2006 QQ23

tiểu hành tinh

2006 QQ23[a] là một tiểu hành tinh kích thước dưới 1 km, được phân loại là vật thể gần Trái Đất của nhóm Aten có khả năng gây nguy hiểm chỉ khi quỹ đạo tiến triển qua hàng thiên niên kỷ. Nó được Khảo sát Siding Spring quan sát lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 8 năm 2006.[1][2] Vào ngày 10 tháng 8 năm 2019, thiên thể đã bay an toàn ngang qua Trái Đất từ khoảng cách 7,4 triệu kilômét (4,6 triệu dặm).[5][6] Với cung quan sát 12 năm, nó có quỹ đạo được xác định rõ và không phải là mối đe dọa trong tương lai gần.[5]

2006 QQ23
Khám phá[1]
Khám phá bởiSSS
Nơi khám pháĐTV Siding Spring
Ngày phát hiện21-8-2006 (quan sát lần đầu)
Tên định danh
2006 QQ23
Aten • NEO • PHO[1][2]
Đặc trưng quỹ đạo[2]
Kỷ nguyên 27-4-2019 (JD 2458600,5)
Tham số bất định 0[2] • 1[1]
Cung quan sát12,95 năm (4.730 ngày)
Điểm viễn nhật1,0321 au
Điểm cận nhật0,5748 au
0,8035 au
Độ lệch tâm0,2846
263 ngày
47,558°
1° 22m 6.6s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo3,4316°
4,8313°
124,78°
Trái Đất MOID0,0338 au (13,2 LD)
Sao Thủy MOID0,2325 au[1]
Sao Kim MOID0,0501 au[1]
Sao Hoả MOID0,3592 au[1]
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
250 m (ước tính tại 0,26)[3][4]
570 m (ước tính tại 0,05)[3][4]
20,1[1][2]

Khám phá

sửa

2006 QQ23 được Khảo sát Siding Spring tại Đài Thiên văn Siding Spring ở Úc[1][2] quan sát lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 8 năm 2006.[7].

Quỹ đạo và phân loại

sửa

2006 QQ26 được phân loại là một tiểu hành tinh Aten, có nghĩa rằng nó là một tiểu hành tinh gần Trái Đất bay ngang qua quỹ đạo Trái Đất ở hai điểm và có chu kỳ quỹ đạo dưới một năm. Do nó sẽ bay tới gần hơn phạm vi 0,05 đơn vị thiên văn (au) của Trái Đất (MOID) và có cấp sáng tuyệt đối (H) dưới 22,0[8] 2006 QQ23 nên nó được coi là một vật thể có khả năng gây nguy hiểm.[1][2]

Nó quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách 0,57–1,03 au trong vòng chưa đầy 9 tháng (263 ngày; bán trục chính 0,80 au). Quỹ đạo của nó có độ lệch tâm là 0,28 và độ nghiêng 3,4 ° so với đường hoàng đạo.[2] Cung quan sát của nó bắt đầu từ lần quan sát đầu tiên tại Đài Thiên văn Siding Spring vào ngày 21 tháng 8 năm 2006.[1]

Tiếp cận gần trong năm 2019

sửa

Vào hồi 7:23 sáng UTC ngày 10 tháng 8 năm 2019,[6] 2006 QQ26 đã bay an toàn ngang qua Trái Đất ở khoảng cách 0,04977 au (7.445.000 km),[7][9] với vận tốc 4,67 km/s (16.800 km/h).[7][10] Tiểu hành tinh này được tìm lại vào ngày 14 tháng 7 năm 2019 và điều này kéo dài cung quan sát của nó từ 8 năm lên 12 năm, và do đó nó có độ không chắc chắn rất nhỏ trong lần tiếp cận gần năm 2019.[1] Khoảng không chắc chắn trong lần tiếp cận gần này là ± 60 km.[5][b]

Tính chất vật lý

sửa

Dựa trên cấp sáng tuyệt đối 20,1[1] 2006 QQ23 được ước tính có đường kính 250-570 mét khi giả định suất phản chiếu nằm trong khoảng từ 0,05 (tiểu hành tinh kiểu C - cacbon) đến 0,26 (tiểu hành tinh kiểu S - silic).[3][4]

Ghi chú

sửa
  1. ^ Tên gọi 2006 QQ23 là tên gọi tạm thời kiểu mới dựa vào ngày tháng năm phát hiện: 2006 là năm, "Q" là nửa sau tháng Tám (ngày 16–31) và "Q23" là phát hiện lần thứ 17 trong sự lặp lại lần thứ 23 của bảng chữ cái (trừ "I"), làm cho nó trở thành thiên thể thứ 592 được phát hiện trong nửa sau tháng Tám năm 2006.
  2. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên uncertainty
Lỗi chú thích: Thẻ <ref> có tên “uncertainty” được định nghĩa trong <references> có tên “lower-alpha” không có nội dung.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m “2006 QQ23”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  2. ^ a b c d e f g h “JPL Small-Body Database Browser: (2006 QQ23)” (2019-08-03 last obs.). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  3. ^ a b c “NEO Earth Close Approaches (2006 QQ23, archived)”. CNEOS NASA/JPL. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  4. ^ a b c “Asteroid Size Estimator”. CNEOS NASA/JPL. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  5. ^ a b c “Close-Approach Data – JPL Small-Body Database Browser: (2006 QQ23)”. Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  6. ^ a b Georgiou, Aristos (ngày 31 tháng 7 năm 2019). “2006 QQ23: Enormous asteroid larger than Empire State Building set to fly past Earth next week”. Newsweek. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  7. ^ a b c Bhattacharjee, Rajarshi (ngày 31 tháng 7 năm 2019). “2006 QQ23: The hazardous asteroid can wipe out an entire country if it hits the Earth”. Economic Times. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.
  8. ^ “NEO Basics – Potentially Hazardous Asteroids (PHAs)”. CNEOS NASA/JPL. Truy cập ngày 7 tháng 8 năm 2019.
  9. ^ “Giant, yet Benign Asteroid Set to Fly by Earth on August 10”. Weather.com. The Weather Channel India. ngày 8 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 8 năm 2019.
  10. ^ Gohd, Chelsea (ngày 3 tháng 8 năm 2019). “An Asteroid Bigger Than the Empire State Building Will Pass Earth Soon”. Space.com. Truy cập ngày 5 tháng 8 năm 2019.

Liên kết ngoài

sửa