Đới đứt gãy Sông Hồng

(Đổi hướng từ Đới trượt cắt Sông Hồng)

Đới đứt gãy Sông Hồng (chữ Anh: Red River Fault), hoặc gọi là Đới kiến tạo Ai Lao Sơn - Hồng Hà, là đới kiến tạo biên giới nằm giữa nền Dương Tử và mảng Indosina[Chú ý 1]. Sự va chạm hội tụ giữa tiểu lục địa Ấn Độlục địa Á - Âu từ Kỉ Paleogen đến sơ kì và trung kì Kỉ Neogen đã làm cho mảng Indosina bị đẩy ép về phía đông nam, biên giới phía đông bắc của nó hình thành đới trượt ngang Ai Lao Sơn - Hồng Hà có tính dẻo, trượt về bên trái, quy mô cực kì to lớn. Phương thức vận động vào cuối Kỉ Neogen là chuyển sang đứt gãy thuận trượt về bên phải, hình thành đứt gãy giòn ở phía đông Ai Lao Sơn, theo nghĩa hẹp chính là đứt gãy sông Hồng.

Sông Hồng là trung tâm của đới đứt gãy Sông Hồng
Đới đứt gãy Sông Hồng
Phồn thể紅河斷裂帶
哀牢山—紅河構造帶
Giản thể红河断裂带
哀牢山—红河构造带

Đứt gãy sông Hồng là một hệ thống đứt gãy trượt bằng gồm đứt gãy chính và nhiều đứt gãy phụ kéo dài từ Duy Tây, Vân Nam, Trung Quốc chạy dọc thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ, với chiều dài trên 1560 km. Đứt gãy Sông Hồng được xem là ranh giới phân chia khối lục địa Nam Trung Hoa và khối Đông Dương,[1] và là kết quả của sự va chạm của mảng Ấn Độ vào mảng châu Á.[2] Hoạt động của đứt gãy cách đây 30 triệu năm đến 5,5 triệu năm về trước và tạo ra các trầm tích Oligocen thượng và Miocen dày 7 – 10 km.[1] Tốc độ dịch chuyển của hai bên đứt gãy 7±3mm/năm.[3]

Tổng quan sửa

Khi mảng Ấn Độ va vào mảng Á Âu hình thành nên dãy núi Himalaya và hình thành một loạt các yếu tố kiến tạo ảnh hưởng đến những vùng xung quanh nó, nhiều đứt gãy trượt bằng trên cao nguyên Thanh Tạng phát triển về hướng đông qua Vân Nam và Đông Nam Á. Các đứt gãy nổi tiếng như Côn Lôn, sông Tiên Thủy, sông Hồng, Gia Lạc, và Sagaing. Nhiều đứt gãy trượt bằng giữa Myanmar và Đứt gãy Sông Hồng có vai trò quan trọng trong pha phát triển kiến tạo Creta-Paleogen, cũng như giai đoạn tái hoạt động trong Oligocen đến nay.[4]

Đứt gãy sông Hồng được thể hiện rõ trên ảnh vệ tinh, trên bản đồ địa hình, trên các sơ đồ mật độ yếu tố dạng tuyến (lineamen), chiều dày lớp ngoại sinh.[1] Đới đứt gãy này gồm 3 đứt gãy là đứt gãy sông Hồng, sông Chảy và sông Lô.[5]

Đới cắt trượt Sông Hồng là một trong những đứt gãy trượt bằng trái cùng với đứt gãy Wang Chao và Ba ThápThái Lan. Đứt gãy Sông Hồng được cho là hoạt động cùng thời kỳ với sự tách giãn hình thành Biển Đông.[4]

Sự gián đoạn về đai biến chất cà nát mylonit vào cuối Kainozoi là biểu hiện rõ của hoạt động trượt bằng trái của đới đứt gãy này.[6]

Bối cảnh kiến tạo sửa

Đứt gãy Sông Hồng có hai giai đoạn hoạt động chính: ban đầu có cơ chế trượt bằng trái do sự trượt về phía đông nam của khối Đông Dương trong giai đoạn 34–17 triệu năm (Ma) trước (Oligocen-Miocen), với cự li dịch chuyển trong giai đoạn này khoảng 700 km[7][8]. Sau đó là trượt bằng phải trong Pliocen-Đệ Tứ (17 đến 5 Ma) nhằm phản ứng lại sự dịch chuyển về phía đông nam của khối Hoa Nam,[8] với biên độ dịch chyển khoảng 5–40 km, tuy nhiên biên độ này vẫn còn là vấn đề tranh cãi[7]. Đới đứt gãy này có thể đã cắt qua toàn bộ thạch quyển[9]

Các phân tích về áp suất-nhiệt độ (P-T) cho thấy, sự căng giãn trượt bằng trái xuất hiện trong các môi trường tướng biến chất amphibolit. Các nghiên cứu về đứt gãy này từ Vân Nam đến Việt Nam chứng minh rằng hầu hết các cấu trúc đá gneiss nằm trong đới biến chất dọc sông Hồng được hình thành trong kỷ Creta.[10]

Hoạt động địa chấn sửa

Dọc theo đứt gãy này trên địa phận Trung Quốc ghi nhận được một trận động đất có độ lớn Ms = 7-7,9 trong khoảng thời gian quan sát từ 780 đến 1976.[11] Trong khi, trên lãnh thổ Việt Nam xuất hiện các trận động đất có Ms nhỏ hơn 6, và được dự đoán nó có thể sinh động đất Ms = 6,1- 6,5.[1] Các trận động đất mạnh phát sinh từ đới này có thể hoặc là có chu kỳ lập lại trong khoảng thời gian rất dài và ngày nay bị khóa ở độ sâu 5–20 km hoặc cơ chế trượt chậm chiếm ưu thế và diễn ra nhiều lần trong Pliocen-Đệ Tứ.[12]

