9K52 Luna-M (tiếng Nga: Луна; tiếng Anh: moon – Mặt Trăng) là một tổ hợp tên lửa đường đạn tầm ngắn của Liên Xô. Đạn tên lửa 9M21 có khả năng ổn định quay và không dẫn đường. "9K52" là mã định danh của GRAU, tên định danh NATO của tổ hợp này là FROG-7.

9K52 Luna-M
FROG-7B (Luna M)
Xe phóng 9P113 với đạn tên lửa 9M21
LoạiTên lửa đường đạn chiến thuật
Nơi chế tạo Liên Xô
Lược sử chế tạo
Các biến thể9M21B (hạt nhân), 9M21F (HE) và 9M21G (hóa học), Laith-90
Thông số (9M21B)
Khối lượng2,5-2,8 tấn
Chiều dài30 ft (9,1 m)
Đường kính1,8 ft (0,55 m)
Kíp chiến đấu4

Tầm bắn xa nhất70 km (43 mi)
Đầu nổliều nổ mạnh, hóa học, hạt nhân
Trọng lượng đầu nổ550 kg (1.210 lb)

Tốc độMach 3
Hệ thống chỉ đạodẫn đường quán tính
Nền phóngxe phóng tên lửa 8 x 8 ZIL-135

Đạn tên lửa 9M21 được đặt trên xe mang phóng thẳng đứng (TEL) bánh lốp 9P113 dựa trên khung gầm xe tải quân sự ZIL-135 8x8. TEL có một cần cẩu thủy lực để nạp đạn tên lửa từ xe chở đạn 9T29 (cũng dựa trên khung gầm ZIL-135). 9M21 có tầm bắn lên tới 70 km và có sai số (CEP) từ 500 m tới 700 m. Đạn phản lực có đầu đạn nặng 550 kg (đầu đạn có thể là liều nổ mạnh, hóa học hoặc hạt nhân). 9M21 được giới thiệu lần đầu vào năm 1965 và triển khai rộng rãi trên khắp các quốc gia vệ tinh của Liên Xô. Đạn phản lực được xuất khẩu rộng rãi tới nhiều quốc gia. Sau chiến tranh với Iran, Iraq đã sửa đổi 9M21 để nâng tầm bắn lên 90 km và mang một đầu đạn phụ. Tên lửa có tên mới là Laith-90.[1]

Trong cuộc xâm lược Iraq năm 2003, ở trận Karbala Gap (2003), Trung tâm chiến dịch chiến thuật (TOC) của đại tá David Perkins ở sở chỉ huy của Lữ đoàn 2, sư đoàn bộ binh 3 Hoa Ky là mục tiêu và bị tấn công bởi đạn tên lửa FROG-7 hay biến thể Ababil-100 SSM của Iraq, giết chết 3 binh sĩ. 14 lính khác bị thương và 22 xe quân sự bị phá hủy,

Các máy bay phản lực RAF trong cuộc nội chiến Libya năm 2011 có nhiệm vụ tìm kiếm và phá hủy các xe phóng FROG-7 của lực lượng trung thành với ông Gaddafi.[2]

Đạn tên lửa 9M21 (Luna M)
Xe phóng tên lửa 9P113 của Đông Đức
Xe phóng tên lửa 9P113 của tổ hợp 9K52

Biến thể sửa

9M21B
Biến thể mang đầu đạn hạt nhân 500 kg (1,213-lb).
9M21G
Biến thể trang bị đầu đạn 390 kg (860-lb).
Laith-90
Phiên bản của Iraq với khả năng tăng tầm bắn (90 km) và mang đầu đạn phụ.

Quốc gia sử dụng sửa

Đang sử dụng[3] sửa

Từng sử dụng sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Cordesman, Anthony: Iraq and the War of Sanctions. Greenwood Publishing Group, 1999. Page 453. ISBN 027596528
  2. ^ “Operation Unified Protector / UK Operation Ellamy ngày 6 tháng 5 năm 2011 airstrike”. Truy cập 28 tháng 10 năm 2015.
  3. ^ Military balance 2010

Liên kết ngoài sửa