Arthur Wellesley, Công tước thứ 1 xứ Wellington

Tướng quân, chính trị gia, nguyên Thủ tướng Anh

Thống chế Arthur Wellesley, Công tước thứ 1 xứ Wellington (khoảng 1 tháng 5 năm 1769 – 14 tháng 9 năm 1852) là một quý tộc và quân nhân người Ireland gốc Anh trong Quân đội Anh, đồng thời là một chính khách thuộc Đảng Bảo thủ với 2 lần giữ chức Thủ tướng Anh. Ông được thừa nhận rộng rãi như là một trong những nhân vật quân sự - chính trị hàng đầu trong nửa đầu thế kỉ 19. Wellesley sinh ra tại Dublin và trở thành một quân nhân vào năm 1787, phục vụ ở Ireland với tư cách là phụ tá cho 2 đời lãnh chúa Ireland kế tiếp với quân hàm trung úy, ông cũng được bầu vào Hạ viện Ireland. Năm 1796, ông nhận quân hàm Đại tá và chứng kiến những động thái của người Hà Lan tại Ấn Độ, nơi ông đã chiến đấu trong Chiến tranh Anh-Mysore lần thứ tư tại Trận Seringapatam. Năm 1799, ông nhận quân hàm Thiếu tướng và được bổ nhiệm làm Thống đốc của Seringapatam và Mysore. Năm 1803, ông đã giành chiến thắng quyết định trước Liên minh Maratha trong trận Assaye.


Thủ tướng
Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland
Nhiệm kỳ
14 tháng 11 năm 1834 – 10 tháng 12 năm 1834
VuaWilliam IV
Tiền nhiệmTử tước Melbourne
Kế nhiệmSir Robert Peel
Nhiệm kỳ
22 tháng 1 năm 1828 – 16 tháng 11 năm 1830
VuaGeorge IV
William IV
Tiền nhiệmTử tước Goderich
Kế nhiệmBá tước Grey
Lãnh đạo Thượng viện
Nhiệm kỳ
3 tháng 9 năm 1841 – 27 tháng 6 năm 1846
Thủ tướngSir Robert Peel
Tiền nhiệmTử tước Melbourne
Kế nhiệmHầu tước Lansdowne
Nhiệm kỳ
14 tháng 11 năm 1834 – 18 tháng 4 năm 1835
Thủ tướngSir Robert Peel
Tiền nhiệmTử tước Melbourne
Kế nhiệmTử tước Melbourne
Nhiệm kỳ
22 tháng 1 năm 1828 – 22 tháng 11 năm 1830
Tiền nhiệmTử tước Goderich
Kế nhiệmBá tước Grey
Bộ trưởng Ngoại giao
Nhiệm kỳ
14 tháng 11 năm 1834 – 18 tháng 4 năm 1835
Thủ tướngSir Robert Peel
Tiền nhiệmTử tước Palmerston
Kế nhiệmTử tước Palmerston
Bộ trưởng Nội vụ
Nhiệm kỳ
17 tháng 11 năm 1834 – 15 tháng 12 năm 1834
Tiền nhiệmTử tước Duncannon
Kế nhiệmHenry Goulburn
Bộ trưởng Chiến tranh và Thuộc địa
Nhiệm kỳ
17 tháng 11 năm 1834 – 9 tháng 12 năm 1834
Tiền nhiệmThomas Spring Rice
Kế nhiệmBá tước Aberdeen
Thông tin cá nhân
Sinh
Arthur Wesley

1 tháng 5 năm 1769
Dublin, Vương quốc Ireland
Mất14 tháng 9 năm 1852 (83 tuổi)
Lâu đài Walmer, Kent, Anh
Nơi an nghỉNhà thờ chính toà Thánh Paul
Đảng chính trịĐảng Tory (cho đến năm 1834)
Đảng Bảo thủ (sau năm 1834)
Phối ngẫuCatherine Pakenham
Con cáiArthur Wellesley, Công tước thứ 2 xứ Wellington
Lord Charles Wellesley
Alma materEton College
Chữ ký
Phục vụ trong quân đội
ThuộcVương quốc Liên hiệp Anh và Ireland Vương quốc Liên hiệp Anh và Ireland
Phục vụQuân đội Hoàng gia Anh
Năm tại ngũ1787-1852
Cấp bậcThống chế
Tham chiếnChiến dịch Flanders
Chiến tranh Anh-Mysore lần tư
Chiến tranh Anh-Maratha
Trận Waterloo

