62 Erato

tiểu hành tinh vành đai chính

Erato /ˈɛrət/ (định danh hành tinh vi hình: 62 Erato) là một tiểu hành tinh lớn và tối ở vành đai chính, thuộc nhóm tiểu hành tinh Themis, có đường kính khoảng 95 km. Các trắc quang trong giai đoạn 2004-2005 cho thấy chu kỳ quay của nó là 9,2213 ± 0,0007 giờ với độ lớn biên độ là 0,116 ± 0,005.[4] Thành phần cấu tạo của nó dường như bằng cacbonat. Nó quay quanh Mặt Trời với chu kỳ là 5,52 năm, bán trục chính là 3,122 AUđộ lệch tâm là 0,178. Mặt phẳng quỹ đạo nghiêng một góc 2,22 ° so với mặt phẳng hoàng đạo.

62 Erato
Mô hình 3D dựa trên đường cong ánh sáng của Erato
Khám phá
Khám phá bởiOskar Lesser
Wilhelm Julius Foerster
Ngày phát hiện14 tháng 9 năm 1860
Tên định danh
(62) Erato
Phiên âm/ˈɛrət/[2]
Đặt tên theo
Ἐρατώ Eratō
A860 RD
Vành đai chính · (giữa)
Themis[1]
Tính từEratoian /ɛrəˈt.iən/
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 31 tháng 12 năm 2006
(JD 2.454.100,5)
Điểm viễn nhật3,679 AU (550,4 Gm)
Điểm cận nhật2,566 AU (383,9 Gm)
3,122 AU (467,0 Gm)
Độ lệch tâm0,178
2015,178 ngày (5,52 năm)
161,828°
Độ nghiêng quỹ đạo2,223°
125,738°
273,285°
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
95,4 km
5,675±0,001 giờ[3] hoặc 9,2213±0,0007 giờ[4]
0,061 [5]
Ch (SMASSII)
BU (Tholen)
8,76

Erato là tiểu hành tinh đầu tiên được ghi nhận là đồng phát hiện, bởi Oskar LesserWilhelm J. Forster vào ngày 14 tháng 9 năm 1860 từ Đài thiên văn Berlin và là tiểu hành tinh duy nhất do họ phát hiện. Cái tên gọi của Erato được chọn bởi Johann Franz Encke, giám đốc đài thiên văn và nó được đặt theo tên Erato, nữ thần bảo trợ thơ ca trữ tình trong thần thoại Hy Lạp.[6] Nó cũng đã được phân loại là một tiểu hành tinh Eoan.[3]

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Asteroid 62 Erato”. Small Bodies Data Ferret. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2019.
  2. ^ Noah Webster (1884) A Practical Dictionary of the English Language
  3. ^ a b Alvarez-Candal, Alvaro; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2004), “Rotational lightcurves of asteroids belonging to families”, Icarus, 172 (2): 388–401, Bibcode:2004Icar..172..388A, doi:10.1016/j.icarus.2004.06.008.
  4. ^ a b Gonçalves, Rui M. D.; Behrend, Raoul (tháng 3 năm 2006), “Lightcurve of 62 Erato”, Bulletin of the Minor Planets Section of the Association of Lunar and Planetary Observers, 33 (1): 7, Bibcode:2006MPBu...33....7G.
  5. ^ “Asteroid Data Sets”. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 12 năm 2009. Truy cập ngày 18 tháng 3 năm 2010.
  6. ^ Schmadel, Lutz D. (2003). Dictionary of Minor Planet Names. Springer Science & Business Media. tr. 21. ISBN 978-3-540-00238-3.

Liên kết ngoài

sửa