Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Campuchia

Đội tuyển bóng đá nữ quốc gia Campuchia đại diện cho Campuchia trong môn bóng đá nữ và do Liên đoàn bóng đá Campuchia (FFC) quản lý. Mặc dù liên đoàn bóng đá quốc gia được thành lập từ năm 1933 và nhận được hỗ trợ từ phía FIFA cũng như Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC), bóng đá nữ không mấy phát triển so với các môn thể thao nữ khác trong nước. Giải vô địch quốc gia đầu tiên được tổ chức từ năm 2010. Đội tuyển quốc gia có trận chính thức đầu tiên vào tháng 6 năm 2018.

Campuchia
Huy hiệu áo/huy hiệu Hiệp hội
Hiệp hộiLiên đoàn bóng đá Campuchia
Liên đoàn châu lụcAFC (Châu Á)
Liên đoàn khu vựcAFF (Đông Nam Á)
Huấn luyện viên trưởngGao Fulin
Mã FIFACAM
Hạng FIFA
Hiện tại 119 Tăng 1 (24 tháng 3 năm 2023)[1]
Trận quốc tế đầu tiên
 Campuchia 12–0 Đông Timor 
(Palembang, Indonesia; 30 tháng 6 năm 2018)
Trận thắng đậm nhất
 Campuchia 12–0 Đông Timor 
(Palembang, Indonesia; 30 tháng 6 năm 2018)
Trận thua đậm nhất
 Thái Lan 11–0 Campuchia 
(Palembang, Indonesia; 4 tháng 7 năm 2018)

Đội tuyển U-16 nữ quốc gia do huấn luyện viên Sam Schweingruber dẫn dắt có trận đấu quốc tế đầu tiên vào năm 2009 gặp đội tuyển Lào, với cầu thủ đầu tiên ghi bàn cho đội tuyển nữ Campuchia là Nith Pean. Đội U-14 cũng do Schweingruber dẫn dắt tham dự Giải vô địch U-14 nữ châu Á 2011 tại Việt Nam. Vào năm 2012 đội U-13 tham gia thi đấu tại Liên hoan bóng đá nữ trẻ của AFC.

Bối cảnh và phát triển sửa

Liên đoàn bóng đá Campuchia được thành lập năm 1933 và gia nhập FIFA năm 1954.[2][3] Liên đoàn cũng là thành viên của Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á.[4]

Chương trình AID27 của AFC hỗ trợ Campuchia tối đa 24.000 đô la một năm từ 2008 tới 2012 để phát triển bóng đá nữ tại đây.[5][6] FIFA cũng hỗ trợ việc phát triển bóng đá nữ ở mức độ cơ sở. Cán bộ chương trình phát triển của FIFA, Sam Schweingruber, nói rằng: "Ở Campuchia, ngay từ ban đầu thật khó tưởng tượng rằng các cô gái sẽ tham gia chương trình phát triển bóng đá. Chúng tôi đã cố gắng vượt qua điều đó và giờ đây việc đó được xem là hoàn toàn bình thường. Điều đó chắc chắn sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin của phụ nữ trẻ Campuchia và khiến họ cảm thấy mình quan trọng hơn."[7]

Bóng đá nữ xếp trong khoảng thứ 5 tới thứ 10 trong danh sách các môn thể thao nữ tại Campuchia,[2] tuy nhiên ngày càng nhiều người quan tâm tới nó.[8] Cơ sở hạ tầng phục vụ thể thao là vấn đề chung của cả ngành thể thao Campuchia.[9] Từ năm 2000 tới 2006, không có cầu thủ bóng đá nữ nào được đăng ký tại Campuchia, và không có câu lạc bộ nào trong số 65 câu lạc bộ bóng đá tại nước này mở cửa đối với nữ giới.[2]

Vào năm 2007, chỉ có hai huấn luyện viên nữ, Gne Kom' Sorth và Lee Heang, là có bằng D huấn luyện viên của FIFA. Cả hai lấy bằng thông qua chương trình Tinh thần bóng đá của FIFA và có sứ mệnh mang bóng đá tới các khu vực bị ảnh hưởng bởi bom mìn.[10] Vào năm 2008, người ta tổ chức một giải bóng đá nhằm phổ biến kiến thức về tác hại của bom mìn, trong đó có nhiều bé gái dưới 14 tuổi tham gia.[11] Giải vô địch quốc gia lần đầu được tổ chức năm 2010.[12] Bản quyền phát sóng World Cup nữ 2011 tại Campuchia được đài CBC đứng ra mua.[13] Vào năm 2012, tại Battambang và Phnôm Pênh, có khoảng 400 cầu thủ nữ tham gia vào các câu lạc bộ.[14]

