5,45×39mm
5,45x39mm M74 là loại đạn súng trường tấn công nổi tiếng của Liên Xô được thiết kế và đưa vào sử dụng năm 1974 cho súng trường tấn công mới AK-74, nhằm thay thế cho loại đạn 7.62x39mm dùng trên súng trường AK-47 và AKM. 5,45 mm là cỡ nòng (đường kính trong nòng súng), nhỏ hơn so với của đạn 7,62x39mm M43. 39 mm là chiều dài vỏ đạn (làm tròn), không đổi so với đạn 7,62x39mm M43. M74 là ký hiệu cho kiểu năm 1974 - năm thiết kế của đạn.
5.45x39mm M74 | ||
---|---|---|
5.45x39mm | ||
Kiểu đạn | Súng trường tấn công | |
Quốc gia chế tạo | Liên Xô | |
Lịch sử phục vụ | ||
Trang bị | 1974 – Nay | |
Quốc gia sử dụng | Liên Xô Nga Belarus Việt Nam | |
Sử dụng trong | ||
Lịch sử chế tạo | ||
Năm thiết kế | 1972 | |
Thông số | ||
Kiểu vỏ đạn | Thép, không vành, cổ chai | |
Đường kính đạn | 5,60 mm (0,220 in) | |
Đường kính cổ | 6,29 mm (0,248 in) | |
Đường kính thân | 9,25 mm (0,364 in) | |
Đường kính dưới | 10,00 mm (0,394 in) | |
Đường kính vành | 10,00 mm (0,394 in) | |
Độ dày vành | 1,50 mm (0,059 in) | |
Chiều dài vỏ đạn | 39,82 mm (1,568 in) | |
Chiều dài tổng thể | 57,00 mm (2,244 in) | |
Chiều dài rãnh xoắn nòng | 255 mm (1/10 inch hay 1/8 inch) | |
Primer type | small rifle | |
Áp lực tối đa | 380 MPa (55.000 psi) | |
Thông số đường đạn | ||
Trọng lượng / Kiểu đạn | Sơ tốc | Năng lượng |
3,2 g (49 gr) 5N7 FMJ lõi thép nhẹ | 915 m/s (3.000 ft/s) | 1.340 J (990 ft⋅lbf) |
3,43 g (52,9 gr) 7N6 FMJ lõi thép cứng | 880 m/s (2.900 ft/s) | 1.328 J (979 ft⋅lbf) |
3,62 g (55,9 gr) 7N10 FMJ tăng khả năng xuyên | 880 m/s (2.900 ft/s) | 1.402 J (1.034 ft⋅lbf) |
3,68 g (56,8 gr) 7N22 AP lõi thép cứng | 890 m/s (2.900 ft/s) | 1.457 J (1.075 ft⋅lbf) |
5,2 7U1 cận âm để dùng cho khẩu AKS-74UB hãm thanh | 303 m/s (990 ft/s) | 239 J (176 ft⋅lbf) |
Test barrel length: 415 mm (16,6 in) và 200 mm (7,9 in) với mẩu 7U1 |
Đạn 5,45x39mm là một ví dụ về xu hướng giảm kích thước đạn nhằm mục đích tăng số lượng đạn mà người lính có thể mang theo do giảm trọng lượng. Đạn 5,45x39mm còn làm giảm độ giật của súng. Thí nghiệm về năng lượng giật tự do của súng AK-74 dùng đạn 5,45×39 mm là 3390 J so với 6440 J ở súng M16 dùng đạn 5.56×45mm NATO và 7,19 J (5,30 ft⋅lb) ở súng AKM dùng đạn 7,62×39mm M43.[1]
Tuy nhiên, đánh đổi lấy việc đạn nhẹ hơn và sức giật nhỏ hơn, sức xuyên phá của đạn cũng thấp hơn so với đạn 7,62×39mm M43, giảm khả năng đối phó với những mục tiêu có trang bị áo giáp chống đạn. Vì mỗi loại đạn đều có ưu-nhược điểm nên M74 không thay thế hoàn toàn M43, và M43 chưa bao giờ bị loại hoàn toàn khỏi biên chế Quân đội Nga, cũng như các phiên bản súng AKM, RPD và RPK cũng dùng đạn M43. Tùy học thuyết quân sự mà nhiều nước vẫn chọn M43 làm loại đạn chủ yếu cho quân đội chứ không chuyển sang dùng đạn M74.
