Ahmad Ali Karim

nhà văn người Mã Lai

Ahmad Ali bin Haji A. Karim (Jawi : احمد علي بن حاج عبدالكريم; sinh ngày 13 tháng 2 năm 2003) là một nhà văn người Malaysia chuyên viết phân tích về bối cảnh chính trị địa phương cũng như luật pháp của Malaysia, đặc biệt là về hiến pháp Liên bang. Các bài viết của anh được xuất bản trên các tờ báo và trên blog cá nhân, thu hút 1,5 triệu người xem. Anh hiện là người phụ trách mục tuần san của Utusan Malaysia.[1]

Ahmad Ali Karim
احمد علي کريم
SinhAhmad Ali bin A. Karim
13 tháng 2, 2003 (21 tuổi)
Kuala Terengganu
Quốc tịchMalaysia
Nghề nghiệpNhà văn
Tổ chứcMuafakat Pendidikan Johor (MPJ)
Nổi tiếng vìViết từ khi còn trẻ
Cha mẹA. Karim Omar (cha)
Asmahan Ahmad (mẹ)
Người thânAeshah Karim (chị)
Trang webahmadalikarim.com

Đời sống cá nhân

sửa

Ali Karim sinh năm 2003 tại Kuala Terengganu, Malaysia, là con trai út của nhà hoạt động Hồi giáo quá cố người Mã Lai, A. Karim Omar (ms). Anh ta là hậu duệ của Tun Habib Abdul Majid, đồng thời có tổ tiên là người Trung Quốc.[2]

Anh là một học sinh học tại nhà với sự giúp đỡ của mẹ. Karim được cho là có hứng thú với luật từ khi còn nhỏ.[3] Ngoài chương trình học phổ thông ở trường, anh còn học luật tại trường Đại học Hồi giáo Quốc tế Malaysia (IIUM), dưới sự chỉ dạy của phó giáo sư tiến sĩ Shamrahayu Abd. Aziz và một số chuyên gia khác trong lĩnh vực này.[3]

Anh bắt đầu đăng tải các bài viết từ năm 2008 trên web blog của mình, Ahmad Ali Karim's Weblog. Năm 2017, anh bắt đầu tham gia thuyết trình và phát biểu về luật pháp của Malaysia cũng như các vấn đề hiện tại tại các trường học ở Johor, Malaysia, trong chuyến tham quan vòng quanh bang mang tên Jelajah Kemerdekaan (Chuyến tham quan độc lập) được tổ chức bởi Muafakat Pendidikan Johor (MPJ) cùng với sự hỗ trợ của chính quyền bang.[4]

Ali Karim cũng được cho là có hứng thú với nghệ thuật số và đã nhiều lần giành chiến thắng trong một cuộc thi nghệ thuật số do Microsoft Studios (sau được đổi tên thành Xbox Game Studios) tổ chức.[3]

Sự nghiệp và thành tựu

sửa

Ali Karim bắt đầu tập viết khi anh lên 5 tuổi.[3] Từ năm 9 tuổi, anh đã bắt đầu viết những bài phân tích chính trị liên quan đến tình hình Malaysia.

Các bài viết của anh đã thu hút được sự quan tâm của nhiều người, trong đó có thủ tướng Malaysia - Mahathir Mohamad,[5] người đã viết một lá thư trả lời chính thức cho anh vào ngày 11 tháng 1 năm 2017 liên quan đến bài báo của Ali Karim về hoạt động liên minh giữa Pakatan Harapan (PH)Đảng bản địa thống nhất Malaysia (BERSATU) được cho là đi ngược lại hiến pháp.[6] Tờ báo địa phương Berita Harian cũng từng đưa tin độc quyền về anh vào ngày 5 tháng 6 năm 2018.

Anh cũng thường xuyên viết bài trên hai trang thông tin điện tử là Menara.my và Tanjak.my.[7] Hiện anh là đại sứ chính thức của Muafakat Pendidikan Johor (MPJ).[8]

Vào ngày 15 tháng 7 năm 2019, Ali Karim được bổ nhiệm làm người phụ trách chuyên mục tuần san của tờ Utusan Malaysia. Anh tập trung viết về hiến pháp Malaysia cũng như các nhà cầm quyền tại Mã Lai,[8] trước khi tờ báo đình bản vào ngày 9 tháng 10 năm 2019. Ali Karim sau đó được bổ nhiệm lại làm người phụ trách chuyên mục sau khi tờ báo xuất bản trở lại vào tháng 7 năm 2020.[9]

