Động vật miệng nguyên sinh

Động vật miệng nguyên sinh hoặc động vật nguyên khẩu (danh pháp khoa học: Protostomia) (từ tiếng Hy Lạp: miệng đầu tiên) là một đơn vị phân loại (không phân hạng) nằm giữa siêu ngành và phân giới của giới động vật. Cùng với Động vật miệng thứ sinh (Deuterostomia) chúng hợp thành nhánh Nephrozoa, chủ yếu bao gồm các động vật có thân hình đối xứng hai bên và 3 lớp mầm. Các khác biệt chính giữa động vật miệng thứ sinh và động vật miệng nguyên sinh được tìm thấy trong giai đoạn phát triển của phôi thai. Ở động vật miệng nguyên sinh thì lỗ hổng đầu tiên trong sự phát triển, lỗ phôi, trở thành miệng của động vật trong khi ở động vật miệng thứ sinh thì lỗ phôi trở thành hậu môn của động vật. Protostomia có cái mà người ta gọi là sự phân chia xoắn ốc được xác định, nghĩa là sự chết đi của các tế bào được xác định khi chúng được hình thành. Điều này là ngược lại với Deuterostomia, có sự phân chia tế bào tỏa tia và không được xác định.[1]

Động vật miệng nguyên sinh
Thời điểm hóa thạch: Kỷ Ediacara – gần đây
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Phân giới (subregnum)Eumetazoa
Nhánh ParaHoxozoa
Nhánh Bilateria
Nhánh Nephrozoa
(không phân hạng)Protostomia
Các nhóm

Một khác biệt khác là sự hình thành của khoang cơ thể. Protostomia là dạng khoang nứt, nghĩa là một khối đặc trung bì phôi thai tách ra để tạo thành khoang cơ thể trong khi Deuterostomia là dạng khoang ruột, nghĩa là các nếp gập của ruột nguyên thủy tạo thành khoang cơ thể. Các dữ liệu phân tử hiện tại cho rằng các động vật miệng nguyên sinh có thể được phân chia thành 3 nhóm chính như sau:

Trong số này, hai nhóm cuối tạo thành nhóm gọi là Spiralia, bao gồm phần lớn các động vật trong đó phôi thai trải qua sự phân chia xoắn ốc.[2]

Tiến hóa

sửa

Tổ tiên chung của động vật miệng nguyên sinh (Protostomia) và động vật miệng thứ sinh (Deuterostomia) hiển nhiên là động vật thủy sinh trông giống như giun. Hai nhánh này đã tách khỏi nhau khoảng 600 triệu năm trước. Động vật miệng nguyên sinh đã tiến hóa thành trên 1 triệu loài còn sinh tồn ngày nay, so với chỉ khoảng 60.000 loài động vật miệng thứ sinh.[3]

Phân loại học và phát sinh loài

sửa

Động vật miệng nguyên sinh chia ra thành Ecdysozoa (bao gồm các nhóm như động vật chân khớp, sán lá); Spiralia (bao gồm các nhóm như động vật thân mềm, giun đốt, giun dẹpluân trùng). Cây phát sinh chủng loài công bố năm 2011 được nhiều tác giả công nhận đối với động vật miệng nguyên sinh được chỉ ra dưới đây.[4][5][6][7][7][8][9][10] Nó cũng kèm theo khoảng thời gian mà các nhánh phân tỏa ra thành các nhánh mới tính bằng triệu năm trước (Ma).[11]

Bilateria

Xenacoelomorpha  

Nephrozoa
Deuterostomia

Chordata  

Echinodermata và đồng minh  

Protostomia
Ecdysozoa
Scalidophora

Priapulida  

Kinorhyncha  

Nematoida

Nematoda  

Nematomorpha  

Loricifera  

Panarthropoda

Onychophora  

Tactopoda

Tardigrada  

Arthropoda  

>529 Ma
Spiralia
Gnathifera

Rotifera và đồng minh  

Chaetognatha  

Platytrochozoa

Platyhelminthes và đồng minh  

Lophotrochozoa

Mollusca  

Annelida và đồng minh  

550 Ma
580 Ma

Kimberella

610 Ma
650 Ma

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Arendt, D.; Technau, U.; Wittbrodt, J. (4 de enero de 2001). “Evolution of the bilaterian larval foregut”. Nature. 409 (6816): 81–85. doi:10.1038/35051075. PMID 11343117. Truy cập ngày 14 tháng 7 năm 2008. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Hejnol, A; Martindale, MQ (tháng 11 năm 2008). “Acoel development indicates the independent evolution of the bilaterian mouth and anus”. Nature. 456 (7220): 382–6. doi:10.1038/nature07309. ISSN 0028-0836. PMID 18806777.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Richard Dawkins. The ancestor’s tale. Boston. Mariner Books. 2004. p. 377–386
  4. ^ Edgecombe, Gregory D.; Giribet, Gonzalo; Dunn, Casey W.; Hejnol, Andreas; Kristensen, Reinhardt M.; Neves, Ricardo C.; Rouse, Greg W.; Worsaae, Katrine; Sørensen, Martin V. (tháng 6 năm 2011). “Higher-level metazoan relationships: recent progress and remaining questions”. Organisms, Diversity & Evolution. 11 (2): 151–172. doi:10.1007/s13127-011-0044-4.
  5. ^ Fröbius, Andreas C.; Funch, Peter (ngày 4 tháng 4 năm 2017). “Rotiferan Hox genes give new insights into the evolution of metazoan bodyplans”. Nature Communications. 8 (1). doi:10.1038/s41467-017-00020-w.
  6. ^ Smith, Martin R.; Ortega-Hernández, Javier (2014). “Hallucigenia's onychophoran-like claws and the case for Tactopoda”. Nature. 514 (7522): 363–366. doi:10.1038/nature13576.
  7. ^ a b “Palaeos Metazoa: Ecdysozoa”. palaeos.com. Truy cập ngày 2 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ Yamasaki, Hiroshi; Fujimoto, Shinta; Miyazaki, Katsumi (tháng 6 năm 2015). “Phylogenetic position of Loricifera inferred from nearly complete 18S and 28S rRNA gene sequences”. Zoological Letters. 1: 18. doi:10.1186/s40851-015-0017-0.
  9. ^ Nielsen, C. (2002). Animal Evolution: Interrelationships of the Living Phyla (ấn bản 2). Oxford University Press. ISBN 0-19-850682-1.
  10. ^ “Bilateria”. Tree of Life Web Project. 2001. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ Peterson, Kevin J.; Cotton, James A.; Gehling, James G.; Pisani, Davide (ngày 27 tháng 4 năm 2008). “The Ediacaran emergence of bilaterians: congruence between the genetic and the geological fossil records”. Philosophical Transactions of the Royal Society of London B: Biological Sciences. 363 (1496): 1435–1443. doi:10.1098/rstb.2007.2233. PMC 2614224. PMID 18192191.

Liên kết ngoài

sửa