Đối với các vương hậu cùng tên, xem Ankhesenpepi I, Ankhesenpepi IIIAnkhesenpepi IV

Ankhesenpepi II hay Ankhenesmeryre II, là một vương hậu sống vào thời kỳ Vương triều thứ 6 trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Ankhesenpepi II / Ankhenesmeryre II
Tượng thạch cao của Ankhenesmeryre II và con trai Pepi II (Bảo tàng Brooklyn)
Thông tin chung
An tángKim tự tháp Pepi I
Hôn phốiPepi I
Merenre Nemtyemsaf I
Hậu duệPepi II
Tên đầy đủ
Ankhesenpepi
<
ppii
>S34n
Aa1
n
s
Thân phụKhui
Thân mẫuNebet

Thân thế sửa

Ankhesenpepi II là con gái của nữ tể tướng đầu tiên của Ai Cập, Nebet với quý tộc tên Khui. Bà còn là chị em ruột với vương hậu Ankhesenpepi I và tể tướng Djau, người kế tước của mẹ mình[1]. Cả hai chị em Ankhesenpepi I và II đều kết hôn với pharaon Pepi I và sinh ra những vị vua kế vị: Merenre Nemtyemsaf I (con của Ankhesenpepi I) và Pepi II (con của Ankhesenpepi II). Tên của hai chị em bà có nghĩa là "Cuộc sống dành cho Pepi/Meryre", cho thấy tên này là do nhà vua ban cho 2 bà[2][3].

Vào khoảng năm 1999 - 2000, trong lần khai quật đền thờ của Ankhesenpepi II tại Saqqara, người ta phát hiện một danh hiệu chưa được biết đến trước đây của bà: "Vợ Vua của Kim tự tháp Pepi I, Vợ Vua của Kim tự tháp Merenre, Mẹ của Kim tự tháp Pepi II"[4]. Điều này chỉ ra rằng, Ankhesenpepi II đã tái hôn với chính người cháu gọi bà bằng dì, Merenre Nemtyemsaf I, và căn cứ theo phiến đá Nam Saqqara (danh sách các vua cai trị thuộc Vương triều thứ 6, về sau tái sử dụng làm nắp quan tài cho Ankhesenpepi I), Pepi II mới là con ruột của Ankhesenpepi II với Merenre I[4].

Nemtyemsaf chỉ cai trị vài năm và được Pepi II kế vị. Pepi II khi đó chỉ là một đứa bé. Nhiều dẫn chứng cho thấy, với cương vị của một thái hậu, Ankhesenpepi II đã nhiếp chính cho con trai bà trong những năm đầu cầm quyền[5]. Một bức tượng bằng thạch cao cho thấy, Pepi II là một đứa trẻ đang ngồi trong lòng Ankhesenpepi, hiện được lưu giữ tại bảo tàng Brooklyn.

Cả hai chị em Ankhesenpepi đều xuất hiện trên tấm bia sắc lệnh của Djau tại Abydos[3]. Bà cũng được mô tả trên một tấm bia khác tại Abydos, phù điêu trên mộ của bà và mộ của Neith, và cùng con trai trên một tấm bia tại Sinai[1].

Danh hiệu của Ankhesenpepi I: "Vợ của Vua Mennefer-Meryre", "Vợ của Vua, được ngài sủng ái", "Con gái của thần",...[6].

Chôn cất sửa

Ankhesenpepi II được an táng trong một kim tự tháp thuộc phức hợp kim tự tháp Pepi I của người chồng đầu tiên, là kim tự tháp lớn thứ hai chỉ sau của Pepi I[7]. Hài cốt còn sót lại trên sàn thuộc về một phụ nữ trung niên, có lẽ là của Ankhesenpepi II[8]. Một phần mảnh vỡ của bút tháp tại mộ của bà được tìm thấy, là mảnh vỡ lớn nhất được phát hiện trong thời Cổ vương quốc[7].

Hình ảnh sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b Aidan Dodson & Dyan Hilton (2004), The Complete Royal Families of Ancient Egypt, Thames & Hudson, tr.71-74 ISBN 0-500-05128-3
  2. ^ Susan de-Gaia (2018), Encyclopedia of Women in World Religions: Faith and Culture across History, Nhà xuất bản ABC-CLIO, tr.36 ISBN 9781440848506
  3. ^ a b Miroslav Verner (2014), The Pyramids, Nhà xuất bản Atlantic Books Ltd, tr.255 ISBN 9781782396802
  4. ^ a b A. Labrousse & J. Leclant (2000), "Une épouse du roi Mérenrê Ier: la reine Ankhesenpépy II", trong M. Barta (biên tập), Abusir and Saqqara in the Year 2000, Prague, tr.485-490
  5. ^ Wolfram Grajetzki (2005), Ancient Egyptian Queens: a hieroglyphic dictionary, Nhà xuất bản Golden House ISBN 978-0954721893
  6. ^ Dodson & Hilton, sđd, tr.74
  7. ^ a b “Archaeologists unearth largest-ever discovered obelisk fragment from Egypt's Old Kingdom”. ahramonline. ngày 4 tháng 10 năm 2017.
  8. ^ Vassil Dobrev, Audran Labrousse, Bernard Mathieu, Anne Minault-Gout (2000): Ânkhesenpépy II. Rapport préliminaire de la campagne de fouilles 2000. BIFAO 100, tr.275-296