100 mét

(Đổi hướng từ 100 m)

100 mét là một cự ly chạy nước rút trong các cuộc thi đấu điền kinh. Đây là nội dung ngắn nhất trong các nội dung chạy ngoài trời, tuy nhiên lại là một trong những nội dung được nhiều sự quan tâm nhất. Các vận động viên nam đã tham gia thi đấu 100 mét kể từ Thế vận hội Mùa hè 1896 còn nữ giới là từ năm 1928.

Điền kinh
100 mét
Khu vực xuất phát của cuộc thi chung kết 100 mét tại Thế vận hội Mùa hè 2012.
Kỷ lục của nam
Thế giớiJamaica Usain Bolt 9,58 (2009)
Thế vận hộiJamaica Usain Bolt 9,63 (2012)
Kỷ lục của nữ
Thế giớiHoa Kỳ Florence Griffith-Joyner 10,49 (1988)
Thế vận hộiJamaica Elaine Thompson 10,61 (2021)
Chung kết 100m nữ tại Universiade 2015

Đương kim vô địch 100 m Thế vận hội thường được coi là "người chạy nhanh nhất hành tinh." Nội dung 100 mét tại Giải vô địch thế giới được tổ chức từ năm 1983. Usain BoltShelly-Ann Fraser-Pryce của Jamaica hiện là đương kim vô địch thế giới; Marcell JacobsElaine Thompson là lần lượt là đương kim vô địch 100 mét Thế vận hội.

Trên đường chạy 400 mét tiêu chuẩn ngoài trời, 100 m diễn ra trên đường chạy thẳng. Các vận động viên xuất phát tại bàn đạp xuất phát và cuộc đua bắt đầu khi trọng tài nổ tiếng súng xuất phát. Các vận động viên thường đạt tốc độ cực đại ở khoảng 50–60 m sau khi bắt đầu chạy và từ từ giảm khi về đích.

Giới hạn 10 giây được coi là thước đo thành tích tốt nhất của các vận động viên nam, trong khi các vận động viên nước rút nữ cần dưới 11 giây để hoàn thành cuộc đua. Kỷ lục thế giới hiện tại là 9,58 giây của Usain Bolt lập năm 2009, trong khi kỷ lục của nữ là 10,49 giây do Florence Griffith-Joyner của Hoa Kỳ lập từ năm 1988.

Chạy 100 m (tương đương với 109,361 yard) ra đời trên cơ sở của cuộc chạy 100 yard (91,44 m), một cự ly từng được tổ chức tại các nước nói tiếng Anh.

Các vận động viên điền kinh Mỹ là những người giành nhiều huy chương vàng 100 mét nhất với 16 trên tổng số 28 lần tổ chức. Các nữ vận động viên của Hoa Kỳ cũng chiếm ưu thế tại nội dung này khi chiến thắng 9 trên 21 kỳ Thế vận hội.

Cơ chế chạy sửa

Xuất phát sửa

 
Các nam vận động viên chờ hiệu lệnh của trọng tài

Trước khi vào vạch xuất phát, một số vận động viên sử dụng đòn tâm lý, ví dụ như cố gắng là người bước ra vạch xuất phát cuối cùng.[1][2][3]

Ở các cuộc chạy cấp độ cao, khoảng thời gian giữa tiếng súng và cú giậm chân đầu tiên lên bàn đạp xuất phát được tính thông qua các cảm biến điện tử gắn ở súng và bàn đạp. Thời gian nếu dưới 0,1 giây bị coi là xuất phát lỗi. Khoảng thời gian 0,2 là đủ để tiếng súng truyền tới tai của vận động viên.

Trước đây một vận động viên bị loại khỏi cuộc chơi nếu người đó phạm hai lỗi xuất phát. Tuy nhiên luật này khiến nhiều cuộc chạy lớn phải xuất phát lại không biết bao nhiêu lần và làm vận động viên mất tập trung. Luật sau đó được sửa lại vào năm 2003 như sau: nếu bất kỳ vận động viên nào mắc lỗi lần đầu tiên thì sẽ xuất phát lại, và bất kỳ ai mắc lỗi sau lỗi đầu tiên vừa rồi sẽ bị đánh loại.

