Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân

(Đổi hướng từ Anh hùng lực lượng vũ trang)

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân là danh hiệu vinh dự cao nhất của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trước đây và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện nay,[1][2][3][4] phong tặng hoặc truy tặng cho các cá nhân "có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; có đạo đức, phẩm chất cách mạng" và những tập thể "có thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội; trung thành với Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; nội bộ đoàn kết tốt; tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh".[5] Có một anh hùng là người ngoại quốc được công nhận danh hiệu này, đó là ông Kostas Sarantidis, người gốc Hy Lạp về sau nhập quốc tịch Việt Nam.[6][7]

Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huy hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang
Trao bởi Việt Nam
Loạidanh hiệu vinh dự
Ngày thành lập10 tháng 8 năm 1952
(72 năm, 112 ngày)
Quốc gia Việt Nam
Cuống    
Tư cáchcá nhân, tập thể
Tình trạng
đang được trao
Sáng lậpHồ Chí Minh
Thông tin khác
Bậc trênCao nhất
Tương đươngAnh hùng Lao động

Cuống huy hiệu

Lịch sử

sửa

Để động viên, cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, từ năm 1951, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Hội Liên Việt chủ trương tổ chức Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua để khích lệ và tuyên dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu và lao động sản xuất. Đại hội Anh hùng và Chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức 19 tháng 5 năm 1952 tại căn cứ địa Việt Bắc. Tại Đại hội này, ông Trường Chinh, với tư cách là Tổng bí thư Đảng Lao động Việt Nam đã có bài phát biểu "Thi đua ái quốc với chủ nghĩa anh hùng mới",[8] và ông Hồ Viết Thắng, thay mặt Chính phủ và Mặt trận báo cáo tình hình thi đua ái quốc trước Đại hội,[9] nêu khái niệm đầu tiên về danh hiệu anh hùng chiến đấu và anh hùng lao động. Một số gương tiêu biểu cũng được giới thiệu báo cáo trước Đại hội.

Sau kỳ Đại hội này, ngày 10 tháng 8 năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 107/SL tặng danh hiệu Anh hùng thi đua ái quốc cho 7 chiến sĩ thi đua và Sắc lệnh 108/SL tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng nhất cho 24 chiến sĩ thi đua.[10][11][12] Bảy cá nhân đầu tiên được tặng danh hiệu Anh hùng gồm 4 Anh hùng quân đội Nguyễn Quốc Trị, Nguyễn Thị Chiên, La Văn CầuCù Chính Lan; 3 Anh hùng Lao động Ngô Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh.[13][14]

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, diễn ra thêm 2 lần tuyên dương Anh hùng quân đội (31 tháng 8, 1955 và 7 tháng 5, 1956).[15][16] Sau khi kiểm soát hoàn toàn miền Bắc, tính đến năm 1970, chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn tổ chức thêm 3 kỳ Đại hội liên hoan anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc, tổng cộng đã có 289 cá nhân và 85 tập thể được phong danh hiệu Anh hùng (cả Anh hùng quân đội và Anh hùng lao động).[17]

Ở Nam Bộ, từ ngày 2 đến ngày 6 tháng 5 năm 1965, Đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức với gần 150 cá nhân đến tham dự. Tại sự kiện này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang đã quyết định tuyên dương 23 Anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, trong đó có 2 phụ nữ là Tạ Thị KiềuNguyễn Thị Út,[18] cùng một số ít người dân tộc tiêu biểu như Hồ Đức Vai,[19] Pinăng Tắc,[20] và Puih Thu.[21] Hai năm sau, Đại hội lần thứ hai được tổ chức vào ngày 17 tháng 9 năm 1967, có thêm 47 cá nhân được phong tặng danh hiệu này.[22]

Ngày 15 tháng 1 năm 1970, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ra Pháp lệnh đặt các danh hiệu vinh dự nhà nước, Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân,[23] cùng với Thông tư 34-TTg ngày 11/3/1970 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn. Theo đó các danh hiệu Anh hùng chính thức được pháp điển hóa. Cũng từ đây, danh hiệu Anh hùng quân đội được chuyển tên thành danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[17]

Cấp đề nghị và quyết định phong tặng

sửa

Theo Pháp lệnh đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng Lao độngAnh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1970 (không viết hoa), việc tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân do Ủy ban Thường vụ Quốc hội xét và quyết định, căn cứ vào đề nghị của Hội đồng Chính phủ.[23] Theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, Quyết định phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (viết hoa) do Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.[24]

