Đức ông (Công giáo)
Đức ông (số ít: Monsignor, số nhiều: monsignori) trong danh xưng Công giáo là một tước vị danh dự do Giáo hoàng ban tặng theo đề nghị của các Giám mục địa phương cho một số linh mục có công trạng trong việc phục vụ Giáo hội tại các giáo phận trên toàn thế giới, hoặc cho các linh mục nhân viên của Tòa Thánh làm việc trong các cơ quan trung ương tại Giáo triều Rôma hoặc trong các phái bộ ngoại giao của Tòa Thánh ở các quốc gia trên thế giới. Tước vị này thường được viết tắt là Mgr,[1] Msgr,[2] hay Mons.[3] và không phải là chức thánh trong Giáo hội. Hiện nay, theo chính sách mới của Giáo hoàng Phanxicô, tước hiệu Đức ông sẽ chỉ được ban cho linh mục triều trên 65 tuổi.[4]
Nguồn gốc
sửaTừ nguyên "Monsignor" của danh hiệu Đức ông được xem là xuất phát từ danh xưng trong tiếng Pháp "mon seigneur". Danh xưng này xuất hiện đầu tiên vào thế kỷ thứ 14, vào thời kỳ Tòa Thánh đặt ở Avignon, Pháp (1309-1376), được dùng để gọi các vị luật sư trong Tòa án Công giáo. Những vị luật sư này tuy không thuộc hàng giáo phẩm của giáo hội, nhưng trong tòa án họ cũng đeo dây đỏ và mặc áo chùng thâm có nút áo đỏ giống như các Giám mục.
Cấp bậc
sửaKhi Tòa Thánh trở lại Roma vào năm 1377, người Ý bắt đầu dùng biến âm của danh xưng "mon seigneur" thành "monsignore" như một tước vị dùng cho các giáo sĩ phục vụ tại Giáo triều Rôma. Theo thời gian, tước vị này có nhiều thay đổi, với những khác biệt cấp bậc, quyền lợi và trách vụ khác nhau, phát triển dần đến 14 cấp bậc khác nhau của tước hiệu này. Trong đó, gồm bậc Giáo sĩ Quản hạt, 4 bậc Bí thư của Tòa Thánh, 4 bậc Tổng trấn của Giáo hoàng và 5 bậc Tuyên úy của Giáo hoàng.[5]
Số lượng cấp bậc này nhiều đến nỗi trước năm 1968, người ta phân thành 2 nhóm tước hiệu Đức ông. Nhóm dưới được gọi là "Đức ông rất tôn kính" (tiếng Latin: Reverendissimus Dominus) và nhóm trên hơn được gọi là "Đức ông cực kỳ tôn kính" (tiếng Latin: Illustrissimus et Reverendissimus Dominus). Trong nhóm trên, còn phân ra một nhóm được xem là tôn hiệu cao quý nhất gồm các Giám mục hoặc các giáo sĩ đứng đầu các phân bộ của Giáo triều Rôma, các thẩm phán Tòa Thượng thẩm Tòa Thánh, Tổng chưởng lý và Công tố của Tối cao Pháp viện Tòa Thánh, giáo sĩ thư ký tòa án và 4 giáo sĩ hội thẩm[6].
Mãi đến ngày 28 tháng 3 năm 1968, Giáo hoàng Phaolô VI ra sắc chỉ Motu proprio Pontificalis Domus nhằm đơn giản hóa việc phân loại các tước vị Đức ông. Theo đó, các tước vị Đức ông rút xuống chỉ còn 3 bậc từ cao đến thấp như sau:
- Bí thư của Tòa Thánh (tiếng Latin: Protonotarii Apostolicii). Cấp bậc này chia làm 2 bậc nhỏ hơn:
- Chánh Bí thư (de numero): đây là cấp bậc cao nhất của tước vị, chỉ được phong cho 7 vị giáo sĩ thành Roma.
- Phó Bí thư (supranumerarii): đây là cấp bậc cao nhất của tước vị có thể phong cho các giáo sĩ bên ngoài thành Roma.
