33 Pegasiđịnh danh Flamsteed cho một sao đôi thị giác giác nằm trong chòm sao Pegasus. Nó có cấp sao biểu kiến là 6,2,[1] nghĩa là nó ở giới hạn để có thể nhìn bằng mắt thường. Các phép đo được thực hiện bằng tàu không gian Hipparcos cho ra giá trị thị sai 0,02967"[2], nghĩa là khoảng cách giữa nó với mặt trời chúng ta là khoảng xấp xỉ 110 năm ánh sáng.

Ngôi sao thứ nhất của hệ sao này là một ngôi sao nằm trong dãy chính với cấp sao biểu kiến là 6,4[3] với quang phổ thuộc loại F7 V[4]. Nó có tuổi xấp xỉ tương đương với mặt trời là 4,1 tỉ năm nhưng tỉ lệ các nguyên tố khác với hydro và heli (tức là độ kim loại) thấp. Nhiệt độ hiệu dụng nơi quang cầu của nó có [[nhiệt độ hiệu dụng là 6169 Kelvin[5], nên nó là một ngôi sao loại F có ánh sáng màu vàng trắng[6].

Ngôi sao đồng hành của nó là một ngôi sao mờ hơn với cấp sao biểu kiến là 9,3. Nó nằm ở góc phân tách 0,42" dọc theo góc vị trí 0,0 độ[3]. Chu kì quỹ đạo của cặp ngôi sao này thì quá lớn đến nỗi chúng ta vẫn chưa thể xác định được giá trị xấp xỉ.[7]

Dữ liệu hiện tại sửa

Theo như quan sát, đây là hệ sao nằm trong chòm sao Phi Mã và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 22h 23m 39.56438s[2]

Xích vĩ 20° 50′ 53.6239″[2]

Cấp sao biểu kiến 6.203[1] (6.391/9.287)[3]

Cấp sao tuyệt đối 3.55[1]

Vận tốc xuyên tâm 23.8 ± 0.4 km/s[1]

Loại quang phổ F7 V[4]

Giá trị thị sai 29,67 +/- 0,65 mas[2]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Nordström, B.; và đồng nghiệp (tháng 5 năm 2004), “The Geneva-Copenhagen survey of the Solar neighbourhood. Ages, metallicities, and kinematic properties of ˜14 000 F and G dwarfs”, Astronomy and Astrophysics, 418: 989–1019, arXiv:astro-ph/0405198, Bibcode:2004A&A...418..989N, doi:10.1051/0004-6361:20035959.
  2. ^ a b c d van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  3. ^ a b c Fabricius, C.; Makarov, V. V. (tháng 4 năm 2000), “Two-colour photometry for 9473 components of close Hipparcos double and multiple stars”, Astronomy and Astrophysics, 356: 141–145, Bibcode:2000A&A...356..141F.
  4. ^ a b Harlan, E. A.; Taylor, D. C. (tháng 3 năm 1970), “MK classification for F- and G-type stars. II”, Astronomical Journal, 75 (2): 165–166, Bibcode:1970AJ.....75..165H, doi:10.1086/110956.
  5. ^ Casagrande, L.; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2011), “New constraints on the chemical evolution of the solar neighbourhood and Galactic disc(s). Improved astrophysical parameters for the Geneva-Copenhagen Survey”, Astronomy & Astrophysics, 530: A138, arXiv:1103.4651, Bibcode:2011A&A...530A.138C, doi:10.1051/0004-6361/201016276.
  6. ^ “The Colour of Stars”, Australia Telescope, Outreach and Education, Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, ngày 21 tháng 12 năm 2004, Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2013, truy cập ngày 16 tháng 1 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp); Đã định rõ hơn một tham số trong |archivedate=|archive-date= (trợ giúp)
  7. ^ Söderhjelm, Staffan (tháng 1 năm 1999), “Visual binary orbits and masses post Hipparcos”, Astronomy and Astrophysics, 341: 121–140, Bibcode:1999A&A...341..121S.