh    tương ứng với tập   được biểu diễn ở ngay đầu bài viết, trong đó  phần tử đơn vị. Đi theo đường bên phải sẽ là phép nhân bên phải với   trong khi đi theo đường phía trên sẽ là phép nhân với   Bởi nhóm tự do không có quan hệ giữa các phần tử sinh nên đồ thị Cayley của nó không có chu trình. Đồ thị Cayley này là cây vô hạn 4-chính quy và là yếu tố quan trọng trong bài chứng minh nghịch lý Banach–Tarski.
 
Một phần của đồ thị Cayley cho nhóm Heisenberg.)
  • Đồ thị Cayley của nhóm Heisenberg rời rạc
     
    nằm trong ảnh phải. Các phần tử sinh trong ảnh này là ba ma trận   đưa bởi các hoán vị của 1, 0, 0 các mục  . Các phần tử sinh này thoả mãn quan hệ  . Nhóm này là nhóm vô hạn không giao hoán.
 
Đồ thị Cayley cho nhóm   biểu diễn các chu trình phép nhân quaternion của i, jk

Đặc trưng sửa

Nhóm   tự tác động lên chính nó bằng phép nhân trái (xem định lý Cayley). Ta có thể xem đây là tác động của   trên đồ thị Cayley của nó. Nói rõ hơn, phần tử   ánh xạ đỉnh   sang đỉnh   Tập các cạnh và màu của đỉnh được bảo toàn bởi tác động này: cạnh   được ánh xạ sang cạnh  , cả hai đều được tô màu  . Tác động nhân trái của nhóm lên chính nó có tính bắc cầu đơn, và cụ thể hơn, đồ thị Cayley có tính bắc cầu đỉnh. Từ đây, ta có định lý gần như ngược lại như sau:

Định lý Sabidussi — Đồ thị có hướng (chưa tô màu và chưa dán nhãn)   là đồ thị Cayley của nhóm   khi và chỉ khi nó có tác động bắc cầu đơn của nhóm   bằng tự đẳng cấu đồ thị (nghĩa là bảo toàn tập các cạnh có hướng).[4]

Để thu về nhóm   và tập sinh   từ đồ thị có hướng chưa dán nhãn   chọn một đỉnh   và nhãn nó là phần tử đơn vị của nó. Sau đó dán nhãn mỗi phần tử   thuộc   bằng phần tử phân biệt thuộc   ánh xạ   sang   Tập sinh   của   tạo đồ thị Cayley   là tập các đỉnh đích của  .

Các tính chất cơ bản sửa

  • Đồ thị   phụ thuộc vào việc chọn tập sinh  . Lấy ví dụ, nếu tập sinh    phần tử thì mỗi đỉnh của đồ thị Cayley sẽ có   mũi tên đi vào và   mũi tên đi ra. Trong trường hợp tập sinh   đối xứng chứa   phần tử thì đồ thị Cayley là đồ thị chính quy có hướng bậc  
  • Chu trình trong đồ thị Cayley biểu diễn mối quan hệ giữa các phần tử sinh trong tập   Trong xây dựng phức Cayley của nhóm, các chu trình này tương ứng với quan hệ "đổ đầy" bằng các đa giác. Nghĩa là bài toán xây đồ thị Cayley cho trình diễn cho trước   tương đưong với giải bài toán từ cho  .[1]
  • Nếu  toàn cấu nhóm và ảnh của các phần tử thuộc tập sinh   sang   phân biệt với nhau, thì nó cảm sinh ra phủ các đồ thị
     
