Đinh Xá là một thuộc thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam, Việt Nam.

Đinh Xá
Xã Đinh Xá
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Hồng
TỉnhHà Nam
Thành phốPhủ Lý
Thành lập1967[1]
Địa lý
Tọa độ: 20°32′55″B 105°57′53″Đ / 20,54861°B 105,96472°Đ / 20.54861; 105.96472
Đinh Xá trên bản đồ Việt Nam
Đinh Xá
Đinh Xá
Vị trí xã Đinh Xá trên bản đồ Việt Nam
Diện tích6,36 km²[2]
Dân số (1999)
Tổng cộng7.989 người[2]
Mật độ1.256 người/km²
Khác
Mã hành chính13507[3]

Xã Đinh Xá có diện tích 6,36 km², dân số năm 1999 là 7.989 người[2], mật độ dân số đạt 1.256 người/km².

Địa Lý sửa

Xã Đinh Xá nằm bên hữu ngạn sông Châu Giang (bờ phía Nam), cạnh tuyến đường Phủ Lý- Cầu Thái Hà. Tuyến đường tỉnh DT-974 là trục đường chính của xã Đinh Xá chạy dọc theo chiều dài của Xã, kết nối các huyện Lý Nhân, Thanh Liêm và Thành phố Phủ Lý. Cầu Câu Tử nằm trên thôn Trung bắc qua Sông Châu Giang giúp kết nối xã Đinh Xá và thị xã Châu Sơn đồng thời nằm trên tuyến đường QL37. Xã Đinh Xá cách Phủ lý khoảng 10km về phía Đông.

Phía Bắc giáp sông Châu Giang và xã Châu Sơn;

Phía Nam giáp xã Trịnh Xá;

Phía Đông giáp xã Tràng An;

Phía Tây giáp phường Liêm Tuyền.

Tên gọi sửa

Tên gọi Đinh Xá đã được xuất hiện từ thời phong kiến từ lâu, hiện chưa rõ tên gọi Đinh Xá được xuất phát từ thời điểm nào. Thời nhà Nguyễn Xã Đinh Xá chỉ gồm ba thôn là thôn Đinh, thôn Trung và Thôn Trần. Trong đó thôn Đinh là thôn có lịch sử lập làng lâu đời nhất rồi sau mới đến thôn Trung và thôn Trần, Do vậy khi chính quyền tổ chức gộp các thôn thành 1 xã, sẽ sử dụng tên ghép của chữ Đinh và chữ Xá. Trải qua nhiều thời kỳ, tới sau cách mạng thánh 8/1945 xã Đinh Xá đường lập từ các thôn Trần Đồng, thôn Trần Bãi, thôn Chiềng, Thôn Trung, thôn Đinh, thôn Phạm, thôn Tái, thôn Cát, thôn Sui.

Hành chính sửa

Lịch Sử sửa

Vào Thời nhà Nguyễn Đinh Xá chỉ có 3 thôn là thôn Đinh, thông Trung và thôn Trần. Xã Đinh Xá thuộc Tổng Văn Mỹ huyện Bình Lục cùng với các xã cùng thời khác là Cát Lại, Mỹ Duệ, Ngô Khê, Phạm Xá, Thịnh Kiến, Tiền Đình, Tràng Duệ và Văn Mỹ. Thời đó Xã Đinh Xá có tổng diện tích là 696 mẫu ta

Trong xã có một chợ có tên là chợ Phó- Tái họp các ngày 2,5,12,15,22,25 âm lịch đặt giữa hai thôn Đinh và thôn Trung (chợ Phó Tái ở đây từng là nơi họp chợ sầm uất, nổi tiếng với các loại bún, một mặt hàng do chính người dân thôn Đinh có truyền thống làm bún lâu đời sản xuất ra và buôn bán ở đây. Câu nói " đậu Đầm, bún Tái, giá Ngô Khê" chính là nói về bún tại chợ PhóTái này chứ không hề phải là bún làng Tái Kênh ( một ngôi làng không hề có truyền thống làm bún bánh) như nhiều nhà nghiên cứu lầm tưởng. Trong bài ca 'Bình Lục phong thổ" của ông Vũ Đăng Tiên có làm vào hồi năm 1900 nói rõ về phong tục, tập quán riêng của từng xã một cũng có viết :

"...Đinh Xá cảnh sắc rườm rà,

Trong đồng lúa tốt, lợi hà lắm cây

Đầm Chiềng cá nhớn đâu tày,

Chợ rao bún bánh, hàng bày mía rau.."

qua đó cũng thấy được phần nào 100 năm trước chợ Phó Tái nổi tiếng về bún bánh như thế nào.


Đê điều - Giao thông: Trong địa phận không có đê, chỉ có tiểu bối trước kia làm lên để giữ nước sông Châu Giang, sau đó được giải đá để làm đường giao thông, thời đó gọi là đường hàng tỉnh số 62. ngoài ra còn có bến đò Câu Tử để sang huyện Duy Tiên.

Chú thích sửa

  1. ^ Quyết định số 43/1967/QĐ-NV.
  2. ^ a b c “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
  3. ^ Tổng cục Thống kê

Tham khảo sửa