2010 KZ39

thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương

2010 KZ39 là một thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương quay quanh Mặt trời như một thiên thể tách rời ở phạm vi bên ngoài của Hệ Mặt Trời. Thiên thể này được quan sát lần đầu tiên vào ngày 21 tháng 5 năm 2010 bởi các nhà thiên văn học Andrzej Udalski, Scott Sheppard, M. Szymanski và Chad Trujillo tại đài thiên văn Las Campañas ở Chile.[1][3]

2010 KZ39
Khám phá[1][2][3]
Khám phá bởi
Nơi khám pháĐài thiên văn Las Campanas
(lần quan sát đầu tiên)
Ngày phát hiện21 tháng 5 năm 2010
(lần quan sát đầu tiên)
Tên định danh
2010 KZ39
Đặc trưng quỹ đạo[4][5]
Kỷ nguyên 16 tháng 2 năm 2017 (JD 2457800,5)
Tham số bất định 5
Cung quan sát1,83 năm (669 ngày)
Điểm viễn nhật47,825 AU
Điểm cận nhật42,965 AU
45,395 AU
Độ lệch tâm0,0535
305,86 năm (111,714 ngày)
256,31°
0° 0m 11.52s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo26,032°
53,118°
≈ 6 tháng 3 năm 2110[6]
±5 tháng
313,91°
Đặc trưng vật lý
0,10 (khả thi nhất)[7]
20.7[11]

Miêu tả

sửa

2010 KZ39 quay quanh mặt trời ở khoảng cách 42,9–47,8 AU một lần với chu kỳ 305 năm và 3 tháng (111,504 ngày), giống như Makemake, Chaos và các thiên thể khác có quỹ đạo cộng hưởng 6:11 với sao Hải Vương. Quỹ đạo của nó có độ lệch tâm 0,05 và độ nghiêng 26 ° so với đường hoàng đạo.

Bằng cách tính toán sử dụng các giá trị phù hợp nhất cho quỹ đạo của nó, dự kiến 2010 KZ39 sẽ đến điểm cận nhật vào năm 2109.[4] Nó đã được quan sát 28 lần trên 3 địa điểm và có tham số không chắc chắn là 5.[1] Tính đến năm 2016, thiên thể này nằm ở khoảng cách 46,1 AU tính từ Mặt Trời.[11] Loại quang phổ trên bề mặt cũng như thời gian quay của nó chưa thể xác định được.

Brown từng giả định suất phản chiếu của 2010 KZ39 là 0,09 và độ lớn là 4,5, dẫn đến đường kính ước tính của vật thể này là 574 km.[10] Tuy nhiên, bởi vì suất phản chiếu của 2010 KZ39 chưa xác định được và hiện có độ lớn ước lượng là 4,03±0,01 [9] nên đường kính của nó có thể dễ dàng rơi vào khoảng từ 414 km đến 933 km đối với suất phản chiếu giả định tương ứng là 0,25 tới 0,05.

Tham khảo

sửa
  1. ^ a b c “(2010 KZ39)”. Minor Planet Center. Truy cập ngày 21 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ “MPEC 2010-L38 : 2010 KZ39”. IAU Minor Planet Center. 8 tháng 6 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2010.
  3. ^ a b All four named discoverers are uncredited in sources.
  4. ^ a b c d “JPL Small-Body Database Browser: (2010 KZ39)” (2012-03-20 last obs.). Jet Propulsion Laboratory. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2017.
  5. ^ a b Marc W. Buie. “Orbit Fit and Astrometric record for 10KZ39” (last observation: 2012-03-20 using 28 of 28 observations over 1.83 years). SwRI (Space Science Department). Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  6. ^ JPL Horizons Observer Location: @sun (Perihelion occurs when deldot changes from negative to positive. Uncertainty in time of perihelion is 3-sigma.)
  7. ^ a b c “LCDB Data for 2010 KZ39”. Asteroid Lightcurve Database (LCDB). Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2017.
  8. ^ Dan Bruton. “Conversion of Absolute Magnitude to Diameter for Minor Planets”. Department of Physics & Astronomy (Stephen F. Austin State University). Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2011.
  9. ^ a b c Benecchi, Susan D.; Sheppard, Scott S. (tháng 5 năm 2013). “Light Curves of 32 Large Transneptunian Objects”. The Astronomical Journal. 145 (5): 19. arXiv:1301.5791. Bibcode:2013AJ....145..124B. doi:10.1088/0004-6256/145/5/124. S2CID 54183985. Truy cập ngày 3 tháng 4 năm 2017.
  10. ^ a b Michael E. Brown. “How many dwarf planets are there in the outer solar system? (updates daily)”. California Institute of Technology. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2019.
  11. ^ a b “AstDyS: 2010 KZ39 Ephemerides”. AstDyS. Truy cập ngày 7 tháng 4 năm 2014.

Liên kết ngoài

sửa