Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm

Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm (CCS) được thành lập vào năm 1972, là một tổ chức quốc tế độc lập, mục đích là để bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển của nhân quyền và tự do về khoa học cho các khoa học gia, bác sĩ và học giả.

Lịch sử sửa

Ủy ban được thành lập vào năm 1972 tại WashingtonNew York do một nhóm khoa học gia và học giả mà quan tâm tới việc vi phạm tự do hàn lâm và khủng bố các khoa học gia ở khắp mọi nơi trên thế giới.[1]

Hầu hết các hoạt động của ủy ban trong thập niên 1970 và 1980 có mục đích là để giúp đỡ các refusenik (những người mà muốn di cư khỏi Liên Xô hay những nước trong khối phía Đông) và các học giả bất đồng chính kiến Liên Xô và các nước trong khối phía Đông.[2][3][4][5][6][7]
Ủy ban cổ động cả chính quyền Liên Xô lẫn Phương Tây về việc các nhà học giả bị đàn áp, giúp đỡ họ về tinh thần và tài chính, tổ chức những cuộc hội thảo và tọa đàm cho họ, cả ở Liên Xô.[8] Ủy ban đã đóng một vai trò tích cực trong việc giúp đỡ những nhân vật bất đồng chính kiến như Andrei Sakharov, Natan Sharansky, Yuri Orlov, Benjamin Levich, và các người khác.[9]

Sau đó CCS mở rộng các hoạt động tranh đấu cho nhân quyền và vấn đề tự do học thuật tại các nước khác. Thí dụ, họ gây ảnh hưởng cả với chính quyền Trung Quốc và Hoa Kỳ để giúp đỡ nhà vật lý vũ trụ Trung Quốc Fang Lizhi, mà đã ủng hộ sinh viên trong Sự kiện Thiên An Môn. [10] Sau khi di cư sang Hoa Kỳ, chính Fang Lizhi đã hoạt động cho CCS.[11] Vào năm 2001 CCS cổ động chính phủ và tổng thống Nga Vladimir Putin để giúp đỡ khoa học gia Nga Igor Sutyagin, mà bị buộc tội bởi cơ quan tình báo Nga FSB (bộ phận mà thay thế KGB) về tội phản quốc và gián điệp.[12]

Hoạt động thường niên sửa

Ủy ban ấn hành một bản tường trình hàng năm về các trường hợp vi phạm tự do học thuật và nhân quyền của các khoa học gia và học giả trên khắp thế giới.[13]

Thành viên sửa

Những khoa học gia nổi tiếng mà đã hoạt động cho CCS bao gồm một số đông các người đã nhận được giải Nobel, như là Paul Flory,[14] Gerhard Herzberg,[15] David Baltimore, Owen Chamberlain, Jerome Karle, Walter Kohn, John Charles Polanyi, Charles Hard Townes, Steven Weinberg, Rosalyn Sussman Yalow,[16] và nhiều người khác.[17]

Nhà toán vật lý học Joel Lebowitz đã từng là cùng giám đốc nhiều năm tại CCS. Sophie Cook, một luật sư chính phủ về hưu, đã làm việc như là giám đốc điều hành từ 2008. Bà thường đi lui tới giữa New York và Washington, D.C.

Chú thích sửa

  1. ^ Gerhard Sonnert and Gerald James Holton. Ivory Bridges: Connecting Science and Society. MIT Press. March 2002. ISBN 978-0-262-19471-6; page 144.
  2. ^ Robert Reinhold. "Soviet Scientists Candor Earns U.S. Praise." New York Times ngày 26 tháng 9 năm 1981.
  3. ^ "Making Helsinki matter Lưu trữ 2012-10-20 tại Wayback Machine." New Leader ngày 11 tháng 8 năm 1986.
  4. ^ "A Refusenik Finds His Academic Refuge. USC Provides Mathematician a Sanctuary to Renew Research That Was Denied by Soviets Lưu trữ 2012-10-13 tại Wayback Machine." Los Angeles Times ngày 27 tháng 8 năm 1986.
  5. ^ Soviet Union nondelivery of international mail: hearings before the Subcommittee on Investigations of the Committee on Post Office and Civil Service, House of Representatives, Ninety-sixth Congress, first session, on H. Con. Res. 58, ngày 2 tháng 7 năm 1979. U.S. Govt. Print. Off., Washington, 1979; pages 41-42.
  6. ^ Yakov M. Rabkin, Twentieth Century Fund. Science between the superpowers. Priority Press, New York, 1988. ISBN 0-87078-223-1; page 84.
  7. ^ CCS Letter to Marshall W. Nirenberg, ngày 29 tháng 6 năm 1983. The Marshall W. Nirenberg Papers. Profiles in Science. National Library of Medicine. Accessed ngày 28 tháng 6 năm 2008.
  8. ^ Leo Calvin Rosten. The Joys of Yinglish. McGraw-Hill, 1989. ISBN 0-07-053987-1; page 431.
  9. ^ Gerhard Sonnert and Gerald James Holton. Ivory Bridges: Connecting Science and Society. MIT Press March 2002. ISBN 978-0-262-19471-6; page 144.
  10. ^ Kirsty Sucato. Q&A; An Advocate for Oppressed Scientists. New York Times, ngày 14 tháng 3 năm 1999.
  11. ^ Hilary Poole (Editor). Human rights: the essential reference. Greenwood Publishing Group. June 1999. ISBN 978-1-57356-205-8; page 189.
  12. ^ Joint Letter to President Vladimir Putin. Lưu trữ 2008-07-04 tại Wayback Machine American Physical Society. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2008
  13. ^ Annual Reports of the Committee of Concerned Scientists. Committee of the Concerned Scientists. Accessed ngày 11 tháng 10 năm 2012
  14. ^ William S. Johnson, Walter H. StockmayerHenry Taube. John Paul Flory. In: Biographical Memoirs. vol. 82. National Academy of Sciences, National Academies Press. 2003; ISBN 0-309-08698-1; page 131
  15. ^ Henry H. Mantsch, Molecular spectroscopy with Gerhard Herzberg Lưu trữ 2013-02-01 tại Archive.today. Journal of Molecular Structure. Volumes 834-836, ngày 27 tháng 5 năm 2007; pages 2-6.
  16. ^ Committee of Concerned Scientists Leadership list. Committee of Concerned Scientists. Truy cập ngày 11 tháng 10 năm 2012.
  17. ^ Raymond L. Gathoff. Detente and Confrontation: American-Soviet Relations from Nixon to Reagan. The Brookings Institution, Washington, D.C. 1994. ISBN 0-8157-3042-X; page 673.