Tuy nhiên một số vận động viên cố tình xuất phát sai để gây tâm lý cho các vận động viên khác: một vận động viên có thời gian phản ứng chậm hơn có thể xuất phát sai và buộc những người xuất phát nhanh hơn phải chờ đợi và cẩn trọng hơn khi nghe tiếng súng xuất phát sau đó, do đó mất đi một vài lợi thế. Để không còn tình trạng đó tái diễn và cải thiện chất lượng theo dõi của khán giả, IAAF đã thay đổi luật trong mùa giải 2010 – bất cứ ai phạm lỗi xuất phát sẽ bị loại ngay tức thì mà không được xuất phát lại.[4] Đề xuất này từng vấp phải nhiều phản đối vào năm 2005 vì nó có vẻ bất công cho các vận động viên phạm lỗi không cố ý. Justin Gatlin cho rằng "chỉ một xíu do dự hay chuột rút là bao nhiêu công sức cả năm xuống sông xuống biển."[5] Ảnh hưởng rõ ràng nhất của luật mới là tại Giải thế giới 2011 khi đương kim giữ kỷ lục thế giới Usain Bolt bị đánh loại.[6][7]

Giữa cuộc chạy sửa

Các vận động viên thường đạt tốc độ cực đại sau khi chạy được nửa đường và dần giảm tốc ở chặng cuối cuộc đua. Duy trì tốc độ tối đa là mục tiêu hết sức quan trọng khi luyện tập chạy 100 m.[8] Chiến thuật chạy và nhịp độ chạy không phải là yếu tố then chốt trong nội dung 100 m mà phụ thuộc vào khả năng và kỹ thuật của vận động viên.

Về đích sửa

Theo luật của IAAF người thắng cuộc là người đầu tiên có thân trên (không tính tay chân, đầu, cổ) vượt qua cạnh ngang gần nhất của vạch đích.[9] Khi thứ hạng của vận động viên không rõ ràng thì kỹ thuật photo finish sẽ được sử dụng để xác định ai là người về đích trước.

Điều kiện môi trường sửa

Điều kiện môi trường, đặc biệt là lực cản không khí, có thể ảnh hưởng tới thành tích của người tham gia. Chạy ngược gió sẽ gây bất lợi lớn tới thi đấu trong khi gió thuận sẽ giúp sức rất nhiều. Vì vậy tốc độ gió thuận 2,0 m/s là tốc độ gió thuận tối đa để thành tích chạy 100 m được coi là hợp lệ.

Thêm vào đó, các vận động viên thường chạy tốt hơn khi ở những nơi có độ cao lớn vì mật độ không khí mỏng và không gây nhiều sức cản. Về lý thuyết, độ cao lớn cũng khiến cho việc thở khó khăn hơn (vì áp lực bán phần của khí ôxi thấp hơn), tuy nhiên trở ngại này không đáng kể.[cần dẫn nguồn] Mặc dù không có giới hạn nào về độ cao nhưng những thành tích được xác lập ở độ cao 1000 m trên mực nước biển được đánh dấu "A."[10]

Giới hạn 10 giây sửa

Giới tính và chủng tộc sửa

Hiện nay mới chỉ có nam giới vượt qua giới hạn 10 giây trong chạy 100 m và hầu hết có gốc gác Tây Phi. Frankie Fredericks của Namibia trở thành người đầu tên không phải gốc Tây Phi đạt được thành tích dưới 10 giây vào năm 1991. Vào năm 2003 Patrick Johnson (người Úc bản địa có gốc Ireland) trở thành người đầu tiên không phải gốc Phi vượt qua giới hạn 10 giây.[11][12][13]

Tại cuộc đua Prefontaine Classic 2015 Diamond League tại Eugene, Tô Bính Thiêm trở thành người châu Á đầu tiên vượt qua giới hạn với thành tích 9,99 giây. Tại Birmingham Grand Prix Diamond League 2015, với thành tích 9,97 giây, Adam Gemili của Anh Quốc (người gốc IranMaroc) trở thành người gốc Bắc Phi và Trung Đông đầu tiên chạy 100m dưới 10 giây.[14]

Thành tích kỷ lục sửa

Các cuộc đua 100 m lớn như tại Thế vận hội thu hút nhiều sự chú ý vì có nhiều vận động viên lớn tham dự và là nơi kỷ lục có khả năng bị phá.