    trong đó   Cụ thể hơn, nếu nhóm    phần tử sinh, tất cả đều có bậc khác 2, và tập   chỉ chứa các phần tử sinh này cùng nghịch đảo của chúng thì đồ thị Cayley   được phủ bởi cây có bậc   tương ứng với nhóm tự do được sinh bởi cùng tập sinh đó.
  • Đối với bất kỳ đồ thị Cayley hữu hạn và vô hướng, giá trị liên thông đỉnh phải lớn hơn hoặc bằng 2/3 của bậc của đồ thị. Nếu tập sinh tối thiểu (tức là nếu bỏ đi bất kỳ phần tử nào trong tập hợp, và nghịch đảo của phần tử đó nếu có, thì tập đó sẽ không còn là tập sinh), thì giá trị liên thông đường sẽ bằng với bậc của đồ thị. Giá trị liên thông cạnh trong mọi trường hợp đều bằng với bậc của đồ thị.[5]
  • Nếu   là biểu diễn chính quy trái cùng dạng ma trận   được ký hiệu là  , thì ma trận kề   .
  • Mọi ký tự nhóm   của nhóm   cảm sinh vectơ riêng của ma trận kề của  . Khi   là nhóm giao hoán, thì các giá trị riêng tương ứng là
     
    nằm dưới dạng
     
    cho các số nguyên  

Đồ thị lớp ghép Schreier sửa

Nếu thay vì đó ta lấy đỉnh là lớp ghép phải của nhóm con cố định   thì ta thu về được đồ thị có cấu trúc tương tự, được đặt tên là đồ thị lớp ghép Schreier. Đồ thị này là nền tảng cho liệt kê lớp ghép trong tiến trình Todd-Coxeter.

Liên hệ với lý thuyết nhóm sửa

Các thông tin của nhóm có thể thu về được bằng cách nghiên cứu ma trận kề của đồ thị và áp dụng các định lý trong lý thuyết phổ đồ thị. Ngược lại, đối với các tập sinh đối xứng, lý thuyết phổ và lý thuyết biểu diễn của   được gắn với nhau trực tiếp: xét   là tập các biểu diễn bất khả quy đầy đủ của    cùng với các giá trị riêng  . Khi đó tập các giá trị riêng của    trong đó   là bội của   cho mỗi lần   là giá trị riêng của  

Giống của nhóm là giống tối thiểu của các đồ thị Cayley của nhóm đó.[6]

Lý thuyết nhóm hình học sửa

Tính mở rộng sửa

Khi  , đồ thị Cayley   -chính quy, nên các kỹ thuật phổ có thể được dùng được phân tích các tính chất mở rộng của đồ thị. Lấy cụ thể như nhóm giao hoán, các giá trị riêng của đồ thị Cayley dễ tính hơn so với trường hợp không giao hoán và được xác định bởi công thức   trong đó giá trị riêng đứng đầu bằng với  , do đó ta có thể dùng bất đẳng thức Cheeger để chặn tỷ lệ mở rộng cạnh sử dụng khoảng cách phổ.

Lý thuyết biểu diễn có thể dùng để xây dựng các đồ thị giãn Cayley, dưới dạng tính chất Kazhdan (T). Mệnh đề sau được thoả mãn:[7]

Nếu nhóm rời rạc   có tính chất Kazhdan (T), và   là tập sinh hữu hạn và đối xứng của  , thì tồn tại hằng số   chỉ dựa trên trên   sao cho với bất kỳ thương hữu hạn  của   đồ thị Cayley   tương ứng với ảnh của   là đồ thị giãn  .

Lấy ví dụ, nhóm   có tính chất (T) và được sinh bởi các ma trận sơ cấp là một trong những ví dụ cụ thể của đồ thị giãn.

Phân loại đồ thị nguyên sửa

Đồ thị nguyên là đồ thị mà các giá trị riêng của nó đều là số nguyên. Mặc dù bài toán phân loại toàn bộ các đồ thị nguyên vẫn là bài toán mở, đồ thị Cayley của một số nhóm được biết luôn là đồ thị nguyên. Sử dụng các đặc trưng của phổ của các đồ thị Cayley, lưu ý rằng   là đồ thị nguyên khi và chỉ khi các giá trị riêng của   là số nguyên cho mọi biểu diễn   của  .

Nhóm đơn nguyên Cayley sửa

Nhóm   được gọi là nhóm đơn nguyên Cayley hay còn gọi là nhóm CIS nếu đồ thị Cayley liên thông   là đồ thị nguyên khi tập sinh đối xứng   là phần bù của một nhóm con của  . Một kết quả từ Ahmady, Bell, và Mohar đã chứng minh rằng tất cả các nhóm CIS đều đẳng cấu với  , hoặc   với   là số nguyên tố.[8] Lưu ý rằng tập   phải sinh ra toàn bộ nhóm   để cho đồ thị Cayley có tính liên thông. (Nếu   không sinh  , đồ thị Cayley vẫn có thể nguyên, nhưng bù của   không nhất thiết phải là nhóm con.)