Lịch sử
sửaVào giữa thế kỷ 20, trên thế giới đã có xu hướng chuyển sang giảm cỡ đạn của súng trường bộ binh. Vào những năm 1960, Mỹ đã phát triển súng trường tự động M16 sử dụng loại đạn 5,56x45mm NATO. Sau khi nghiên cứu kết quả hoạt động của M16, Liên Xô quyết định đi theo xu hướng này. Các nhà thiết kế Liên Xô đã phát triển loại đạn cỡ nhỏ nhờ đó mà đường đạn phẳng hơn, tầm bắn xa hơn, sức giật nhẹ hơn, độ chính xác cao hơn và đầu những năm 1970 đã xuất hiện loại đạn cỡ 5,45mm đáp ứng tất cả các yêu cầu của Quân đội Liên Xô.[2][3]
Đạn 7,62x39mm M43 nặng 16 gram, còn đạn 5,45x39mm M74 chỉ nặng 10 gram. Nếu người lính có thể đeo được tám băng đạn thì nó nhẹ hơn gần 1,5 kg. Sức giật của súng đã giảm đi, độ rung giảm đi, độ chụm tăng lên, nhờ đó súng trường bắn chính xác hơn.[3] Đến năm 1974, loại đạn mới đã được sửa đổi và nâng cấp cho súng trường tấn công tiêu chuẩn Kalashnikov và súng máy hạng nhẹ RPK-74 được phát triển trên cơ sở AK-74.[3]
Tuy nhiên đến thập niên 2000 thì có những ý kiến cho rằng nên quay lại sử dụng đạn 7,62mm vì nó có sức xuyên phá cao hơn, đủ để xuyên thủng các loại áo giáp chống đạn đang ngày càng bền chắc hơn. Do đó, khẩu súng trường AK-103 được thiết kế để dùng lại loại đạn 7.62x39mm M43.
Các biến thể
sửa- 7N5: Thiết kế nguyên thủy, cải tiến thu nhỏ đạn từ đạn 7,62×39mm M43, sản xuất năm 1974.
- 7N6: Phiên bản cải tiến năm 1987, với lớp chì mỏng bọc lõi thép đầu đạn để tạo hiệu ứng xuyên giống đạn chống tăng phức hợp có lõi cứng.
- 7N10: phát triển thập niên 1990, với hình dáng đầu đạn thay đổi, bỏ hang rỗng ở chóp đầu, lõi thép nhỏ hơn, chóp đầu được kéo dài ra.
- 7N22: Phiên bản phát triển tiếp theo, với lõi gang carbon cao, vỏ đồng mềm đệm chì, đầu đạn làm thuôn dài.
Tham khảo
sửa- ^ “The Russians are coming! The Russians are coming! Or maybe the Polish by Holt Bodinson, Guns Magazine / Sept, 2008”. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 10 tháng 7 năm 2012.
- ^ “Дайте огня. Почему Россия возвращается к калибру "трехлинеек"”.
- ^ a b c “Vì sao [[Nga]] trở lại với vũ khí cỡ nòng 7,62mm?”. Tựa đề URL chứa liên kết wiki (trợ giúp)
Liên kết ngoài
sửa- Fackler ballistics study Lưu trữ 2007-10-09 tại Wayback Machine
- Terminal Ballistics Study - Bosnia - Military Medicine/tháng 12 năm 2001 Lưu trữ 2011-04-06 tại Wayback Machine
- Photos of various different types of 5.45x39mm ammunition Lưu trữ 2010-11-15 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về 5,45×39mm. |