Kỷ lục thế giới của nam đã bị phá 12 lần sau khi IAAF bắt buộc sử dụng tính giờ điện tử kể từ năm 1977.[15] Kỷ lục thế giới 9,58 s hiện do Usain Bolt của Jamaica nắm giữ kể từ chung kết giải vô địch thế giớiBerlin, Đức vào ngày 16 tháng 8 năm 2009, vượt 0,11 s so với kỷ lục do chính anh lập trước đó.[16] Kỷ lục thế giới của nữ hiện nay là 10,49 s do Florence Griffith-Joyner của Hoa Kỳ lập tại Vòng loại điền kinh Thế vận hội của Hoa KỳIndianapolis, Indiana vào ngày 16 tháng 7 năm 1988[17] phá vỡ kỷ lục từ 4 năm trước đó của Evelyn Ashford với 0.27 giây.

Một số kỷ lục bị hủy do sử dụng chất cấm – nổi bật làn bê bối tại Thế vận hội Mùa hè 1988 khi Ben Johnson bị tước huy chương.

Jim Hines, Ronnie Ray SmithCharles Greene là những người đầu tiên phá vỡ giới hạn 10 giây trong nội dung 100 m, tất cả đều diễn ra vào ngày 20 tháng 6 năm 1968, hay còn được nhắc tới với tên gọi Đêm của tốc độ. Hines cũng là người đầu tiên về đích với thời gian dưới 10 giây tính giờ điện tử tại nội dung 100 mét tại Thế vận hội 1968. Bob Hayes từng chạy hết 9,91 giây với gió trợ lực tại Olympic 1964.

Top 25 của nam sửa

 
Usain Bolt phá kỷ lục thế giới và Olympic tại Thế vận hội Mùa hè 2008

Tính tới 4 tháng 7 năm 2016:[18]

XH Thời gian Gió (m/s) Vận động viên Quốc gia Ngày Địa điểm Nguồn
1 9,58 +0,9 Usain Bolt   Jamaica 16 tháng 8 năm 2009 Berlin
2 9,69 +2,0 Tyson Gay   Hoa Kỳ 20 tháng 9 năm 2009 Thượng Hải
−0,1 Yohan Blake   Jamaica 23 tháng 8 năm 2012 Lausanne
4 9,72 +0,2 Asafa Powell   Jamaica 2 tháng 9 năm 2008 Lausanne
5 9,74 +0,9 Justin Gatlin   Hoa Kỳ 15 tháng 5 năm 2015 Doha
6 9,78 +0,9 Nesta Carter   Jamaica 29 tháng 8 năm 2010 Rieti
7 9,79 +0,1 Maurice Greene   Hoa Kỳ 16 tháng 6 năm 1999 Athens
8 9,80 +1,3 Steve Mullings   Jamaica 4 tháng 6 năm 2011 Eugene
9 9,82 +1,7 Richard Thompson   Trinidad và Tobago 21 tháng 6 năm 2014 Port of Spain
+1.3 Christian Coleman   Hoa Kỳ 7 tháng 6 năm 2017 Eugene [19]
11 9,84 +0,7 Donovan Bailey   Canada 27 tháng 7 năm 1996 Atlanta
+0,2 Bruny Surin   Canada 22 tháng 8 năm 1999 Sevilla
+1,3 Trayvon Bromell   Hoa Kỳ 25 tháng 6 năm 2015 Eugene
+1,6 3 tháng 7 năm 2016 [20]
14 9,85 +1,2 Leroy Burrell   Hoa Kỳ 6 tháng 7 năm 1994 Lausanne
+1,7 Olusoji Fasuba   Nigeria 12 tháng 5 năm 2006 Doha
+1,3 Mike Rodgers   Hoa Kỳ 4 tháng 6 năm 2011 Eugene
17 9,86 +1,2 Carl Lewis   Hoa Kỳ 25 tháng 8 năm 1991 Tokyo
−0,7 Frankie Fredericks   Namibia 3 tháng 7 năm 1996 Lausanne
+1,8 Ato Boldon   Trinidad và Tobago 19 tháng 4 năm 1998 Walnut
+0,6 Francis Obikwelu   Bồ Đào Nha 22 tháng 8 năm 2004 Athens
+1,4 Keston Bledman   Trinidad và Tobago 23 tháng 6 năm 2012 Port of Spain
+1,3 Jimmy Vicaut   Pháp 4 tháng 7 năm 2015 Saint-Denis
23 9,87 +0,3 Linford Christie   Anh Quốc 15 tháng 8 năm 1993 Stuttgart
−0,2 Obadele Thompson [A]   Barbados 11 tháng 9 năm 1998 Johannesburg
25 9,88 +1,8 Shawn Crawford   Hoa Kỳ 19 tháng 6 năm 2004 Eugene
+1,0 Walter Dix   Hoa Kỳ 8 tháng 8 năm 2010 Nottwil
+0,9 Ryan Bailey   Hoa Kỳ 29 tháng 8 năm 2010 Rieti
+1,0 Michael Frater   Jamaica 30 tháng 6 năm 2011 Lausanne
9.88 A +0,2 Sydney Siame   Zambia 8 tháng 4 năm 2017 Lusaka [21]

