Abulfeda là một hố Mặt Trăng (hố va chạm) nằm ở vùng cao trung tâm của Mặt Trăng. Về phía đông bắc là hố Descartes, và về phía nam-đông nam là hố Almanon. Về phía bắc là hố Dollond. Một chuỗi các hố được gọi với cái tên là Catena Abulfeda trải dài từ giữa rìa phía nam của hố Abulfeda và tới vành phía bắc của Almanon, và tiếp tục kéo dài khoảng 210 km dọc theo Rupes Altai. Hố được đặt tên theo sau nhà lịch sử học người Kurd gốc Syria là Ismael Abul-fida.[1][2][3][4][5][6][7][8]

Hố Abulfeda
Hình từ Lunar Orbiter 4
Tọa độ13°48′N 13°54′Đ / 13,8°N 13,9°Đ / -13.8; 13.9
Đường kính62 km
Độ sâu3,1 km
Kinh độ hoàn hảo346° lúc mặt trời mọc
Được đặt tên theoIsmael Abul-fida
Hình mosaic WAC từ LRO
Hố Abulfeda và hố Descartes
Hình từ NASA

Cả hai phần phía nam và phía đông bắc của vành hố đều bị chồng chéo lên bởi nhiều hố nhỏ khác nhau. Vành tường phía trong rộng hơn ở phía đông, và bị xói mòn ở phía bắc. Thềm hố được trồi lên lại bởi ejecta từ biển Mare Imbriumdung nham bazan, thềm hố tương đối trơn và không có gì đặc biệt. Hố không có đỉnh giữa, vì có thể đã bị chôn vùi. Phần bên trong có vẻ hơi trơn trượt xuống, như thể là bị ảnh hưởng bởi một vụ nổ nhỏ và rung lắc địa chấn từ các tác nhân khác ở vùng lân cận.[8][9]

Hố vệ tinh sửa

Theo quy ước, những tính chất này được xác định trên bản đồ bằng cách đặt từng chữ cái là tâm của các hố vệ tinh gần với Abulfeda nhất.[10]

Abulfeda Vĩ độ Kinh độ Đường kính
A 16.4° N 10.8° Đ 14 km
B 14.5° N 16.4° Đ 15 km
BA 14.6° N 16.8° Đ 13 km
C 12.8° N 10.9° Đ 17 km
D 13.2° N 9.5° Đ 20 km
E 16.7° N 10.2° Đ 6 km
F 16.2° N 13.0° Đ 13 km
G 13.1° N 9.0° Đ 7 km
H 13.8° N 9.6° Đ 5 km
J 15.5° N 10.0° Đ 5 km
K 14.9° N 10.6° Đ 10 km
L 14.1° N 10.7° Đ 5 km
M 16.2° N 12.1° Đ 10 km
N 15.1° N 12.2° Đ 14 km
O 15.4° N 11.2° Đ 7 km
P 15.5° N 11.5° Đ 5 km
Q 12.8° N 12.3° Đ 3 km
R 12.8° N 13.0° Đ 7 km
S 12.2° N 13.3° Đ 5 km
T 14.8° N 13.8° Đ 7 km
U 13.0° N 13.8° Đ 6 km
W 12.5° N 13.9° Đ 5 km
X 15.0° N 14.0° Đ 6 km
Y 12.8° N 14.1° Đ 5 km
Z 14.7° N 15.2° Đ 5 km

Tham khảo sửa

  1. ^ "Abulfeda". Gazetteer of Planetary Nomenclature. Chương trình Nghiên cứu Địa chất học hành tinh USGS.
  2. ^ “Biographical Dictionary of the Archival and Documentation Site on Muslims”. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 3 tháng 12 năm 2019.
  3. ^ Abu al Fida
  4. ^ Abu al Fida
  5. ^ Abu-al-Fida at Encyclopaedia Britannica
  6. ^ Helaine Selin (1997). Encyclopaedia of the History of Science, Technology, and Medicine in Non-Westen Cultures. Netherlands: Springer Science & Business Media. tr. 7–8. ISBN 978-0-7923-4066-9.
  7. ^ Identifiants et Référentiels Sudoc Pour L'Enseignement Supérieur et la Recherche - Abū al-Fidā (1273-1331) (tiếng Pháp)
  8. ^ a b Autostar Suite Astronomer Edition. CD-ROM. Meade, April 2006.
  9. ^ Moore, Patrick (2001). On the Moon. Sterling Publishing Co.. ISBN 0-304-35469-4. p.207
  10. ^ Bussey, B.; Spudis, P. (2004). The Clementine Atlas of the Moon. New York: Cambridge University Press. ISBN 0-521-81528-2.

Liên kết ngoài sửa