Bình duyệt (peer review) là một quá trình tự giám sát và đánh giá bởi một hội đồng chuyên gia hoặc là quá trình đánh giá có sự tham gia của các cá nhân uy tín trong lĩnh vực đó. Các phương pháp bình duyệt được sử dụng để đảm bảo chất lượng, nâng cao kết quả và tạo ra sự uy tín. Trong học thuật, bình duyệt thường được sử dụng để xác định một bài viết nghiên cứu có đủ khả năng để đăng lên tạp chí hay không.

Quá trình

sửa

Trong trường hợp xét duyệt một bài báo có thích hợp để đăng hay không, thư ký tòa soạn sẽ gửi bản thảo của bài báo đó tới một số nhà nghiên cứu hoặc học giả, những người chuyên gia trong lĩnh vực của bài báo (được gọi là thành viên hội đồng bình duyệt hay người phản biện). Thông thường một bài báo có hai người phản biện.

Hai chuyên gia đó độc lập gửi lại một bản đánh giá về bài báo cho thư ký tòa soạn, đưa ra các nhận xét về ưu điểm; nhược điểm, vấn đề của bài báo, cái gì có thể cần khắc phục. Thông thường, tác giả bài báo sẽ được đọc các nhận xét này (tác giả sẽ không được biết ai phản biện). Thư ký tòa soạn, cũng phải là người hiểu biết về lĩnh vực của bài viết, mặc dù không sâu bằng các chuyên gia, sẽ đánh giá các nhận xét, nhận xét bổ sung và đưa ra kết luận gửi tới tác giả.

Thông thường, những người phản biện sẽ đưa ra nhận xét là: bài viết có thể được đăng, có thể được đăng sau khi sửa, từ chối nhưng khuyến khích hướng nghiên cứu nên tạo điều kiện nộp lại bài, hoàn toàn từ chối.

Tất cả các tạp chí uy tín trên thế giới đều là có bình duyệt. Bình duyệt đảm bảo tính khách quan, chất lượng bài viết, đảm bảo bài viết không sao chép ý tưởng của người khác, đảm bảo bài viết có đóng góp đáng kể cho nghiên cứu trong lĩnh vực đó. Các editor của các tạp chí thường là các giáo sư nổi tiếng của các trường đại học. Người được mời vào phản biện cũng là những chuyên gia trong các lĩnh vực. Hầu hết các học giả và các nhà nghiên cứu đều muốn làm người phản biện cho các tạp chí nổi tiếng, dù có hay không có thù lao.

Tham khảo thêm

sửa
  • Làm gì để quốc tế hóa tạp chí khoa học Việt Nam Lưu trữ 2011-11-28 tại Wayback Machine
  • Bradley, James V. (1981). “Pernicious Publication Practices”. Bulletin of the Psychonomic Society. 18: 31–34.
  • Shatz, David biên tập (2004). Peer Review: A Critical Inquiry. Rowland & Littlefield. (table of contents) Bản gốc Kiểm tra giá trị |url= (trợ giúp) lưu trữ ngày 26 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 8 tháng 2 năm 2021.
  • de Vries, Jaap (2001). “Peer Review: The Holy Cow of Science”. Trong E.H. Frederiksson (biên tập). A Century of Science Publishing. IOS Press. ISBN 1586031481.
  • Weller, Ann C. (2001). Editorial Peer Review: its Strengths and Weaknesses. Medford, New Jersey: American Society for Information Science and Technology. ISBN 1573871001. (extensive bibliography).
  • “I don't know what to believe… – Making Sense of Science Stories” (PDF). Sense About Science. ngày 31 tháng 10 năm 2005.

Tham khảo

sửa

Liên kết ngoài

sửa
Nghe bài viết này
(2 parts, 19 phút)
 
Các tệp âm thanh này được tạo từ bản phiên bản sửa đổi bài viết ngày
Lỗi: không cung cấp được ngày tháng
và không phản ánh các chỉnh sửa tiếp theo.