Ông nổi lên trong những cuộc chiến tranh của Napoléon. Từ năm 1808 cho đến năm 1814, ông tham chiến trong cuộc Chiến tranh Bán đảoTây Ban Nha, đại thắng quân Pháp trong trận Vitoria vào năm 1813, là một đòn giáng sấm sét đến ách đô hộ của Pháp tại Vương quốc Tây Ban Nha. Sau đó ông liên tiếp đánh bại Đại Thống chế Pháp là Jean-de-Dieu Soult trong hàng loạt trận đánh. Ông tiếp tục tràn vào lãnh thổ của Pháp, và đánh thắng Soult thêm mấy trận nữa.[1] Vào năm 1815, ông lại đánh tan nát quân Pháp do đích thân Hoàng đế Napoléon Bonaparte chỉ huy trong trận Waterloo (1815), là đòn hủy diệt cuối cùng vào Napoléon. Đại thắng của ông đã tiêu diệt chế độ độc tài của Napoléon.[2]

Chiến thắng vang dội này khiến cho ông trở thành một vị anh hùng của đất nước Anh. Sau đó, ông trở thành Tổng tư lệnh của Liên quân các nước chống Pháp, chiếm đóng Pháp cho tới năm 1818.[3] Với tư cách là một tướng lĩnh, Wellington thường được so sánh với John Churchill, Công tước thứ 1 xứ Marlborough, người mà ông chia sẻ rất nhiều điểm tương đồng ví dụ như việc đều chuyển sang làm chính trị sau khi rất thành công trong sự nghiệp quân sự. Mặc dù ông trở nên nổi tiếng hơn cả vì những chiến công quân sự của ông,[2] Wellington từng hai lần làm Thủ tướng Anh, và là một trong những nhân vật đứng đầu Thượng nghị viện Anh cho đến khi nghỉ hưu năm 1846.

Tuy là con trai của Bá tước xứ Mornington, nhưng vì là con thứ, nên không thể kế thừa tước vị quý tộc nào từ cha mình. Tuy nhiên, từ con đường binh nghiệp, với những đóng góp to lớn cho nước Anh và châu Âu, ông đã được Vương thất Anh lần lượt trao 5 tước hiệu từ Tử tước đến Công tước, ngoài ra ông còn được phong 11 tước vị khác ở khắp châu Âu. Tước vị Công tước xứ Wellington thuộc Đẳng cấp quý tộc Vương quốc Liên hiệp Anh được tấn phong vào năm 1814 hiện vẫn được hậu duệ của ông nắm giữ đến tận ngày nay.

Thời niên thiếu

sửa

Wellington sinh ra trong gia đình Wesley, một dòng họ đầy danh giá, ở số 4 đường Merron, Dublin, Ireland, đối diện trường Đại học Khoa học Vương thất, nay là tòa cao ốc của chính phủ. Phần lớn tuổi thơ ông gắn liền với Lâu đài Dangan, cách Summerhill 5 km về phía Bắc, nằm trên con đường Trim. Ông là người thứ ba trong số năm người con trai của Garret Wesley, Bá tước thứ nhất của Mornington. Ông sinh vào ngày đầu tiên của tháng 5. (Chiếc bình đựng nước thánh trong lễ rửa tội của ông đã được tặng cho nhà thờ Dundrum vào năm 1914.) Nhiều nhà sử học đã dựa vào các tờ báo đương thời để làm bằng chứng xác nhận chính xác ngày sinh của ông (ngày 1 tháng 5 năm 1769). Vào năm 1798, gia đình ông cải họ từ Wesley sang Wellesley.

Ông xuất thân ra từ một gia đình quý tộc theo đạo Tin Lành ở Ireland. Ngoài người cha là Bá tước vùng Mornington, gia đình ông còn có nhiều người làm việc cho Vương thất: anh trai lớn nhất của ông là Hầu tước Wellesley, hai người anh khác được phong Nam tước: đó là Nam tước Maryborough và Nam tước Cowley.

