Đoàn Minh Tuấn (nhà văn)

Đoàn Minh Tuấn bút danh là Huy Minh, sinh năm 1932 tại làng Mỹ Khê - Sơn Mỹ, Tịnh Khê, Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, là nhà văn người Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1974), hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam (1982).

Đoàn Minh Tuấn
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
1932
Nơi sinh
Quảng Ngãi
Giới tínhnam
Quốc tịchViệt Nam
Nghề nghiệpnhà văn
Sự nghiệp nghệ thuật
Bút danhHuy Minh
Năm hoạt động1952 – nay
Đào tạoTrường Đại học Tổng hợp Hà Nội
Thành viên củaHội Nhà văn Việt Nam, Hội Điện ảnh Việt Nam
Tác phẩmBác Hồ cây đại thọ

Ngày 19-6 năm 2011, tại Cung văn hóa lao động Thành phố Hồ Chí Minh (55B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) đã diễn ra buổi tọa đàm Nhà văn Đoàn Minh Tuấn - cuộc đời và trang viết để kỷ niệm sinh nhật lần thứ 80 và 60 năm cầm bút của ông.

Quá trình hoạt động sửa

  • Tốt nghiệp khoa Ngữ văn trường Đại học Tổng hợp (1961).
  • Giai đoạn (1961-1969): làm biên tập viên cho Đài Tiếng nói Việt Nam.
  • Giai đoạn (1969-1971): đi hoạt động vào chiến trường B (còn gọi là đi B), trưởng đoàn tuyên truyền võ trang khu tại chiến trường Buôn Ma Thuột.
  • Giai đoạn (1975-1989): là trợ lý giám đốc Đài truyền hình TPHCM. Trưởng ban biên tập, giám đốc chi nhánh Nhà xuất bản Thông tin (phía Nam), phó tổng biên tập báo Văn hóa, phó tổng biên tập tạp chí Toàn Cảnh thuộc Bộ Văn hóa và Thông tin.

Văn nghiệp/Tác phẩm sửa

Tác phẩm văn học của Đoàn Minh Tuấn được trích in trong Sách Giáo Khoa Lớp 5 như Phong cảnh đền Hùng- sách Tiếng Việt 5 tập 2 và Một sáng thu xưa- sách Tiếng Việt 5 tập 2, trích từ tập bút ký Núi sông hùng vĩ.

Tác phẩm Núi sông hùng vĩEm đội viên mắt sáng cũng được Đài tiếng nói Việt Nam cho phát sóng trong chương trình đọc truyện dành cho Thiếu nhi ở thập niên 80, 90 (thế kỷ 20).

Tác phẩm tiêu biểu sửa

Đoàn Minh Tuấn đã có nhiều tác phẩm có giá trị, được tái bản nhiều lần như. Tác phẩm của ông gồm các thể loại: tùy bút, bút ký, chân dung văn học:   

  • Thầy giáo vùng cao (truyện, 1959);
  • Em đội viên mắt sáng (truyện, tái bản 4 lần);
  • Núi sông hùng vĩ (ký, 1973-1974 với 3 tập:
    • tập 1 - Đất Tổ ngàn năm;
    • tập 2 - Phương Nam thành đồng;
    • tập 3 - Từ ngày có Bác, in 5 lần);
  • Tuyển tập núi sông hùng vĩ (1989);
  • Bác Hồ cây đại thọ (truyện, ký, 1989, tái bản 4 lần);
  • Đền Hùng, một sáng thu xưa, Hùng Vương (truyện tranh, 1975);
  • Chu Văn An dâng sớ vua Trần (truyện tranh, 1987);
  • Nguyễn Tuân - khuôn mặt và tác phẩm,
  • Hoa đào hoa mai (1987)
  • Trăm năm một thuở (1995);
  • Với Bác Nguyễn (1997);
  • Những vì sao (1998, truyện);
  • Khuôn mặt và tác phẩm (2000, chân dung văn học);
  • Gửi lời chào bè bạn (ký, 2000);
  • 10 truyện ngắn chọn lọc (2000);
  • Đất nước phương trời (2007);

Ngoài ra, ông còn là tác giả của nhiều kịch bản phim tài liệu và nghệ thuật rối được quay ở Tiệp Khắc, Campuchia, nhiều ký được in ở Liên Xô, Trung Quốc và phát trên đài truyền hình, phát thanh Đông Âu cũ.

Chuyện hiểu lầm về sự trùng tên sửa

Chia sẻ về những kỷ niệm từ khi tác phẩm của mình được trích đưa vào giảng dạy trong nhà trường, nhà văn Đoàn Minh Tuấn kể lại: "Nhiều lần tôi rất xúc động vì được các cháu nhỏ bày tỏ niềm thích thú khi được học đoạn trích Phong cảnh đền HùngMột sáng thu xưa. Các cháu nội, ngoại của tôi cũng rất vui khi đến trường được học tác phẩm của ông mình. Tuy nhiên, cũng không ít chuyện "dở khóc dở cười" xung quanh hai đoạn trích này mà chung quy cũng tại cái tên thôi".

Khi đó, con trai của ông đang học lớp 5, một hôm vừa đi học về, bé đã chạy vào nhà tìm ông và khóc thút thít. Gặng hỏi mãi mới biết là hôm đó ở lớp, cô giáo không dạy bài Một sáng thu xưa vì cô đọc báo thấy có tin ông Đoàn Minh Tuấn vừa bị bắt do phạm tội nên cô không muốn cho học sinh đọc tác phẩm của ông nữa. Bạn bè trêu chọc, con trai xấu hổ chạy về nhà buồn bã. Nghe xong chuyện, nhà văn Đoàn Minh Tuấn vội vã đến trường học để làm rõ chuyện. Những hiểu nhầm rồi cũng qua đi khi bài báo đó chỉ là sự trùng hợp giữa cả họ và tên của một người xa lạ nào đó với tác giả.

Chú thích sửa

Tham khảo sửa

Ghi chú sửa