Amoni tetrachloroferrat(II)

hợp chất hóa học
(Đổi hướng từ Amoni tetracloroferrat(II))

Amoni tetrachloroferrat(II), hay amoni tetrachloroferrit là một hợp chất vô cơcông thức hóa học (NH4)2FeCl4 hay 2NH4Cl·FeCl2. Muối màu lục lam này tan được trong nước.[1]

Amoni tetrachloroferrat(II)
Tên khácAmoni tetrachloroferrit
Amoni chloride, sắt(II) chloride (1:2)
Diamoni tetrachloroferrat(2−)
Số CAS153090-94-9 (khan)[ghi chú 1]
31627-98-2 (2 nước)[1]
Nhận dạng
Thuộc tính
Công thức phân tử(NH4)2FeCl4
Khối lượng mol233,73332 g/mol (khan)
269,73688 g/mol (2 nước)
Bề ngoàitinh thể màu lục lam (2 nước)[1]
Khối lượng riêng≈ 1,9 g/cm³ (2 nước)[2][ghi chú 2]
Điểm nóng chảy
Điểm sôi
Độ hòa tan trong nướctan chậm[3]
Độ hòa tankhông tan trong ethanol[1]
Cấu trúc
Các nguy hiểm
Nguy hiểm chínhđộc
Các hợp chất liên quan
Anion khácAmoni tetrachloromanganat(II)
Amoni trichloroferrat(II)
Amoni tetrachlorocobaltat(II)
Cation khácHydrazini tetrachloroferrat(II)
Hydrazini pentachloroferrat(II)
Hợp chất liên quanSắt(II) chloride
Amoni chloride
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).

Lịch sử sửa

Hợp chất này đã được biết đến từ những năm 70 của thế kỷ XIX. Khi đó, hợp chất chỉ được mô tả là muối phức và chứa 2 phân tử nước mà không cho biết thông tin khác về chúng.[4]

Điều chế sửa

Hợp chất này được điều chế bằng cách trộn hỗn hợp của NH4Cl và FeCl2 trong nước[3], rồi kết tinh lại.[1]

Tính chất sửa

Amoni tetrachloroferrat(II) tồn tại dưới dạng tinh thể màu lục lam khi ngậm nước. Muối này có vị mặn, chát; các tinh thể có dạng bát diện trong suốt. Trong không khí, nó không kết tinh khi mất nước cũng như không chảy ra. Khi đun nóng, nó giải phóng amoni chloride; nó tan được trong nước, nhưng không tan trong ethanol ngay cả khi đun nóng. Dung dịch khi đun sôi sẽ bị khử bởi kẽm để tạo ra sắt kim loại.[5]

Ứng dụng sửa

(NH4)2FeCl4 được sử dụng làm chất xúc tác cho quá trình clo hóa ethylen[1] và tạo ra muối ferrit (xem bên dưới).

Hệ NH4Cl–FeCl2 sửa

Hệ NH4Cl–FeCl2 đã được nghiên cứu ở nhiệt độ 70 ℃ bằng các phương pháp đẳng nhiệt của hỗn hợp quá bão hòa. Trong hệ gồm FeCl2·4H2O, một chất rắn chứa FeCl2·4H2O nhưng chưa rõ thành phần, NH4Cl, và (NH4)2FeCl4·2H2O. Hệ này thuộc loại "hỗn hợp tinh thể bất thường".[6][ghi chú 3][ghi chú 4][ghi chú 5] Hệ này đã từng tạo ra sự thú vị vì đặc tính và cấu trúc của chúng, sự ổn định,… Do đó, chúng có thể được sử dụng như các pha ban đầu để thu được chất bán dẫn từ tính – các muối ferrit (ferrat(III)). Hệ đã được nghiên cứu khá nhiều trước đây.[ghi chú 6]

Trong lần nghiên cứu năm 1971, hệ này đã được nghiên cứu bằng cách sử dụng phương pháp đẳng nhiệt của hỗn hợp quá bão hòa với điều kiện trộn liên tục trong 5 giờ trong môi trường hydro.[ghi chú 7]

Ghi chú sửa

Dưới đây là nguyên văn gốc cho các nguồn tham khảo tương ứng và một số thông tin bổ sung, trong đó […] là phần nội dung không cần thiết. Nếu cách ký hiệu này đứng ở vị trí đầu tiên hoặc cuối cùng, tức là trước (hoặc sau) đó vẫn còn nội dung.

  1. ^ Số CAS của hợp chất được lấy từ SciFinder.
  2. ^ Trang 33: […] то получим для состава, отвечающего двойной соли 2NH4Cl·FeCl2·2H2O, приближенную величину удельного веса, равную 1,9.
  3. ^ Trang 266: Solubility in the FeCl2–NH4Cl–H2O system at 70 °C has been investigated by the method of isothermal relief of supersaturation. It has been shown that the system is characterised by the existence of four crystallisation fields: FeCl2·4H2O, and anomalous solid solutions based on FeCl2·4H2O, NH4Cl, and FeCl2·2NH4Cl·2H2O.
  4. ^ Trang 266: In systems of the MCl2–NH4Cl–H2O type, where M is Fe, Co, Ni, or Mn, so-called "anomalous mixed crystals" can be formed.
  5. ^ Nguyên văn thuật ngữ gốc bằng tiếng Anh: anomalous mixed crystals. Theo tài liệu này, thuật ngữ được sử dụng để mô tả sự hình thành của các hợp chất có nhiều thành phần nhưng cực kỳ khác biệt so với các hợp chất cùng loại xuất hiện trong tự nhiên. Trang 266: This term covers formations of variable composition which are extremely different in nature.
  6. ^ Trang 266: Anomalous mixed crystals of the iron ammonium chloride type are very interesting in their properties and structure, are stable, and extend to high concentrations. They can therefore be used as initial phases for obtaining magnetic semiconductors – the ferrites. The solid phases of the FeCl2–NH4Cl–H2O system were studied earlier quite apart from results on solubility over a wide temperature interval of crystallisation.
  7. ^ Trang 266: We used the method of isothermal relief of supersaturation under conditions of continuous mixing for 5 h in an atmosphere of hydrogen.

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d e f Dictionary of Inorganic Compounds (Jane E. Macintyre; CRC Press, 23 thg 7, 1992 - 5400 trang), trang 2945. Truy cập 19 tháng 3 năm 2021.
  2. ^ Izvestii͡a Akademii nauk SSSR.: Bulletin de l'Académie des sciences de l'URSS. Classe des sciences chimiques. Otdelenie khimicheskikh nauk, Tập 1 (Izd-vo Akademii nauk SSSR, 1949), trang 33. Truy cập 20 tháng 3 năm 2021.
  3. ^ a b Ammonium tetrachlorferrite, (NH4)2FeCl4 trên atomistry.com
  4. ^ Outlines of Chemistry; or, brief notes of chemical facts (William ODLING (Professor of Chemistry in the University of Oxford.); 1870), trang 399. Truy cập 20 tháng 3 năm 2021.
  5. ^ A comprehensive treatise on inorganic and theoretical chemistry, tập 14 (J.W. Mellor; 1922), trang 31. Truy cập 20 tháng 3 năm 2021.
  6. ^ Russian Journal of Inorganic Chemistry, Tập 16,Phần 1 (British Library Lending Division with the cooperation of the Royal Society of Chemistry, 1971), trang 266. Truy cập 20 tháng 3 năm 2021.