Top 25 của nữ sửa

 
Christine Arron (trái) vô địch 100 m tại giải Weltklasse.

Tính tới tháng 6 năm 2017

XH Thời gian Gió (m/s) Vận động viên Quốc gia Ngày Địa điểm Nguồn
1 10,49 0,0 Florence Griffith-Joyner   Hoa Kỳ 16 tháng 7 năm 1988 Indianapolis
2 10,64 +1,2 Carmelita Jeter   Hoa Kỳ 20 tháng 9 năm 2009 Thượng Hải
3 10,65 [A] +1,1 Marion Jones   Hoa Kỳ 12 tháng 9 năm 1998 Johannesburg
4 10,70 +0,6 Shelly-Ann Fraser-Pryce   Jamaica 29 tháng 6 năm 2012 Kingston
+0,3 Elaine Thompson   Jamaica 1 tháng 7 năm 2016 Kingston [22]
6 10,73 +2.0 Christine Arron   Pháp 19 tháng 8 năm 1998 Budapest
7 10,74 +1,3 Merlene Ottey   Jamaica 7 tháng 9 năm 1996 Milano
+1,0 English Gardner   Hoa Kỳ 3 tháng 7 năm 2016 Eugene [20]
9 10,75 +0,4 Kerron Stewart   Jamaica 10 tháng 7 năm 2009 Roma
10 10,76 +1,7 Evelyn Ashford   Hoa Kỳ 22 tháng 8 năm 1984 Zürich
+1,1 Veronica Campbell-Brown   Jamaica 31 tháng 5 năm 2011 Ostrava
12 10,77 +0,9 Irina Privalova   Nga 6 tháng 7 năm 1994 Lausanne
+0,7 Ivet Lalova   Bulgaria 19 tháng 6 năm 2004 Plovdiv
14 10,78 [A] +1,0 Dawn Sowell   Hoa Kỳ 3 tháng 6 năm 1989 Provo
10,78 +1,8 Torri Edwards   Hoa Kỳ 26 tháng 6 năm 2008 Eugene
+1,6 Murielle Ahoure   Bờ Biển Ngà 11 tháng 6 năm 2016 Montverde [23]
+1,0 Tianna Bartoletta   Hoa Kỳ 3 tháng 7 năm 2016 Eugene [20]
+1,0 Tori Bowie   Hoa Kỳ 3 tháng 7 năm 2016 Eugene [20]
19 10,79 0,0 Lý Tuyết Mai   Trung Quốc 18 tháng 10 năm 1997 Thượng Hải
−0.1 Inger Miller   Hoa Kỳ 22 tháng 8 năm 1999 Sevilla
+1,1 Blessing Okagbare   Nigeria 27 tháng 7 năm 2013 Luân Đôn
22 10,81 +1,7 Marlies Göhr   Đông Đức 8 tháng 6 năm 1983 Berlin
−0.3 Dafne Schippers   Hà Lan 24 tháng 8 năm 2015 Bắc Kinh [24]
24 10,82 −1,0 Gail Devers   Hoa Kỳ 1 tháng 8 năm 1992 Barcelona
+1,5 7 tháng 7 năm 1993 Lausanne
-0,3 16 tháng 8 năm 1993 Stuttgart
+0,4 Gwen Torrence   Hoa Kỳ 3 tháng 9 năm 1994 Paris
−0,3 Zhanna Block   Ukraina 6 tháng 8 năm 2001 Edmonton
−0,7 Sherone Simpson   Jamaica 24 tháng 6 năm 2006 Kingston
+0,9 Michelle-Lee Ahye   Trinidad và Tobago 24 tháng 6 năm 2017 Port of Spain [25]
Thông tin thêm
  • Kỷ lục thế giới của Florence Griffith-Joyner là đề tài tranh cãi do do có nghi ngờ rằng máy đo gió bị hỏng, dẫn tới việc số liệu về tốc độ gió thuận thấp hơn thực tế;[26] kể từ năm 1997 báo cáo điền kinh quốc tế thường niên (International Athletics Annual of the Association of Track and Field Statisticians) đã liệt thành tích của Griffith-Joyner vào dạng "có thể có gió mạnh trợ lực, nhưng được công nhận là kỷ lục thế giới."[27] Hoàn toàn có thể giả định thành tích ở tứ kết của Griffith-Joyner được trợ lực bởi tốc độ gió là khoảng +4,7 m/s. Tuy nhiên thành tích 10 giây 61 ngày hôm sau và 10 giây 62 tại Thế vận hội 1988 vẫn giúp cô giữ kỷ lục thế giới.[28]