- Giáo sĩ Danh dự của Giáo hoàng (tiếng Latin Praelatos Honorarios Sanctitatis Suae).
- Tuyên úy của Giáo hoàng (tiếng Latin Cappellanis Sanctitatis Suae).
Phẩm phục
sửaNăm 1969, Phủ Quốc vụ khanh Tòa Thánh đã ra hướng dẫn quy định về phẩm phục dành cho tước vị Đức ông như sau:
- Bậc Bí thư của Tòa Thánh: Phẩm phục chung là áo chùng ĐEN (soutane, cassock) dành cho Giám mục, có nút và viền màu ĐỎ, đai (sash) TÍM.
- Bậc Giáo sĩ Danh dự: Phẩm phục thường là áo chùng ĐEN dành cho Giám mục, có nút và viền màu ĐỎ và đai TÍM. Trong các nghi thức phụng vụ trọng thể, phẩm phục là áo chùng TÍM có nút ĐỎ, viền ĐỎ và cổ tay áo ĐỎ.
- Bậc Tuyên úy của Giáo hoàng: Phẩm phục là áo chùng ĐEN có nút và viền màu TÍM và đai TÍM trong tất cả các dịp.[7]
Chú thích
sửa- ^ New York Times, Telegraph: The Rt Rev Mgr Graham Leonard, Australian Catholic Directory, Diocese of Paisley: Clergy within Diocese Lưu trữ 2009-09-05 tại Wayback Machine
- ^ Especially in the United States e.g. Roman Catholic Diocese of Dallas, Lưu trữ 2014-12-17 tại Wayback Machine Diocese of Miami, Lưu trữ 2010-10-11 tại Wayback Machine Diocese of Tyler Lưu trữ 2009-09-01 tại Wayback Machine
- ^ E.g. Diocese of Derry, Lưu trữ 2009-11-24 tại Wayback Machine Parish of Zejtun, Malta. Lưu trữ 2009-12-12 tại Wayback Machine This is the regular abbreviation in Italian.
- ^ "Từ nay, Giáo hoàng Phanxicô sẽ không ban tước 'Đức ông' cho linh mục dưới 65 tuổi", VietCatholic
- ^ Galles, Chaplains of His Holiness Lưu trữ 2006-06-28 tại Wayback Machine
- ^ Instruction on the Dress, Titles and Coat-of-Arms of Cardinals, Bishops and Lesser Prelates Lưu trữ 2017-06-02 tại Wayback Machine (ngày 31 tháng 3 năm 1969), English translation published by the Vatican.
- ^ Latin text of the same Instruction, with an unofficial English translation
Tham khảo
sửa- Baumgarten, Paul Maria (1913). "Monsignor". Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company.
- Boudinhon, A. (1913). "Monseigneur". Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company.
- Galles, Duane L.C.M (ngày 19 tháng 3 năm 1999). “Chaplains of His Holiness”. St. Joseph Foundation. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2006. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2006.
- Heim, Bruno Bernard (1978). Heraldry in the Catholic Church. Humanities Press. ISBN 0-391-00873-0.
- “Instruction on the dress, titles and coat-of-arms of cardinals, bishops and lesser prelates”. L'Osservatore Romano, English ed. ngày 17 tháng 4 năm 1969: vol.4. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2006. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) Latin text of the Instruction, with an unofficial English translation - Kirsch, J.P. (1913). "Prothonotary Apostolic". Catholic Encyclopedia. New York: Robert Appleton Company.
- Noonan, Jr., James-Charles (1996). The Church Visible: The Ceremonial Life and Protocol of the Roman Catholic Church. Viking. tr. 315–6. ISBN 0-670-86745-4.
- Pope Paul VI. (ngày 28 tháng 3 năm 1968). Pontificalis domus. On the Papal Household, Reform of the Use of Pontifical Insignia, Simplification of Pontifical Rites and Insignia. Washington, DC: United States Catholic Conference, 1968. Latin Italian
- Pope Paul VI. (ngày 21 tháng 6 năm 1968). Pontificalis insignia. Latin Italian