Các hoạt động địa chấn của đới đứt gãy Sông Hồng có phạm vi ảnh hưởng đến những vùng dân cư rộng lớn, đông đúc và nhiều khu vực có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là các công trình thủy điện Thác Bà, Hoà Bình, hệ thống đê điều của đồng bằng Bắc Bộ, trũng Hà Nội và vịnh Bắc Bộ.[1]

Các cấu trúc địa chất liên quan sửa

Dọc theo đới đứt gãy có nhiều thể xâm nhập có tuổi khác nhau và thành phần từ siêu mafic đến felsic. Tất cả các đá bị vò nhàu và biến chất mạnh.[13] Trong đới này có 4 dãy núi đá gơnai xem kẹp với leucogranit, amphibolit, micmatit, và các đai mạch, gồm Xuelung Shan, Daicang Shan, Ailao Shan thuộc Trung Quốc và dãy núi Con Voi (Việt Nam).[14]

Bồn trũng Sông Hồng được lấp đầy bởi các trầm tích mảnh vụn với bề dày 10–17 km, và được tích tụ từ cuối Eocen. Các trầm tích có nhiều nguồn gốc khác nhau gồm sông, hồ (vào khoảng trước 21 Ma) đến trầm tích biển (sau 21 Ma). Hầu hết các trầm tích có xuất phát từ Himalaya được vận chuyển qua lưu vực sông Hồng.[8]

Xem thêm sửa

Chú ý sửa

  1. ^ Mảng Indosina (chữ Anh: Indosinian Plate hoặc Indosinian Block), bao gồm đới Sông Mã, đới Pô Kô, đới Tam Kỳ - Phước Sơn, đới Nan - Uttaradit, đới Sa Kaeo, đới Bentong - Raub.

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e Nguyễn Đăng Túc (2004). “Đặc điểm hoạt động đới đứt gãy Sông Hồng”. Tổng cục Địa chất và Khoáng sản. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)
  2. ^ “Structural evolution of the Red River Shear zone, Yunnan (SW China) and North Vietnam”. Đại học Oxford. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
  3. ^ Phan Trọng Trịnh (2012). Kiến tạo trẻ và Địa động lực hiện đại vùng biển Việt Nam và vùng kế cận (PDF). Nhà xuất bản Khoa học Tự nhiên và Công nghệ. tr. 109-110. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 26 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
  4. ^ a b M. P. Searle (2006). “Role of the Red River Shear zone, Yunnan and Vietnam, in the continental extrusion of SE Asia” (PDF). Journal of the Geological Society, Luân Đôn. Great Britain. 16: 1025–1036. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 18 tháng 5 năm 2015. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014. line feed character trong |title= tại ký tự số 73 (trợ giúp)
  5. ^ Phan Trọng Trịnh (2012), tr.106-109
  6. ^ B. C. Burchfiel, Erchie Wang (2008). Investigations Into the Tectonics of the Tibetan Plateau. Geological Society of America. tr. 122. ISBN 978-0-8137-2444-7. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
  7. ^ a b Ngô Văn Liêm, Phan Trọng Trịnh, Hoàng Quang Vinh, và Nguyễn Văn Hướng (2011). “Tốc độ chuyển dịch kiến tạo giai đoạn Pleistocen giữa - muộn đới đứt gãy Sông Hồng khu vực Lào Cai-Việt Trì” (PDF). Tạp chí Các khoa học về Trái Đất. 33 (3 ĐB): 465–473. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  8. ^ a b c Atsushi Noda. Strike-Slip Basin – Its Configuration and Sedimentary Facies. doi:10.5772/56593. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.
  9. ^ A. Replumaz, R. Lacassin, P.Tapponnier, và P.H. Leloup (ngày 1 tháng 10 năm 2001). “Large river offsets and Plio-Quaternary dextral slip rate on the Red River fault (Yunnan, China)” (PDF). Journal of Geophysical Research. 60 (B1): 819–836. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  10. ^ https://www.academia.edu/3643444/Active_fault_segmentation_and_seismic_hazard_in_Hoa_Binh_reservoir_Vietnam?auto=download
  11. ^ Chen & Scawthorn (2002), p. 442.
  12. ^ Witold Zuchiewicza, Nguyen Quoc Cuong, Jerzy Zasadnia, Nguyen Trong Yem (ngày 28 tháng 10 năm 2011). “Late Cenozoic tectonics of the Red River Fault Zone, Vietnam, in the light of geomorphic studies”. Journal of Geodynamics. doi:10.1016/j.jog.2011.10.008. Truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014. line feed character trong |title= tại ký tự số 78 (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Nguyễn Đình Xuyên (1999), Động đất khu vực hồ chứa Sơn La và vùng kế cận (PDF), Viện Vật lý địa cầu, truy cập ngày 26 tháng 6 năm 2014[liên kết hỏng]
  14. ^ Nguyễn Văn Vương, Tạ Trọng Thắng, Vũ Văn Tích. Mô hình động học mới cho đới biến dạng Cennozoi Sông Hồng và quá trình tạo bồn trũng Sông Hồng (đề tài TC_000424), thuộc công trình nghiên cứu cơ bản về địa chất, địa động lực đới đứt gãy Sông Hồng No.750-201

Tài liệu sửa

  • Chen, Wai-Fah; Charles Scawthorn (2002). Earthquake Engineering Handbook. CRC Press. ISBN 0-8493-0068-1.