Huy chương vàng Thế vận hội sửa

Nam sửa

Đại hội Vàng Bạc Đồng
Athens 1896
chi tiết
  Thomas Burke (USA)   Fritz Hofmann (GER)   Francis Lane (USA)
  Alajos Szokolyi (HUN)
Paris 1900
chi tiết
  Frank Jarvis (USA)   Walter Tewksbury (USA)   Stan Rowley (AUS)
St. Louis 1904
chi tiết
  Archie Hahn (USA)   Nate Cartmell (USA)   William Hogenson (USA)
Luân Đôn 1908
chi tiết
  Reggie Walker (RSA)   James Rector (USA)   Robert Kerr (CAN)
Stockholm 1912
chi tiết
  Ralph Craig (USA)   Alvah Meyer (USA)   Donald Lippincott (USA)
Antwerpen 1920
chi tiết
  Charlie Paddock (USA)   Morris Kirksey (USA)   Harry Edward (GBR)
Paris 1924
chi tiết
  Harold Abrahams (GBR)   Jackson Scholz (USA)   Arthur Porritt (NZL)
Amsterdam 1928
chi tiết
  Percy Williams (CAN)   Jack London (GBR)   Georg Lammers (GER)
Los Angeles 1932
chi tiết
  Eddie Tolan (USA)   Ralph Metcalfe (USA)   Arthur Jonath (GER)
Berlin 1936
chi tiết
  Jesse Owens (USA)   Ralph Metcalfe (USA)   Tinus Osendarp (NED)
Luân Đôn 1948
chi tiết
  Harrison Dillard (USA)   Barney Ewell (USA)   Lloyd LaBeach (PAN)
Helsinki 1952
chi tiết
  Lindy Remigino (USA)   Herb McKenley (JAM)   McDonald Bailey (GBR)
Melbourne 1956
chi tiết
  Bobby Morrow (USA)   Thane Baker (USA)   Hector Hogan (AUS)
Roma 1960
chi tiết
  Armin Hary (EUA)   Dave Sime (USA)   Peter Radford (GBR)
Tokyo 1964
chi tiết
  Bob Hayes (USA)   Enrique Figuerola (CUB)   Harry Jerome (CAN)
Thành phố México 1968
chi tiết
  Jim Hines (USA)   Lennox Miller (JAM)   Charles Greene (USA)
München 1972
chi tiết
  Valeriy Borzov (URS)   Robert Taylor (USA)   Lennox Miller (JAM)
Montréal 1976
chi tiết
  Hasely Crawford (TRI)   Don Quarrie (JAM)   Valeriy Borzov (URS)
Moskva 1980
chi tiết
  Allan Wells (GBR)   Silvio Leonard (CUB)   Petar Petrov (BUL)
Los Angeles 1984
chi tiết
  Carl Lewis (USA)   Sam Graddy (USA)   Ben Johnson (CAN)
Seoul 1988[29][30]
chi tiết
  Carl Lewis (USA)   Linford Christie (GBR)   Calvin Smith (USA)
Barcelona 1992
chi tiết
  Linford Christie (GBR)   Frankie Fredericks (NAM)   Dennis Mitchell (USA)
Atlanta 1996
chi tiết
  Donovan Bailey (CAN)   Frankie Fredericks (NAM)   Ato Boldon (TRI)
Sydney 2000
chi tiết
  Maurice Greene (USA)   Ato Boldon (TRI)   Obadele Thompson (BAR)
Athens 2004
chi tiết
  Justin Gatlin (USA)   Francis Obikwelu (POR)   Maurice Greene (USA)
Bắc Kinh 2008
chi tiết
  Usain Bolt (JAM)   Richard Thompson (TRI)   Walter Dix (USA)
Luân Đôn 2012
chi tiết
  Usain Bolt (JAM)   Yohan Blake (JAM)   Justin Gatlin (USA)
Rio de Janeiro 2016
chi tiết
  Usain Bolt (JAM)   Justin Gatlin (USA)   Andre De Grasse (CAN)
Tokyo 2020
chi tiết
  Marcell Jacobs (ITA)   Fred Kerley (USA)   Andre De Grasse (CAN)

