Điều lệ FIFA về tư cách cầu thủ thi đấu cho đội tuyển

Là cơ quan quản lý bóng đá, FIFA chịu trách nhiệm trong việc duy trì và thực hiện các điều lệ quyết định một cầu thủ bóng đá có tư cách để đại diện cho một quốc gia riêng biệt trong các trận đấu giao hữu và các giải đấu bóng đá quốc tế chính thức. Ở thế kỷ 20, FIFA cho phép một cầu thủ đại diện cho bất cứ một đội tuyển quốc gia nào miễn là cầu thủ đó phải là công dân của quốc gia đó. Năm 2004, nhận thấy việc nhập tịch của các cầu thủ nước ngoài tại một số quốc gia có xu hướng ngày càng tăng, FIFA đưa ra một quyết định mới quan trọng theo đó một cầu thủ phải chứng minh có "mối liên kết rõ ràng" nếu muốn đại diện cho quốc gia mà họ muốn đại diện. FIFA có quyền hủy kết quả các trận đấu quốc tế mà sử dụng các cầu thủ không hợp lệ.

Điều lệ về tư cách cầu thủ của FIFA cũng quy định tại các giải đấu dành cho nam, chỉ có cầu thủ nam có tư cách thi đấu và tại các giải đấu nữ thì chỉ có cầu thủ nữ.

Lịch sử sửa

Trong quá khứ, các cầu thủ hoàn toàn có thể thi đấu cho nhiều đội tuyển quốc gia khác nhau. Ví dụ, Alfredo Di Stéfano đã chơi cho Argentina (1947) và Tây Ban Nha (1957–61).

Đồng đội của Di Stefano tại Real Madrid là Ferenc Puskás cũng chuyển sang khoác áo Tây Ban Nha sau 85 lần ra sân cho Hungary ở cấp độ quốc tế trước đó. Một cái tên tầm cỡ khác chọn thay đổi màu áo đội tuyển quốc gia là José Altafini, người đã chơi cho Brazil tại 1958 FIFA World Cup và cho Italy tại 1962 FIFA World Cup


Một số cầu thủ khác thi đấu cho 2 hoặc nhiều hơn các đội tuyển quốc gia trong thế kỉ 20 có thể kể đến như:

  • Ernst Wilimowski – (Ba Lan và Đức)
  • Joe Gaetjens – (Mỹ và Haiti)
  • László Kubala – (Czechoslovakia, Hungary và Tây Ban Nha)
  • Raimundo Orsi – (Argentina và Italy)
  • Luis Monti – (Argentina và Italy; ông là cầu thủ duy nhất từng thi đấu trận chung kết World Cup trong màu áo 2 đội tuyển khác nhau)
  • José Santamaría – (Uruguay và Tây Ban Nha)
  • Alberto Spencer – (Ecuador và Uruguay)
  • Paulino Alcántara – (Philippines và Spain)

Đó là chưa kể đến hàng trăm cầu thủ khác phải thay đổi quốc tịch do ảnh hưởng bởi những sự thay đổi biên giới quốc gia: Tây Đức/Đức, Liên Xô/Ukraine, Nam Tư/ Croatia,..

Thay đổi trong kỷ nguyên mới sửa

Án phạt dành cho các cầu thủ không đủ tư cách sửa

Bóng đá trẻ sửa

Các quốc gia có chung một quốc tịch sửa

Có 25 thành viên FIFA có chung một quốc tịch với ít nhất một thành viên khác của FIFA.[1]

Quốc tịch Hoa Kỳ   Samoa thuộc Mỹ   Guam   Puerto Rico
  Hoa Kỳ   Quần đảo Virgin thuộc Mỹ
Quốc tịch Anh[nb 1]   Anguilla   Bermuda   Quần đảo Virgin thuộc Anh
  Quần đảo Cayman   Anh   Gibraltar
  Hồng Kông[nb 2]   Montserrat   Bắc Ireland
  Scotland   Quần đảo Turks và Caicos   Wales
Quốc tịch Trung Hoa   Trung Quốc   Hồng Kông   Ma Cao
Quốc tịch Đan Mạch   Đan Mạch   Quần đảo Faroe
Quốc tịch Pháp   Pháp   Tahiti
Quốc tịch Hà Lan   Aruba   Curaçao   Hà Lan
Quốc tịch New Zealand   Quần đảo Cook   New Zealand
Ghi chú
  1. ^ Trừ trường hợp 'Four British Associations' của Anh, Bắc Ireland, Scotland và Wales. Tất cả bốn hiệp hội quyết định không cấp tư cách thi đấu cho đội tuyển quốc gia của họ sau hai năm cư trú với những cầu thủ quốc tịch Anh không đủ điều kiện khác.
  2. ^ Những người sinh trước 30 tháng 6 năm 1997, và những người được thừa hưởng quốc tịch Anh từ bố mẹ hoặc ông bà

Hiệp định của Home nations sửa

Do vị trí của United Kingdom trong thế giới bóng đá là một nhà nước có chủ quyền có bốn đội tuyển quốc gia, đã có một loạt các hiệp định thỏa thuận giữa các hiệp hội bóng đá quốc gia của Anh Quốc; Anh (FA), Scotland (SFA), Wales (FAW) và Bắc Ireland (IFA). Thỏa thuận mới nhất vào năm 2010 và đã được phê duyệt bởi FIFA.[2]

Người quốc tịch Anh sinh ra tại nước ngoài sửa

Thỏa thuận 1993 sửa

Giới tính sửa

Theo chính sách xác minh giới tính FIFA đã phê duyệt vào 30 tháng 5 năm 2011,[3] 'đối với các giải đấu dành cho nam của FIFA, chỉ có nam đủ tư cách thi đấu. Đối với các giải đấu dành cho nữ của FIFA, chỉ có nữ đủ tư cách thi đấu'.[4]

Tham khảo sửa

  1. ^ “FIFA Transfer Commentary” (PDF). FIFA.com. tháng 12 năm 2006. Bản gốc (pdf) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013.
  2. ^ “FIFA approve eligibility rule change”. ScottishFA.co.uk. ngày 9 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2014.
  3. ^ “FIFA issues gender verification regulations for all competitions”. ngày 8 tháng 6 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2016.
  4. ^ 'Regulations: FIFA Gender Verification', p. 16 (§2.1), http://www.fifa.com/mm/document/footballdevelopment/medical/01/45/42/02/genderverification_efsd.pdf Lưu trữ 2019-06-10 tại Wayback Machine

Liên kết ngoài sửa