Họ Nhông

(Đổi hướng từ Agamidae)

Họ Nhông (Agamidae) là một họ gồm hơn 300 loài bò sàt phân bộ Kỳ nhông bản địa ở châu Phi, châu Á, Úc, và một số ít ở Nam Âu. Nhiều loài thường được gọi là rồng hay thằn lằn rồng. Trang web của The Reptile Database tra cứu ngày 25 tháng 9 năm 2014 cho số lượng loài thuộc họ này là 445[2]. Tại Việt Nam, có khoảng 24 loài thuộc họ Nhông[3], với các tên gọi phổ biến là nhông, nhông cát, thằn lằn bay, rồng đất, v.v..

Họ Nhông
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Bộ (ordo)Squamata
Phân bộ (subordo)Lacertilia
Phân thứ bộ (infraordo)Iguania
Họ (familia)Agamidae
Gray, 1827[1]
Phân họ
6, xem bài

Tổng quan sửa

Về mặt phát sinh chủng loài, Agamidae có thể là nhóm có quan hệ chị em với Iguanidae sensu lato, và chúng có bề ngoài khá giống nhau. Các loài Agamidae thường có các chân khỏe và khá phát triển. Đuôi của chúng không thể rụng và tái sinh như ở các loài tắc kè, mặc dù sự tái sinh phần nào được thấy ở một vài loài[4][5].

Nhiều loài nhông có khả năng thay đổi hạn chế màu sắc bề ngoài của chúng để điều chỉnh thân nhiệt[6]. Ở một số loài, con đực có màu sắc sặc sỡ hơn con cái[7], và màu sắc có một phần vai trò trong việc đánh tín hiệu cũng như trong các tập tính sinh sản[8]. Nói chung họ Agamidae sinh sống trong các khu vực môi trường ấm, từ các hoang mạc nóng bức tới các rừng mưa nhiệt đới, nhưng ít nhất có 1 loài là rồng núi Australia (Rankinia diemensis) lại sinh sống trong khu vực lạnh hơn.

Nhóm các loài thằn lằn này bao gồm một vài loài được biết đến khá nhiều, như các loài rồng râu (Pogona) đã được thuần hóa ở Australia và thằn lằn đuôi gai (Uromastyx) ở Bắc Phi và Trung Đông.

Một trong những đặc trưng cơ bản để phân biệt của họ Agamidae là răng của chúng, mọc trên gờ ngoài của miệng (răng dính liền), chứ không phải trên mặt trong của quai hàm (răng dính bên). Đặc trưng này chia sẻ chung với các loài tắc kè hoa, nhưng nói chung vẫn là bất thường ở các loài thằn lằn. Thằn lằn Agamidae nói chung là các loài hoạt động ban ngày, với thị lực tốt, và bao gồm chủ yếu là các loài sống trên mặt đất hay trong kẽ đá cũng như một ít loài sống trên cây. Thức ăn của chúng chủ yếu là côn trùng (Insecta) và các loài động vật chân khớp (Arthropoda) khác như nhện, mặc dù một số loài to lớn có thể ăn thịt cả các loài bò sát nhỏ khác hay các động vật có vú nhỏ, chim làm tổ, hoa hay các loại thực vật[9]. Phần lớn các loài nhông là noãn sinh (đẻ trứng)[10].

Phân loại và phân bố sửa

 
Nhông đất (Agama aculeata) ở Tanzania.
 
Thằn lằn họng quạt Sitana ponticeriana thuộc phân họ Agaminae.

Có rất ít nghiên cứu về họ Agamidae. Đánh giá bao hàm toàn diện đầu tiên do Moody thực hiện năm 1980[11], tiếp theo là đánh giá mang tính tổng thể hơn của Frost và Etheridge năm 1989[12]. Các nghiên cứu sau đó dựa trên các đoạn gen DNA ti thể của Macey et al. năm 2000[13] và Honda et al. năm 2000[14] cũng như bằng việc lấy mẫu trong khắp họ Agamidae của Joger năm 1991[15]. Một số ít nghiên cứu khác tập trung vào các nhánh trong họ, và Agamidae chưa từng được điều tra kỹ càng như đối với họ Iguanidae.

Họ Agamidae thể hiện một sự phân bố kỳ lạ. Chúng được tìm thấy trên phần lớn các khu vực của Cựu thế giới, bao gồm châu Phi lục địa, Australia, Nam Á, Đông Nam Á và thưa thớt hơn tại khu vực nóng ấm ở châu Âu. Tuy nhiên, chúng không có mặt ở MadagascarTân thế giới. Sự phân bố này là trái ngược với sự phân bố của Iguanidae, với các loài được tìm thấy trong các khu vực này nhưng lại không có mặt trong các khu vực nơi Agamidae được tìm thấy. Sự phân chia hệ động vật tương tự cũng được thấy giữa hai họ trăn là BoidaePythonidae.