Lấy ví dụ  , các tập sinh đối xứng (xê xích đẳng cấu đồ thị) là

  •  :   là chu trình   có các giá trị riêng  
  •  :   là đồ thị   cùng với các giá trị riêng  

Các nhóm con duy nhất của   là nhóm tầm thường và chính nhóm đó, và tập sinh đối xứng duy nhất của   mà sinh ra đồ thị nguyên là bù của nhóm tầm thường. Do đó   là nhóm CIS.

Phân loại các nhóm CIS lợi dụng tính chất sau: các nhóm con và ảnh đồng cấu của nhóm CIS cũng là nhóm CIS.[8]

Nhóm nguyên Cayley sửa

Tập sinh chuẩn tắc và tập sinh Euler sửa

Lịch sử sửa

Đồ thị Cayley được lần đầu nghiên cứu và sử dụng cho các nhóm hữu hạn bởi Arthur Cayley trong 1878.[2] Max Dehn trong các bài giảng chưa xuất bản của ông cho lý thuyết nhóm từ năm 1909–10 đã giới thiệu lại đồ thị Cayley dưới tên Gruppenbild (biểu đồ nhóm), dẫn tới phát triển của lý thuyết nhóm hình học ngày nay. Ứng dụng quan trọng nhất của ông là lời giải của bài toán từ cho các nhóm cơ bản của các phẳng có giống ≥ 2[9]

Dàn Bethe sửa

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Magnus, Wilhelm; Karrass, Abraham; Solitar, Donald (2004) [1966]. Combinatorial Group Theory: Presentations of Groups in Terms of Generators and Relations. Courier. ISBN 978-0-486-43830-6.
  2. ^ a b Cayley, Arthur (1878). “Desiderata and suggestions: No. 2. The Theory of groups: graphical representation”. American Journal of Mathematics. 1 (2): 174–6. doi:10.2307/2369306. JSTOR 2369306. In his Collected Mathematical Papers 10: 403–405.
  3. ^ Theron, Daniel Peter (1988), An extension of the concept of graphically regular representations, Ph.D. thesis, University of Wisconsin, Madison, tr. 46, MR 2636729.
  4. ^ Sabidussi, Gert (tháng 10 năm 1958). “On a class of fixed-point-free graphs”. Proceedings of the American Mathematical Society. 9 (5): 800–4. doi:10.1090/s0002-9939-1958-0097068-7. JSTOR 2033090.
  5. ^ See Theorem 3.7 of Babai, László (1995). “27. Automorphism groups, isomorphism, reconstruction” (PDF). Trong Graham, Ronald L.; Grötschel, Martin; Lovász, László (biên tập). Handbook of Combinatorics. 1. Elsevier. tr. 1447–1540. ISBN 9780444823465.
  6. ^ White, Arthur T. (1972). “On the genus of a group”. Transactions of the American Mathematical Society. 173: 203–214. doi:10.1090/S0002-9947-1972-0317980-2. MR 0317980.
  7. ^ Proposition 1.12 in Lubotzky, Alexander (2012). “Expander graphs in pure and applied mathematics”. Bulletin of the American Mathematical Society. 49: 113–162. arXiv:1105.2389. doi:10.1090/S0273-0979-2011-01359-3.
  8. ^ a b Ahmady, Azhvan; Bell, Jason; Mohar, Bojan (2014). “Integral Cayley graphs and groups”. SIAM Journal on Discrete Mathematics. 28 (2): 685–701. arXiv:1307.6155. doi:10.1137/130925487. S2CID 207067134.
  9. ^ Dehn, Max (2012) [1987]. Papers on Group Theory and Topology. Springer-Verlag. ISBN 978-1461291077. Translated from the German and with introductions and an appendix by John Stillwell, and with an appendix by Otto Schreier.

Liên kết ngoài sửa