Mãi đến những năm 20 tuổi, Wesley vẫn chưa bộc lộ tài năng của mình. Mẹ ông phải gửi ông vào phục vụ trong quân đội và nói rằng: "Tôi có thể làm gì với Arthur?" Sau đó, ông trở thành một kẻ ăn chơi xa xỉ, nghiện rượu và sa ngã vào cờ bạc. Trong thời gian đó, ông đem lòng yêu con gái của một gia đình quý tộc người Ireland tên là Kitty Pakenham và dự định tiến đến hôn nhân nhưng lại bị gia đình nàng từ chối bởi ông chưa có sự nghiệp. Sau cú sốc đó, ông đã quyết tâm sửa đổi chính mình: hạn chế đánh bạc, uống rượu và từ bỏ luôn cả niềm đam mê violin. Ông bắt đầu nghiêm túc trong việc học tại trường khoa học quân sự.

Tham khảo

sửa
  • Adkin, Mark (2001), The Waterloo Companion, Aurum, ISBN 185410764X
  • Beatson, Alexander. A collection of the Duke’s letters. A View of the Origin and Conduct of the War with Tippoo Sultaun. Bulmer and Co., 1800.
  • Brett-James, ed. Wellington at War 1794–1815, New York: St. Martin’s Press, 1961.
  • Coates, Berwick, Wellington's Charge: A Portrait of the Duke's England, Robson Books Ltd, London, 2003
  • Gates, David (1986), The Spanish Ulcer: A History of the Peninsular War, Pimlico (xuất bản 2002), ISBN 0-7126-9730-6
  • Drew, Joseph A Biographical Sketch of the Military and Political Career of the late Duke of Wellington: including the most interesting particulars of his death, Lying in State and Public Funeral, illus. with engravings, Weymouth, 1852.
  • Glover, Michael, The Peninsular War 1807–1814. London: Penguin Books, 2001 ISBN 0-141-39041-7 (first published 1974).
  • Guedalla, Phillip, The Duke. London, Hodder and Stoughton, 1931.
  • Hibbert, Christopher. Wellington: A Personal History[liên kết hỏng]. Addison Wesley, 1997, ISBN 9780201632323
  • Hilbert, Charles. Arthur Wellesley, Duke of Wellington, time and conflicts in India on behalf of the British East India Company and the British crown. Military Heritage, August 2005, Volume 7, No. 1, pp. 34 to 41, ISSN 1524-8666.
  • Holmes, Richard. Wellington: The Iron Duke. London: Harper Collins Publishers, 2002 ISBN 0-00-713750-8.
  • Hutchinson, Lester. European Freebooters in Mogul India. New York: Asia Publishing House, 1964.
  • Longford, Elizabeth. Wellington: The Years of The Sword. New York: Harper and Row Publishers, 1969.
  • Montgomerie, Viva Seton (1955). My Scrapbook of Memories. Privately published. pp. 104.
  • Neillands, Robert. Wellington and Napoleon: Clash of Armies. Pen and Sword Publishing, 2004.
  • Mill, James. The History of British India. 6 vols. 5th ed. New York: Chelsea House Publishers, 1968.
  • Gurwood, John. The dispatches of Field Marshall the Duke of Wellington: during his various campaigns in India, Denmark, Portugal, Spain, the Low Countries, and France, from 1799 to 1818. Volume X. London: J. Murray, 1838. Truy cập ngày 14 tháng 11 năm 2007.
  • Roberts, Andrew (2001). Napoleon and Wellington. Weidenfeld and Nicholson.
  • Ward, S. G. P. (1957). Wellington's Headquarters: A Study of the Administrative Problems in the Peninsula 1809–1814. Oxford University Press.
  • Weller, J. (1992), Wellington at Waterloo, London: Greenhill Books, ISBN 1853763390 Kiểm tra giá trị |isbn=: giá trị tổng kiểm (trợ giúp)

Tham khảo

sửa
  1. ^ Philip J. Haythornthwaite, Wellington: the Iron Duke, các trang 58-63.
  2. ^ a b Philip J. Haythornthwaite, Wellington: the Iron Duke, trang IX
  3. ^ Philip J. Haythornthwaite, Wellington: the Iron Duke, trang 83

Liên kết ngoài

sửa