Các phân họ sửa

Phát sinh chủng loài sửa

Biểu đồ nhánh chi tiết vẽ theo Pyron et al. (2013)[16].

Agamidae

Uromastycinae

Leiolepidinae

Hydrosaurinae

Amphibolurinae

Agaminae

Draconinae

Chú thích sửa

  1. ^ Dahms Tierleben. Agamidae[liên kết hỏng].
  2. ^ Agamidae tại The Reptile Database.
  3. ^ Ngô Đắc Chứng, Đào Thị Hồng Mai, 2012. Thằn lằn họ Agamidae ở Việt Nam. Đại học Huế, Chuyên san khoa học Nông nghiệp, Sinh học và Y Dược. Tập 75B, số 6.
  4. ^ Thompson, M.B. (1993). “Estimate of the population structure of the estern water dragon, Physignathus lesueurii (Reptilia: Agamidae), along riverside habitat”. Wildlife Research. Australia: CSIRO Publishing. 20 (5): 613–619. doi:10.1071/WR9930613. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2009.
  5. ^ Ananjeva, Natalia B.; Bryan L. Stuart (2001). “The Agamid lizard Ptyctolaemus phuwtilmensis Manthey and Nabhitabhata, 1991 from Thailand and Laos represents a new genus” (PDF). Russian Journal of Herpetology. Folium Publishing Company. 8 (3): 165–170. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2009.[liên kết hỏng]
  6. ^ de Velasco, Jesus Barraza; Glenn J. Tattersall (tháng 9 năm 2008). “The influence of hypoxia on the thermal sensitivity of skin colouration in the bearded dragon, Pogona vitticeps. Journal of Comparative Physiology B: Biochemical, Systemic, and Environmental Physiology. Berlin/Heidelberg: Springer. 178 (7): 867–875. doi:10.1007/s00360-008-0274-8. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2009.[liên kết hỏng]
  7. ^ Cuervo, J.J.; R. Shine (ngày 10 tháng 7 năm 2007). “Hues of a dragon's belly: morphological correlates of ventral coloration in water dragons”. Journal of Zoology. Hiệp hội Động vật học London. 273 (3): 298–304. doi:10.1111/j.1469-7998.2007.00328.x. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2009.
  8. ^ LeBas, Natasha R.; N. Justin Marshall (2000). “The role of colour in signaling and male choice in the agamid lizard Ctenophorus ornatus (PDF). Proceedings of the Royal Society of London B. Hiệp hội Hoàng gia Anh. 267: 445–452. doi:10.1098/rspb.2000.1020. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2009.
  9. ^ Cogger H. G. (1994). Reptiles and Amphibians of Australia. New South Wales: Reed. ISBN 0-7301-0088-X.
  10. ^ Bauer Aaron M. (1998). Cogger H. G. & Zweifel R. G. (biên tập). Encyclopedia of Reptiles and Amphibians. San Diego: Academic Press. tr. 134–136. ISBN 0-12-178560-2.
  11. ^ Moody S. M. (1980). Phylogenetic relationships and historical biogeographical relationships of the genera in the family Agamidae (Reptilia: Lacertilia) (Ph.D. Dissertation). Ann Arbor: Đại học Michigan.
  12. ^ Frost, Darrel R.; Richard Etheridge (ngày 28 tháng 9 năm 1989). “A phylogenetic analysis and taxonomy of iguanian lizards (Reptilia: Squamata)”. Chuyên san của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Kansas. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Kansas. 81: 1–65. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  13. ^ Macey, J. Robert; James A. Schulte II; Allan Larson. (2000). “Evolution and phylogenetic information content of mitochondrial genomic structural features illustrated with acrodont lizards” (PDF). Syst. Biol. Nhà in Đại học Oxford. 49 (2): 257–277. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  14. ^ Honda, Masanao; Hidetoshi Ota; Mari Kobayashi; Jarujin Nabhitabhata; Hoi-Sen Yong; Showichi Sengoku; Tsutomu Hikida (2000). “Phylogenetic Relationships of the Family Agamidae (Reptilia: Iguania) Inferred from Mitochondrial DNA Sequences”. Copeia. Hiệp hội Động vật học Nhật Bản. 1991 (3): 616–622. doi:10.2108/0289-0003(2000)17[527:PROTFA]2.0.CO;2. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2014.
  15. ^ Joger, Ulrich (ngày 1 tháng 8 năm 1991). “A Molecular Phylogeny of Agamid Lizards”. Chuyên san của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học Kansas. Hiệp hội các nhà Ngư học và Bò sát học Mỹ. 81: 1–65. JSTOR 1446389. |ngày truy cập= cần |url= (trợ giúp)
  16. ^ Pyron Robert Alexander, Frank T. Burbrink, John J. Wiens, 2013. A phylogeny and revised classification of Squamata, including 4161 species of lizards and snakes. BMC Evol. Biol. 13(1) 93, doi:10.1186/1471-2148-13-93.

Tham khảo sửa