3C 454.3 là tên của một Blazar (một loại chuẩn tinh có một luồng vật chất hướng về trái đất) nằm trên mặt phẳng thiên hà. Nó là một trong những nguồn phát ra tia gamma mạnh mẽ nhất trên bầu trời[1] và là vật thể thiên văn sáng nhất từ trước đến nay được quan sát với cấp sao tuyệt đối là -31,4[2]. Độ sáng nhất của chuẩn tinh này được ghi nhận là gấp 2 lần độ sáng của ẩn tinh Vela trong dãy Ngần Hà của chúng ta. Nó cũng phát ra các bước sóng vô tuyến và ánh sáng khả kiến (tia màu đỏ).[3]

Hình ảnh của 3C 454.3 chụp bằng tia Gamma

Vị trí của nó là nằm trong chòm sao Phi Mã, gần sao Alpha Pegasi (Markab) và nó còn được biết đến là một vật thể luôn phát sáng một cách bất ngờ với độ sáng đạt cấp sao biểu kiến là 13,4 vào tháng 6 năm 2014.[4][5]

Lịch sử sửa

Năm 2005, chuẩn tinh này phát ra ánh sáng với độ sáng rất lớn và đã được ghi nhận là kỉ lục. Vào tháng 7 và tháng 8 năm 2007, độ sáng của nó lại vượt qua kỉ lục của chính nó. Kết quả này được kính viễn vọng Không gian Spitzer và trạm quan sát Chandra X-ray ghi lại cùng một lúc.

Dữ liệu hiện tại sửa

Theo như quan sát, đây là một chuẩn tinh nằm trong chòm sao Phi Mã và dưới đây là một số dữ liệu khác:

Xích kinh 22h 53m 57.7s[6]

Độ nghiêng +16° 08′ 53.6″[6]

Giá trị dịch chuyển đỏ (Redshift) 0.859001 ± 0.000170[6]

Khoảng cách 7,7 giga năm ánh sáng

Cấp sao biểu kiến 16.1[6]

Khối lượng 886 ± 187 × 106 lần khối lượng mặt trời

Bên cạnh đó còn có một hình ảnh khác của thiên thể này:

Tham khảo sửa

  1. ^ Atkinson, Nancy. “Top Ten Gamma Ray Sources From the Fermi Telescope”. Universe Today. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014.
  2. ^ “The most luminous quasar state ever observed”. Calar Alto Observatory. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 4 năm 2015. Truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2015.
  3. ^ “NASA - Fermi Sees Brightest-Ever Blazar Flare”. NASA. Truy cập ngày 31 tháng 5 năm 2015.
  4. ^ King, Bob. “Observing Alert: Distant Blazar 3C 454.3 in Outburst, Visible in Amateur Telescopes”. Universe Today. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014.
  5. ^ “Light Curve Generator for 3C 454.3”. American Association of Variable Star Observers. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2014.
  6. ^ a b c d “3C 454.3”. SIMBAD. Trung tâm dữ liệu thiên văn Strasbourg. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2014.

Liên kết ngoài sửa