Bá quốc Barcelona
Bá quốc Barcelona (tiếng Latinh: Comitatus Barcinonensis) nguyên là một khu vực biên thuỳ dưới quyền cai trị của Vương triều Caroling. Đến cuối thế kỷ 10, các Bá tước xứ Barcelona trở nên độc lập trên thực tế, được cai trị thế tập, liên tục giao chiến với Đế quốc Córdoba theo Hồi giáo và các quốc gia kế thừa nó. Các bá tước của Barcelona thông qua các liên minh và hiệp ước hôn nhân đã giành được các bá quốc khác tại Catalunya, và bành trướng ảnh hưởng dọc Occitania. Barcelona tạo thành khu vực trung tâm của Thân vương quốc Catalunya.[1] Đến năm 1164, bá tước của Barcelona là Alphons I được thừa kế Vương quốc Aragón (với hiệu là Alphons II). Từ đó, lịch sử của Bá quốc Barcelona được gộp trong thể chế gọi là Vương quyền Aragon, song thành phố Barcelona giữ được ưu thế trong đó.
Bá quốc Barcelona
|
|||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||||
801–1162 | |||||||||||||
Bá quốc Barcelona (đỏ) trong bối cành cuộc bành trướng của Vương quốc Liên hiệp Aragón. | |||||||||||||
Thủ đô | Barcelona | ||||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Occitan-Roman (Occitan cổ và Catalunya cổ) Latin | ||||||||||||
Tôn giáo chính | Công giáo La Mã | ||||||||||||
Chính trị | |||||||||||||
Chính phủ | Quân chủ phong kiến | ||||||||||||
Bá tước xứ Barcelona | |||||||||||||
• 801–820 | Berà | ||||||||||||
• 1131–1162 | Ramon Berenguer IV | ||||||||||||
Lịch sử | |||||||||||||
Thời kỳ | Middle Ages | ||||||||||||
• Thành lập | 801 | ||||||||||||
• Giải thể | 1162 | ||||||||||||
| |||||||||||||
Hiện nay là một phần của | Pháp Tây Ban Nha |
Nguồn gốc
sửaNguồn gốc của bá quốc có từ đầu thế kỷ 8, khi người Hồi giáo nắm quyền kiểm soát các lãnh thổ tại miền bắc của Vương quốc Visigoth tại Hispania, nay là đông bắc Tây Ban Nha và miền nam Pháp. Sau khi đẩy lui các cuộc xâm lấn sâu của người Hồi giáo, Đế quốc Frank dưới quyền các quân chủ Caroling dần lập ra các lãnh địa biên thuỳ Gothia và Hispania. Điều này được thực hiện thông qua tiếp quản các lãnh thổ Septimania bị người Moor xâm chiếm trong thế kỷ 8, và từ đó tiếp quản các lãnh thổ quanh dãy Pyrenées và đặc biệt là miền đông bắc của bán đảo Iberia. Các lãnh thổ miền đông Iberia này được phục hồi nhân khẩu từ cư dân đến từ Lãnh địa biên thuỳ Gothia.
Kết quả là hình thành một vùng đệm trên thực tế giữa phần bán đảo Iberia do người Hồi giáo cai trị và Công quốc Aquitaine và Provence.[1] vào năm 801
Frank cai trị
sửaNgười Frank chi phối khu vực sau cuộc chinh phục Girona (785) và đặc biệt là khi thành phố Barcelona bị Quốc vương Louis Mộ Đạo của Aquitaine chinh phục vào năm 801, và được hợp nhất vào Vương quốc Frank. Bá quốc Barcelona được thành lập tại đây, có nghĩa vụ báo cáo với quốc vương Frank. Bá tước xứ Barcelona đầu tiên là Bera (801-820).[2]
Ban đầu, quyền lực của bá quốc dựa vào giới quý tộc địa phương. Tuy nhiên, Bera thi hành các chính sách nhằm duy trì hoà bình với Al-Andalus do người Hồi giáo cai trị,[3] kết quả là ông bị buộc tội phản nghịch trước Quốc vương. Sau một trận đọ kiếm tay đôi theo pháp luật Visigoth, Bera bị phế truất và lưu đày, còn chính phủ bá quốc chuyển sang tay giới quý tộc Frank,[4] như Rampón hay Bernardo xứ Septimania. Tuy nhiên, giới quý tộc Visigoth giành lại tin tưởng của quốc vương khi Sunifred I xứ Urgell-Cerdanya được bổ nhiệm làm bá tước của Barcelona vào năm 844.