Nữ sửa

Đại hội Vàng Bạc Đồng
Amsterdam 1928
chi tiết
  Betty Robinson (USA)   Fanny Rosenfeld (CAN)   Ethel Smith (CAN)
Los Angeles 1932
chi tiết
  Stanisława Walasiewicz (POL)   Hilda Strike (CAN)   Wilhelmina von Bremen (USA)
Berlin 1936
chi tiết
  Helen Stephens (USA)   Stanisława Walasiewicz (POL)   Käthe Krauß (GER)
Luân Đôn 1948
chi tiết
  Fanny Blankers-Koen (NED)   Dorothy Manley (GBR)   Shirley Strickland (AUS)
Helsinki 1952
chi tiết
  Marjorie Jackson (AUS)   Daphne Hasenjager (RSA)   Shirley Strickland de la Hunty (AUS)
Melbourne 1956
chi tiết
  Betty Cuthbert (AUS)   Christa Stubnick (EUA)   Marlene Matthews (AUS)
Roma 1960
chi tiết
  Wilma Rudolph (USA)   Dorothy Hyman (GBR)   Giuseppina Leone (ITA)
Tokyo 1964
chi tiết
  Wyomia Tyus (USA)   Edith McGuire (USA)   Ewa Kłobukowska (POL)
Thành phố México 1968
chi tiết
  Wyomia Tyus (USA)   Barbara Ferrell (USA)   Irena Szewińska (POL)
München 1972
chi tiết
  Renate Stecher (GDR)   Raelene Boyle (AUS)   Silvia Chivás (CUB)
Montréal 1976
chi tiết
  Annegret Richter (FRG)   Renate Stecher (GDR)   Inge Helten (FRG)
Moskva 1980
chi tiết
  Lyudmila Kondratyeva (URS)   Marlies Göhr (GDR)   Ingrid Auerswald (GDR)
Los Angeles 1984
chi tiết
  Evelyn Ashford (USA)   Alice Brown (USA)   Merlene Ottey (JAM)
Seoul 1988
chi tiết
  Florence Griffith-Joyner (USA)   Evelyn Ashford (USA)   Heike Drechsler (GDR)
Barcelona 1992
chi tiết
  Gail Devers (USA)   Juliet Cuthbert (JAM)   Irina Privalova (EUN)
Atlanta 1996
chi tiết
  Gail Devers (USA)   Merlene Ottey (JAM)   Gwen Torrence (USA)
Sydney 2000
chi tiết
Trống[31]   Ekaterini Thanou (GRE)   Merlene Ottey (JAM)
  Tayna Lawrence (JAM)
Athens 2004
chi tiết
  Yulia Nestsiarenka (BLR)   Lauryn Williams (USA)   Veronica Campbell (JAM)
Bắc Kinh 2008
chi tiết
  Shelly-Ann Fraser (JAM)   Sherone Simpson (JAM) không trao
  Kerron Stewart (JAM)
Luân Đôn 2012
chi tiết
  Shelly-Ann Fraser-Pryce (JAM)   Carmelita Jeter (USA)   Veronica Campbell-Brown (JAM)
Rio de Janeiro 2016
chi tiết
  Elaine Thompson (JAM)   Tori Bowie (USA)   Shelly-Ann Fraser-Pryce (JAM)