Đơn tố cáo chống lại Lâm Quan Anh

sửa

Vào ngày 23 tháng 11 năm 2016, Ali Karim đã nộp đơn tố cáo chống lại Thủ hiến bang Penang, Malaysia, Lâm Quan Anh, liên quan đến tuyên bố bị cáo buộc là nổi loạn của ông về Dự luật sửa đổi năm 1965 của Tòa án Syariah (thường được gọi là Đạo luật 355 hoặc Akta 355).[10]

Hành động này đã nhận được phản ứng của nhiều nhân vật chính trị, đặc biệt là chính Quan Anh, người cho rằng báo cáo của cảnh sát là phù phiếm và vô căn cứ.[11][12] Tuy nhiên, Thứ trưởng trong Văn phòng Thủ tướng lúc bấy giờ là Dato' Dr. Asyraf Wajdi Dusuki đã bảo vệ hành động của Ali Karim, nói rằng Quan Anh "nên xấu hổ vì một thiếu niên 13 tuổi lại hiểu hiến pháp hơn mình".[13][14][15] Ali Karim cũng xuất hiện trên trang bìa của Utusan Malaysia khi chủ tịch Tổ chức bản địa hùng mạnh (PERKASA), Dato 'Paduka Dr. Ibrahim Ali đến thăm nhà nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với hành động của anh.[16]

Tham khảo

sửa
  1. ^ KARIM, AHMAD ALI A. (8 tháng 8 năm 2020). “Kita lebih kenal artis K-Pop”. Utusan Digital (bằng tiếng Mã Lai). Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ Karim, Ahmad Ali (10 tháng 9 năm 2019). “A Tribute to My Chinese Heritage”. Ahmad Ali Karim's Weblog (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ a b c d Alias, Siti Azila (5 tháng 6 năm 2018). “Ahmad Ali pilih blog kupas isu politik”. Berita Harian (bằng tiếng Mã Lai). Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  4. ^ Karim, Ahmad Ali (24 tháng 8 năm 2017). “Bicara Kemerdekaan @ SMKTSMR – My First Solo Talk”. Ahmad Ali Karim's Weblog (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  5. ^ Karim, Ahmad Ali (13 tháng 1 năm 2017). “Surat Balas Tun M Tidak Menjawab Persoalan”. Ahmad Ali Karim's Weblog (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  6. ^ Karim, Ahmad Ali (2 tháng 1 năm 2017). “Perjanjian DAP, PKR, PAN, PPBM Untuk Meminda Perkara 3(1)?”. Ahmad Ali Karim's Weblog (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  7. ^ BHPLUS: Ahmad Ali pilih blog kupas isu politik (bằng tiếng Anh), truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020
  8. ^ a b Karim, Ahmad Ali (16 tháng 7 năm 2019). “Undi 18: Bersediakah belia menggalas tanggungjawab mengundi?”. Utusan Online (bằng tiếng Mã Lai). Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ Karim, Ahmad Ali (25 tháng 7 năm 2020). “Kolum Saya: Diari Remaja @ Utusan Malaysia”. Ahmad Ali Karim's Weblog (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2020.
  10. ^ Nambiar, Predeep (13 tháng 1 năm 2017). “Police query Guan Eng over report lodged by 13-year-old”. Free Malaysia Today. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  11. ^ Nambiar, Predeep (13 tháng 1 năm 2017). “Guan Eng cries foul over 'frivolous' police investigation”. Free Malaysia Today. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  12. ^ Nambiar, Predeep (15 tháng 1 năm 2017). “Who is 14-year-old who filed 'sedition' report against Lim?”. Free Malaysia Today. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  13. ^ “Asyraf Wajdi puji remaja 13 tahun”. BERNAMA (bằng tiếng Mã Lai). 17 tháng 1 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  14. ^ “Guan Eng patut malu tidak faham Perlembagaan”. Utusan Malaysia (bằng tiếng Mã Lai). 18 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  15. ^ “Guan Eng patut malu remaja 14 tahun lebih faham Perlembagaan”. Free Malaysia Today (bằng tiếng Mã Lai). 17 tháng 1 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.
  16. ^ Zainooddin, Azhari (17 tháng 1 năm 2017). “Remaja 13 tahun buat laporan polis”. Utusan Malaysia. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 1 năm 2020.

Liên kết ngoài

sửa