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Bộ Quốc phòng Việt Nam (2004). Từ điển Bách khoa Quân sự Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 28. LCCN 2005439019. OCLC 857356387. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2024.
  2. ^ VVH (20 tháng 4 năm 2021). “Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 có nhiều kỹ thuật đạt trình độ khu vực và quốc tế”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  3. ^ Huyền Anh (14 tháng 7 năm 2011). “Anh hùng Lê Mã Lương: "Trung Quốc sẽ nhận một bài học xác đáng". Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  4. ^ Hội Phụ Nữ Cơ Sở Phòng Tham Mưu (7 tháng 3 năm 2021). “Chân dung ba nữ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Phú Yên”. Trang Thông Tin Điện Tử Công An Tỉnh Phú Yên. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  5. ^ “Tiêu chuẩn xét tặng hoặc truy tặng Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Cổng thông tin điện tử Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. 10 tháng 10 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  6. ^ Lê Việt (27 tháng 6 năm 2021). “Kostas Sarantidis Nguyễn Văn Lập, người chiến sỹ ấy”. Báo Tiền Phong. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  7. ^ Phương Linh (17 tháng 10 năm 2024). “Hồi ký của Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam người Hy Lạp”. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  8. ^ “Bài nói chuyện về "Thi đua ái quốc với chủ nghĩa anh hùng mới" của đồng chí Trường Chinh”. Cổng thông tin điện tử Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. 6 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  9. ^ “Báo cáo tình hình thi đua ái quốc”. Cổng thông tin điện tử Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương. 6 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  10. ^ Thu Nhuần (29 tháng 5 năm 2014). “5/1952 – Diễn ra Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất”. Bảo tàng Lịch sử quốc gia. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  11. ^ “VI - Đẩy Mạnh Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 26 tháng 3 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  12. ^ Nguyễn Duyên (10 tháng 8 năm 2023). “Ngày này năm xưa 10/8: Thành lập trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”. Báo Công Thương. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  13. ^ Thùy Anh (10 tháng 8 năm 2022). “Ngày 10-8, Bác kêu gọi: "Đồng bào lương và giáo hãy đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau". Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  14. ^ Thành Duy; Hữu Quân (7 tháng 10 năm 2021). “Dấu ấn người con xứ Lường trên Kỳ đài Hà Nội”. Báo Nghệ An điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  15. ^ “Lễ tuyên dương Anh hùng Quân đội lần thứ 2”. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 1 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  16. ^ QĐND (27 tháng 6 năm 2010). “Nhân lên sức mạnh mới từ phong trào thi đua Quyết thắng”. Báo Quân Đội Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  17. ^ a b “Thông tư 34-TTg hướng dẫn pháp lệnh đặt danh hiệu vinh dự Nhà nước Anh hùng lao động lực lượng vũ trang nhân dân”. Thư Viện Pháp Luật. 11 tháng 3 năm 1970. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  18. ^ “3- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết mậu thân 1968, đánh thắng chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965-1968)”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 8 tháng 4 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  19. ^ Anh Khoa (26 tháng 9 năm 2023). “Gia đình người Pa Cô có 3 anh hùng”. Báo Công An Nhân Dân. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  20. ^ Bùi Phụ; Đức Cường (22 tháng 10 năm 2021). “Xuyên qua vùng đất "anh hùng sử ca" - Kỳ 2: Bẫy đá của Anh hùng Pinăng Tắc”. Báo Dân Việt. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  21. ^ Hồ Mai (3 tháng 6 năm 2021). “Anh hùng Puih Thu”. Báo Đắk Nông điện tử. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  22. ^ Nguyễn Tấn Quốc (14 tháng 9 năm 2017). “Kỷ niệm 50 năm Ngày tỉnh Long An được phong tặng danh hiệu "Trung dũng kiên cường, toàn dân đánh giặc" (17/9/1967 - 17/9/2017) - Bài 3: Vinh danh trong quá khứ, động lực cho tương lai”. Báo Long An Online. Lưu trữ bản gốc ngày 27 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 27 tháng 5 năm 2024.
  23. ^ a b “Pháp lệnh về việc đặt các danh hiệu vinh dự Nhà nước: Anh hùng lao động và Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1970”. Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp. 15 tháng 1 năm 1970. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.
  24. ^ “Luật số 15/2003/QH11 của Quốc hội: Luật Thi đua, khen thưởng”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ. 10 tháng 12 năm 2003. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2024. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2024.