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ BTEC First Sport By Bob Harris, R. Mills, S. Parker-Bennet
  2. ^ The Day – ngày 23 tháng 1 năm 1983
  3. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 20 tháng 3 năm 2017.
  4. ^ “IAAF keeps one false-start rule”. BBC. ngày 3 tháng 8 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
  5. ^ “Gatlin queries false start change”. BBC News. ngày 6 tháng 5 năm 2005. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2008.
  6. ^ Christopher Clarey (ngày 28 tháng 8 năm 2011). “Who Can Beat Bolt in the 100? Himself”. The New York Times. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2011.
  7. ^ “The disqualification of Usain Bolt”. IAAF. ngày 28 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 28 tháng 8 năm 2011.
  8. ^ “Usain Bolt 100m 10 meter Splits and Speed Endurance”. Speedendurance.com. ngày 22 tháng 8 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2012.
  9. ^ Sandre-Tom. “IAAF Competition Rules 2009, Rule 164” (PDF). IAAF. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 8 năm 2009.
  10. ^ 100 metres IAAF
  11. ^ Will Swanton và David Sygall, (2007-07-15). Holy Grails. Sydney Morning Herald. Truy cập 2009-06-18. 2009-06-20.
  12. ^ Athlete Profiles – Patrick Johnson. Athletics Australia. Truy cập 2009-06-19. 2009-06-20.
  13. ^ Jad, Adrian (tháng 7 năm 2011). “Christophe Lemaitre 100m 9.92s +2.0 (Video) – Officially the Fastest White Man in History”. adriansprints.com. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2011.
  14. ^ http://www.bbc.co.uk/sport/0/athletics/33041325
  15. ^ “Progression of 100 meters world record”. ESPN. Associated Press. Truy cập ngày 28 tháng 6 năm 2011.
  16. ^ “100 Metres Results” (PDF). IAAF. ngày 16 tháng 8 năm 2009. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2011.
  17. ^ 100 Metres All Time. IAAF (9 tháng 3 năm 2009). Truy cập 6.5.2009. 8.5.2009.
  18. ^ “Top List – 100m”. IAAF. Truy cập 24 tháng 8 năm 2015.
  19. ^ “100m Semifinal Results”. ncaa.com. ngày 7 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2017.
  20. ^ a b c d Roy Jordan (4 tháng 7 năm 2016). “Six world leads on third day of US Olympic Trials”. IAAF. Truy cập 4 tháng 7 năm 2016.
  21. ^ Christopher Maduewesi (ngày 9 tháng 4 năm 2017). “Zambia's Sydney Siame clocks 100m WL of 9.87s”. makingofchamps.com. Truy cập ngày 11 tháng 4 năm 2017.
  22. ^ Sherdon Cowan (1 tháng 7 năm 2016). “#NatlTrials: Elaine Thompson storms to 10.70s win in 100m”. jamaicaobserver.com. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 8 năm 2017. Truy cập 3 tháng 7 năm 2016.
  23. ^ Cathal Dennehy (11 tháng 6 năm 2016). “Ahoure powers to African 100m record of 10.78 in Florida”. IAAF. Truy cập 11 tháng 6 năm 2016.
  24. ^ “100m Results” (PDF). IAAF. 24 tháng 8 năm 2015. Truy cập 24 tháng 8 năm 2015.
  25. ^ “100m Results”. NAAATT. ngày 24 tháng 6 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2017.
  26. ^ Pritchard, W. G. (12 tháng 7 năm 2006). “Mathematical Models of Running”. Society for Industrial and Applied Mathematics. Truy cập 1 tháng 10 năm 2012.
  27. ^ Linthorne, Nick (tháng 3 năm 2003). “Wind Assistance”. Đại học Brunel. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2009. Truy cập 25 tháng 8 năm 2008.
  28. ^ http://www.iaaf.org/statistics/toplists/inout=o/age=n/season=0/sex=W/all=y/legal=A/disc=100/detail.html
  29. ^ Ben Johnson của Canada giành huy chương vàng 100 mét nam 1988 nhưng bị tước huy chương sau khi dương tính với doping.
  30. ^ “1988: Johnson stripped of Olympic gold”. BBC News. 27 tháng 9 năm 1988.
  31. ^ Vào ngày 5 tháng 10 năm 2007 Marion Jones của Hoa Kỳ thừa nhận sử dụng chất kích thích vận động trước khi lên đường dự Thế vận hội Mùa hè 2000. Vào ngày 9 tháng 10 cô giao nộp huy chương cho Uy ban Olympic Hoa Kỳ để đơn vị này đưa lại cho Ủy ban Olympic Quốc tế. IOC loại bỏ huy chương của Jones và các đồng đội chạy tiếp sức của cô.

Liên kết ngoài sửa