Amen hay a-men (tiếng Hebrew: אָמֵן‎, ʾāmēn; tiếng Hy Lạp cổ: ἀμήν, amên; Hy Lạp: ἀμήν; tiếng Ả Rập: آمين‎, ʾāmīn; "Đúng như thế; thật vậy") là một lời tuyên bố xác nhận[1][2] thường thấy trong Kinh thánh HebrewTân Ước. Từ này được sử dụng trong những kinh sách đầu tiên của Do Thái giáo.[3] Trong các nghi thức thờ phụng của Kitô giáo, amen được dùng như là một lời kết cho những lời cầu nguyện và thánh ca.[2] Trong Hồi giáo, nó là từ chuẩn để kết thúc một Dua (lời xin)

Amen trong tiếng Syriac

Từ nguyên sửa

Từ amen được sử dụng trong các Thánh kinh được cho rằng được viết bằng tiếng Hebrew;[4][5] tuy nhiên, gốc từ gồm 3 phụ âm cơ bản ( triconsonantal root; triliteral) mà từ được cấu thành lại cũng phổ biến trong một số ngôn ngữ Semit như tiếng Aramaic hay tiếng Syriac. Từ này được đưa vào tiếng Hy Lạp vào thời kỳ đầu của các giáo hội Do Thái giáo.[1][6] Từ tiếng Hy Lạp, amen du nhập vào các ngôn ngữ khác của phương Tây. Theo một từ điển từ nguyên học tiêu chuẩn, thì amen vào tiếng Hy Lạp, sau đó sang hậu Latinh, và từ đó sang tiếng Anh.[7] Gốc từ 3 phụ âm của amen giống như gốc từ của động từ ʾāmán trong tiếng Hebrew cổ.[8]

Theo ngữ pháp thì ʾāmán được viết dưới 3 phụ âm của nó (aleph-mem-nun) giống hệt như ʾāmēn (lưu ý trong tiếng Hebrew chữ aleph א là một âm ngừng trong thanh môn (âm cổ họng) cho nên nó đóng vai trò như một phụ âm trong hình thái học của tiếng Hebrew).[7] Gốc từ 3 phụ âm này có nghĩa là vững chắc, được chứng thực, đáng tin, chính xác.

Trong tiếng Ả Rập, gốc 3 phụ âm của từ này cũng chung với từ ʾĀmana (tiếng Ả Rập: آمن‎), và cũng mang ý nghĩa tương tự như gốc từ của tiếng Hebrew.

Trong Thông thiên học,[9] hay những người ủng hộ sử thuyết Afrocentrism (hệ tư tưởng đề cao các dân tộc ở châu Phi),[10] và tín đồ của Kitô giáo bí truyền[11][12] phổ biến sự phỏng đoán cho rằng amen là có nguồn gốc từ tên vị thần Ai CậpAmun (mà đôi khi cũng được đọc thành Amen). Một số tín đồ của các tôn giáo phương Đông tin rằng nguồn gốc của từ amen có liên hệ với từ Aum trong tiếng Phạn.[13][14][15][16] Tuy nhiên, trong từ gốc của tiếng Hebrew, như đã nói ở trên, thì được bắt đầu bằng chữ aleph, trong khi từ trong tiếng Ai Cập lại bắt đầu với chữ yodh.[17]

Trong tiếng Armenia từ ամեն /ˌɑːmˈɛn/ có nghĩa là tất cả; nhưng nó cũng được sử dụng trong các hình thức tương tự khi kết thúc lời cầu nguyện.[18]

Trong Kinh thánh Hebrew sửa

Từ amen xuất hiện lần đầu trong Kinh thánh Hebrew là trong Sách Dân số 5:22, nói về một tư tế khi nguyền rủa một phụ nữ bị nghi là mất nết phản bội, cô ta sẽ trả lời "Amen, amen".

Ba trường hợp khác nhau khi dùng amen cũng xuất hiện trong Thánh kinh, như:[1]

  1. Amen được dùng ở đầu câu, ám chỉ đến những lời của người đối thoại và đưa ra một câu khẳng định, như trong I Các Vua 1:36[1]
  2. Amen được dùng độc lập cũng ám chỉ đến những lời của người đối thoại nhưng không bổ sung thêm lời khẳng định, như trong Nê-hê-mi-a 5:13[1]
  3. Amen được dùng cuối đoạn, như một lời tán đồng trong các Thánh Vịnh.[1]

Tân Ước sửa

Có 52 từ amen trong Phúc Âm Nhất Lãm và 25 từ trong Phúc âm Gioan. Từ amen đứng cuối đoạn như trong Ma-thi-ơ 6:13 được dùng tương tự như trong Thánh Vịnh. Tất cả các từ amen được dùng đầu câu đều là trong lời nói của Jesus. Theo Friedrich Delitzsch, thì các từ này không giống như trong Kinh thánh Hebrew, vì nó không đề cập đến lời của một người đã nói trước, mà là giới thiệu một tư tưởng mới.[19]

Chú thích sửa

  1. ^ a b c d e f “Amen”. Catholic Encyclopedia. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2007. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2007.
  2. ^ a b Harper, Douglas. “amen”. Online Etymology Dictionary.
  3. ^ ví dụ trong Sách Dân số 5:22, Sách Đệ Nhị Luật 27.15-26.
  4. ^ Paul Joüon, SJ, A Grammar of Biblical Hebrew, trans. and revised by T. Muraoka, vol. I, Rome: Editrice Pontificio Instituto Biblico, 2000.
  5. ^ “G281”. Strong's Concordance. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2009. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2008.
  6. ^ “Amen”. Jewish Encyclopedia. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 19 tháng 2 năm 2008.
  7. ^ a b “Amen”. American Heritage Dictionary. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  8. ^ “King James Bible Strong's Hebrew Dictionary”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  9. ^ “COLLATION OF THEOSOPHICAL GLOSSARIES – Amen”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008.
  10. ^ The Origin of the Word Amen, Ed. by Issa & Faraji, Amen Ra Theological Seminary Press. [1] Lưu trữ 2010-02-03 tại Wayback Machine as quoted in the Lexington Herald-Leader, "Scholar traces origins of 'Amen' He says word is of African, not Hebrew, origin", December 2007, [2]
  11. ^ “Assembly of Yahweh, Cascade (an Assembly of True Israel, of the Diaspora) – Words and Definitions critical to the correct understanding of the Scriptures and Christianity”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 12 tháng 3 năm 2008.
  12. ^ “Amen”. The Assembly of IaHUShUA MaShIaChaH. ngày 15 tháng 12 năm 2005. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 2 năm 2008. Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2008.
  13. ^ Yogananda, Paramahansa. Autobiography of a Yoga, 1946, chapter 26.
  14. ^ Sri H.W.L Poonja, 'The Truth is', Published by Samuel Weiser, 2000, ISBN 1-57863-175-0
  15. ^ “Mandala Yoga”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 9 năm 2010. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  16. ^ “Om, Amen and Amin”. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2014.
  17. ^ Erman, Adolf &Grapow, Hermann: Wörterbuch der Aegyptischen Sprache., Im Auftrage der Deutschen Akademien, Berlin: Akademie Verlag (1971), p.85
  18. ^ hy:Հայր Մեր
  19. ^ "Amen", Encyclopedia Biblica