Auramine O (còn gọi là Vàng O, vàng ô) là một loại thuốc nhuộm diarylmetan được dùng để nhuộm huỳnh quang trong sinh học. Ở dạng tinh khiết, tinh thể Auramine O có hình kim màu vàng. Nó rất dễ tan trong nước và có thể tan trong ethanol.

Auramine O
Danh pháp IUPACbis[4-(dimethylamino)phenyl]methaniminium chloride
Tên khácBasic yellow 2, pyocatanium aureum, aizen auramine, pyoktanin yellow, canary yellow, pyoktanin, C.I. 41000
Nhận dạng
Số CAS2465-27-2
PubChem17170
Ảnh Jmol-3Dảnh
ảnh 2
SMILES
InChI
Thuộc tính
Điểm nóng chảy 267 °C (540 K; 513 °F)
Điểm sôi
Các nguy hiểm
Chỉ dẫn RR22 R24 R40
Chỉ dẫn SBản mẫu:S36/37 S45
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
☑Y kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Auramine O có thể được dùng để nhuộm các loại vi khuẩn kháng toan (vd. Mycobacterium, trong đó nó kết hợp với axit mycolic ở vỏ tế bào) tương tự như kỹ thuật nhuộm Ziehl-Neelsen.[1] Nó cũng được dùng như một dạng huỳnh quang của thuốc thử Schiff.[2]

Auramine O có thể được dùng kèm với Rhodamine B để tạo thành thuốc nhuộm auramine-rhodamine (AR) cho vi khuẩn lao.[3][4] Nó cũng được dùng như một chất khử trùng.

Điều chê sửa

Auramine O được điều chế thông qua dimethylanilinphosgene :

C6H5N(CH3)2 + COCl2 -> [C6H4N(CH3)2]CO+ 2HCl

Sau đó, xử lý [C6H4N(CH3)2]CO bằng ammonia, thu được amine:

[C6H4N(CH3)2]CO + NH3 -> [C6H4N(CH3)2]C=NH + H2O

Hỗn hợp [C6H4N(CH3)2]C=NH, HCl, H2O được đun để làm nước bốc hơi. Cuối cùng, hỗn hợp còn lại có màu vàng gọi là Auramine O.

An toàn và sức khỏe sửa

Việt Nam, việc sử dụng Vàng O trong thực phẩm có thể bị truy cứu hình sự. (cần dẫn nguồn)

Tham khảo sửa

  1. ^ Kommareddi S, Abramowsky C, Swinehart G, Hrabak L (1984). “Nontuberculous mycobacterial infections: comparison of the fluorescent auramine-O and Ziehl-Neelsen techniques in tissue diagnosis”. Hum Pathol. 15 (11): 1085–9. doi:10.1016/S0046-8177(84)80253-1. PMID 6208117.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  2. ^ Khavkin T, Kudryavtseva M, Dragunskaya E, Polotsky Y, Kudryavtsev B (1980). “Fluorescent PAS-reaction study of the epithelium of normal rabbit ileum and after challenge with enterotoxigenic Escherichia coli”. Gastroenterology. 78 (4): 782–90. PMID 6986320.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ Truant J, Brett W, Thomas W (1962). “Fluorescence microscopy of tubercle bacilli stained with auramine and rhodamine”. Henry Ford Hosp Med Bull. 10: 287–96. PMID 13922644.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Arrowood M, Sterling C (1989). “Comparison of conventional staining methods and monoclonal antibody-based methods for Cryptosporidium oocyst detection”. J Clin Microbiol. 27 (7): 1490–5. PMC 267601. PMID 2475523.

Liên kết ngoài sửa