Sự phát triển của bóng đá nữ ở Campuchia được FIFA hết sức khen ngợi.[15] Vào năm 2009, một buổi hội thảo về bóng đá nữ được tổ chức ở Phnôm Pênh.[8] Trong ba ngày hội thảo, Liên đoàn bóng đá Cambodia cho thấy sự ủng hộ của họ đối với sự phát triển của bóng đá nữ.[8] Một sự kiện tương tự được FIFA hỗ trợ vào năm 2010.[16]

Campuchia có trận đấu đầu tiên được FIFA công nhận vào ngày 30 tháng 6 năm 2018 khi giành chiến thắng 12–0 trước Đông Timor.

Thống kê các giải đấu sửa

Thành tích tại các giải đấu sửa

Giải vô địch bóng đá nữ thế giới
Năm Kết quả St T H B Bt Bb
  2019 Không tham dự
    2023
Tổng cộng . . . . . . .
Cúp bóng đá nữ châu Á
Năm Kết quả St T H B Bt Bb
  2018 Không tham dự
  2022
Tổng cộng . . . . . . .
Đại hội Thể thao châu Á
Năm Kết quả St T H B Bt Bb
  2018 Không tham dự
  2022
  2026 Chưa xác định
  2030
  2034
Tổng cộng . . . . . . .
Giải vô địch bóng đá nữ Đông Nam Á
Năm Kết quả St T H B Bt Bb
  2018 Vòng bảng 4 1 0 3 12 27
  2019 3 0 0 3 1 24
  2022 4 1 1 2 4 8
Tổng cộng Vòng bảng 11 2 1 8 17 59
SEA Games
Năm Kết quả St T H B Bt Bb
  2019 Không tham dự
  2021 Vòng bảng 2 0 0 2 0 12
  2023 Hạng tư 5 2 0 3 3 13
Tổng cộng Vòng bảng 7 2 0 5 3 25


Lịch thi đấu và kết quả sửa

2018 sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “Bảng xếp hạng bóng đá nữ FIFA/Coca-Cola thế giới”. FIFA. 24 tháng 3 năm 2023. Truy cập 24 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ a b c FIFA (2006). “Women's Football Today” (PDF): 41. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 5 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2012. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  3. ^ Pickering, David (1994). The Cassell soccer companion: history, facts, anecdotes. London: Cassell. tr. 55. ISBN 0304342319. OCLC 59851970.
  4. ^ Weinberg, Ben (2012). 'The Future is Asia'? The Role of the Asian Football Confederation in the Governance and Development of Football in Asia”. International Journal of the History of Sport. 29 (4): 535–552 [542]. doi:10.1080/09523367.2012.658216. ISSN 0952-3367. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
  5. ^ Weinberg, Ben (2012). 'The Future is Asia'? The Role of the Asian Football Confederation in the Governance and Development of Football in Asia”. International Journal of the History of Sport. 29 (4): 535–552 [547]. doi:10.1080/09523367.2012.658216. ISSN 0952-3367. Truy cập ngày 23 tháng 6 năm 2012.[liên kết hỏng]
  6. ^ “Campaign against hunger sets foothold”. Asian Football Confederation. ngày 18 tháng 10 năm 2011.
  7. ^ “FIFA 'Grassroots' aims to expand football pyramid base”. Boxscorenews.com. ngày 15 tháng 7 năm 2009.
  8. ^ a b c “Cambodia welcomes the world of women's football”. FIFA.com. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ “Ka-set - Information website about Cambodia - Cambodia itching to work out: sport is gaining ground in the country”. Cambodia.ka-set.info. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 2 năm 2012.
  10. ^ “Raising spirits in Cambodia”. FIFA.com. ngày 1 tháng 10 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ “Mine risks outlined in Cambodia”. FIFA.com. ngày 4 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ “Cambodian girls conquer 'enormous Goliath'. Asian Football Confederation. ngày 14 tháng 6 năm 2011.
  13. ^ “FIFA Women's World Cup Germany 2011TM Media Rights Licensees” (PDF). FIFA. 2011. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)
  14. ^ “U13 girls prepare for football festival in Vietnam | Sport”. The Phnom Penh Post. ngày 5 tháng 6 năm 2012.
  15. ^ “Cambodia build for a bright future”. FIFA.com. ngày 18 tháng 12 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  16. ^ “Women's round-up: January 2010”. FIFA.com. ngày 28 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 8 năm 2012. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.