Bình Tân (huyện)
Bình Tân là một huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam.
Bình Tân |
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
![]() Vùng chuyên canh khoai lang tím Nhật Bản ở huyện Bình Tân | |||
Hành chính | |||
Vùng | Đồng bằng sông Cửu Long | ||
Tỉnh | Vĩnh Long | ||
Huyện lỵ | xã Tân Quới | ||
Phân chia hành chính | 11 xã | ||
Thành lập | 2007 | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 10°10′54″B 105°43′59″Đ / 10,18167°B 105,73306°ĐTọa độ: 10°10′54″B 105°43′59″Đ / 10,18167°B 105,73306°Đ | |||
Diện tích | 152,89km² | ||
| |||
Dân số (2019) | |||
Tổng cộng | 95.709 người[1] | ||
Mật độ | 626 | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 863[1] | ||
Biển số xe | 64-K1 | ||
Vị trí địa lýSửa đổi
Huyện nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Vĩnh Long:
- Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.
- Nam giáp thị xã Bình Minh.
- Tây giáp sông Hậu, ngăn cách với thành phố Cần Thơ.
- Đông giáp tỉnh Đồng Tháp
Kinh tế - xã hộiSửa đổi
Khu vực huyện Bình Tân trước đây được xem là vùng rốn lũ của huyện Bình Minh cũ. Người dân Bình Tân có tập quán trồng lúa nước, hoa màu. Hàng năm đều bị ngập lũ, lũ từ lâu đã chi phối đời sống và sản xuất của dân nơi đây. So với các vùng khác trong tỉnh thì lũ về đây sớm và nước cũng ngập sâu hơn cả.
Vào đầu tháng 8 hàng năm, nước từ sông Hậu và sông Tiền theo các kinh, rạch đổ vào đồng, lũ bắt đầu dâng cao, cao nhất là vào tháng 9, tháng 10 có năm kéo dài đến tháng 11.
Từ sau khi tách huyện, Bình Tân tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp. Huyện tích cực chuyển đổi cơ cấu sản xuất, ngành nghề. Hoa màu dần thay thế cây lúa. Các xã Tân Thành, Thành Đông và Thành Trung, Tân Hưng có diện tích màu nhiều nhất.
Vào cuối tháng 12, hoa màu vụ Xuân Hè phủ khắp đồng, một màu xanh bạt ngàn trải dài từ kinh Xã Khánh đến kinh Hai Quý. Khoai lang, bắp, đậu mè, dưa hấu… được trồng nhiều nhất nơi đây. Bình Tân có các loại khoai lang nổi tiếng như bí đỏ, tàu ngạn, dương ngọc, lang sữa, tím Nhật...
Ngoài ra, nhiều mô hình sản xuất đã đem lại thu nhập đáng kể cho dân nghèo, đặc biệt là mô hình 2 vụ màu - 1 vụ lúa, mô hình thủy sản, trồng màu trong mùa lũ đạt thu nhập từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm.
Hành chínhSửa đổi
Huyện có 11 đơn vị hành chính cấp xã gồm các xã[1]: Mỹ Thuận, Nguyễn Văn Thảnh, Tân An Thạnh, Tân Bình, Tân Hưng, Tân Lược, Tân Quới, Tân Thành, Thành Lợi, Thành Đông, Thành Trung. Toàn huyện có tổng cộng 81 ấp.
Ngày 30 tháng 01 năm 2012, xã Tân Quới đã được công nhận là đô thị loại V và đang được xây dựng để trở thành thị trấn Tân Quới - thị trấn huyện lỵ huyện Bình Tân.
Một vài hình ảnhSửa đổi
Chú thíchSửa đổi
- ^ a ă â “Mã số đơn vị hành chính Việt Nam”. Bộ Thông tin & Truyền thông. Truy cập ngày 10 tháng 4 năm 2012.
Liên kết ngoàiSửa đổi
- Bình Tân (Vĩnh Long): Mở rộng trồng mè trên đất ruộng, Website Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Long