Tự trị và thống nhất
sửaTuy thế, quan hệ giữa các bá quốc Catalunya với quân chủ Frank bị suy yếu. Quyền tự trị được củng cố khi các gia đình bá tước bắt đầu khẳng định quyền lực kế tập của họ. Động thái này đi kèm với một quá trình thống nhất giữa các công quốc để tạo thành các chính thể lớn hơn. Bá tước Guifré, con trai của Sunifred và là bá tước cuối cùng do quốc vương Frank bổ nhiệm, giám sát phong trào này. Ông thống nhất một số bá quốc dưới quyền điều hành của mình và truyền lại các lãnh thổ này cho con của ông. Guifré sau đó mất dưới tay người Hồi giáo.[5] Mặc dù ông phân chia các bá quốc của mình cho những người con, song phần lãnh thổ lõi gồm các bá quốc Barcelona, Girona và Osona không bị phân chia (dù một số sử gia như Ramon Martí nghi vấn về có hay không việc Girona ban đầu thuộc lãnh địa con của Guifré, và đề xuất rằng Bá quốc Empúries chi phối bá quốc này cho đến năm 908).[6]
Độc lập
sửaTrong thế kỷ 10, các bá tước của Barcelona củng cố quyền lực chính trị của họ và tách biệt xa hơn khỏi tầm ảnh hưởng của Frank. Năm 985, Barcelona dưới quyền Borrell II bị người Hồi giáo dưới quyền Almanzor tấn công và đốt cháy. Bá tước tị nạn trên núi Montserrat, chờ viện trợ từ quốc vương của Frank, song điều này không xảy ra, khiến ông phẫn uất.[7] Năm 988, quyền cai trị của Vương triều Caroling kết thúc, thay thế họ là Vương triều Capet. Borrell II được yêu cầu tuyên thệ trung thành với quốc vương mới của Frank, song không có bằng chứng về việc bá tước chấp thuận yêu cầu này, do quốc vương của Frank đi lên phía bắc để giải quyết một cuộc xung đột. Điều này được giải thích là điểm khởi đầu nền độc lập thực tế của bá quốc. Độc lập hoàn toàn đạt được dưới thời Quốc vương Aragón Jaime I theo Hiệp ước Corbeil (1258).[7]
Sau đó, Bá quốc Barcelona tăng cường về tầm quan trong và bành trướng lãnh thổ của họ dưới thời các bá tước kế tiếp. Họ tiếp quản các bá quốc Hispania khác và bành trướng chậm hướng về phía nam sau các trận chiến với al-Andalus và phục hồi nhân khẩu tại các khu vực như Tarragona và địa phương xung quanh.[8]
Người kế vị của Borrell II là con trai ông Ramon Berenguer I.[5] Mẹ của người này là Ermesinde xứ Carcassonne đầy mạnh mẽ. Ramón Berenguer I tăng cường quyền lực của bá quốc bằng cách khuất phục các quý tộc Penedes nổi loạn, hợp tác với các bá tước của Urgell và Pallars, giành được các bá quốc Carcassonne và Rasez, thu nạp tiện dân từ các vương quốc Zaragoza và Lleida, và khôi phục khung pháp lý của bá quốc nhằm cho phép áp dụng Tục lệ Barcelona.[7] Đây là một bộ các quy tắc và phong tục, được tăng cường trong các năm sau đó. Ông quyết định không chia tách các lãnh thổ nữa, mà chuyển quyền lực thống nhất cho hai con trai song sinh là Ramon Berenguer II và Berenguer Ramon II.[9][10]
Sau một cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ việc ám sát Ramón Berenguer II và cáo buộc sát nhân chống lại Berenguer Ramon II, Ramon Berenguer III có thể củng cố và bành trướng biên giới của bá quốc.[5] Ông chinh phục một phần Bá quốc Ampurias, và dẫn đầu một liên minh rộng lớn, và cũng nỗ lực chinh phục Mallorca song từ bỏ đảo này trước sức tiến công của quân Almoravid trên bán đảo.[5] Ông cũng thừa kế các bá quốc Besalú và Sardinia, dần hình thành một lãnh thổ rất tương đồng với Catalunya cổ. Ông cũng chuyển hướng đến Lleida và phục hồi nhân khẩu các khu vực biên giới như thành phố Tarragona, khôi phục nó trên thực tế thành toà giám mục. Ông cũng mở rộng quyền cai trị sang sườn phía bắc của dãy Pyrenées khi sáp nhập Bá quốc Provence thông qua cuộc hôn nhân của ông với Nữ bá tước Dolça vào năm 1112.[10]
Hình thành Vương quốc Liên hiệp Aragón
sửaMột cuộc hôn nhân giữa Ramon Berenguer IV của Barcelona và Petronilla của Aragón vào năm 1137 dẫn đến một liên hiệp của hai triều đại là Bá tước xứ Barcelona và vương tộc Aragón. Ramon Berenguer IV là bá tước của Barcelona và thân vương của Aragon cho đến khi mất. Con trai ông là Alfonso II là quốc vương Aragon đầu tiên đồng thời là Bá tước xứ Barcelona, các tước hiệu này được các quốc vương tiếp theo của Vương quốc Liên hiệp Aragón kế thừa.[8] Mỗi lãnh thổ hình thành liên hiệp vẫn duy trì các truyền thống, pháp luật, phong tục, tiền tệ của họ, và theo thời gian phát triển các thể chế chính quyền nhà nước.
Trong các thế kỷ 13 và 14, bá quốc vẫn do các quốc vương của Aragón cai trị, song do kết quả từ Hiệp định Caspe, quyền sở hữu chuyển sang cho triều đại Trastámara có nguồn gốc từ Castilla khi Fernando II của Aragon kết hôn với Isabel I của Castilla và đăng quang làm quốc vương. Sau đó, liên hiệp triều đại của Castilla và Aragón tiến triển tình trạng của bá quốc thành một trong các lãnh thổ khác nhau tại Iberia dưới quyền Nhà Habsburg.[8]
Bãi bỏ
sửaMặc dù thống nhất với quân chủ Tây Ban Nha, song pháp luật Bá quốc Barcelona vẫn có hiệu lực cho đến khi bị bãi bỏ vào năm 1714 theo Sắc lệnh Nueva Planta sau Chiến tranh Kế vị Tây Ban Nha. Kể từ đó, bá quốc ngừng tồn tại với tư cách thực thể chính trị và vũ đài chính trị của Catalunya hiện nay được xác định theo các quy chế tự trị năm 1932, 1979 và 2006.[2] Tuy thế, tước hiệu Bá tước xứ Barcelona hiện hợp nhất với vương quyền Tây Ban Nha. Juan Carlos I truy tặng nó cho cha mình là Juan của Tây Ban Nha với tư cách một tước hiệu hoàng gia, cùng với các tước hiệu khác của vương quyền Tây Ban Nha.
Tham khảo
sửa- ^ a b Ramos, Luis G-G (2002). Las Invasiones Barbaras en Hispania y la Creacion del Reino Visigodo. Barcelona: Ariel. tr. 3–30. ISBN 978-84-344-6668-5.
- ^ a b Enciclopedia de Historia de España, Vol. 4, pág. 123.
- ^ Peréz, Juan Abellán (2002). La Pérdida de Hispania y la formación de Al-Andalus. Barcelona: Ariel. tr. 59–77. ISBN 978-84-344-6668-5.
- ^ Josep Mª Salrach, Catalunya a la fi del primer mil·leni, Pagès Editors, Lérida, 2004, pág. 122.
- ^ a b c d Viñamata, J.R. Julia (1992). “La situazione politica nel Mediterraneo Occidentale all'epoca di Raimondo Berengario III: La spedizione a Maiorca del 1113-1115”. situazione politica nel Mediterraneo Occidentale all’epoca di Raimondo Berengario III: la spedizione a Maiorca del 1113-1115. 16: 41–84.
|ngày truy cập=
cần|url=
(trợ giúp) - ^ Salrach, op.cit., pág. 136.
- ^ a b c Kagay, Donald J. (Translator) (1994). The Usatges of Barcelona: The fundamental law of Catalonia. U.S.A.: University of Pennsylvania Press. ISBN 0-8122-1535-4.
- ^ a b c Busch, Silvia Orvietani (2001). “Medieval Mediterranean Ports: The Catalan and Tuscan Coasts, 1100 To 1235”. The medieval Mediterranean. Leiden: Brill. 2. ISSN 0928-5520.
- ^ Rivero, Isabel (1982). Compendio de historia medieval española. Madrid: Akal. tr. 148–150. ISBN 84-7090-125-7.
- ^ a b Sobrequés i Vidal, Santiago (1985). “Sobrequés, Ramon Berenger el gran (1086-1131)”. Els grans comtes de Barcelona (ấn bản thứ 4). Barcelona: Vicens-Vives. tr. 137–187. ISBN 9788431618056.