Bí tích
Trong Kitô giáo, bí tích được coi là một nghi thức quan trọng và có ý nghĩa. Nhiều Kitô hữu tin rằng các bí tích biểu thị cách tượng trưng chân tính Thiên Chúa cũng như nguồn mạch ân sủng của Thiên Chúa. Quan điểm về sự tồn tại của các bí tích, số lượng và ý nghĩa của chúng là khác nhau giữa Giáo hội Công giáo, Chính thống giáo và các hệ phái Kháng Cách. Giáo hội Công giáo và các giáo hội thuộc truyền thống Luther, Trưởng lão, Giám lý, Anh giáo, Calvin tuân theo định nghĩa về bí tích của Giám mục Augustinus thành Hippo, người cho rằng bí tích là dấu chỉ hữu hình của ân sủng, do Đức Kitô thiết lập, và qua bí tích, ân sủng Thiên Chúa được thông ban cho người lãnh nhận.[1] Các bí tích phần nào biểu thị sự khả giác của ân sủng Thiên Chúa đối với người trao ban và người lãnh nhận.[1]
Giáo hội Công giáo, Giáo hội Hussite Tiệp Khắc và Giáo hội Công giáo Cổ công nhận bảy bí tích: Rửa Tội, Thống Hối (Giao Hòa hay Xưng Tội), Thánh Thể, Thêm Sức, Hôn Phối, Truyền Chức Thánh và Xức Dầu Bệnh Nhân.[2][3] Các giáo hội Đông phương như Giáo hội Chính thống giáo Đông phương, Giáo hội Chính thống giáo Cổ Đông phương và các giáo hội Công giáo Đông phương cũng công nhận bảy bí tích quan trọng, nhưng các giáo hội này sử dụng thuật ngữ màu nhiệm thánh để ám chỉ thuật ngữ tiếng Hy Lạp μυστήριον (mysterion) cũng như ám chỉ những nghi thức được coi là bí tích và á bí tích trong truyền thống Kitô giáo Tây phương cùng một số thực tại khác, tựu trung có màu nhiệm Hội Thánh.[4][5][6] Nhiều hệ phái Kháng Cách, chẳng hạn như phái Calvin, giảng dạy rằng Đức Kitô chỉ thiết lập hai nghi thức, đó là Lễ Tiệc Thánh (kỷ niệm sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu) và Lễ Báp-têm (nghi thức dìm cơ thể trong nước).[7] Truyền thống Giáo hội Luther cũng có hai nghi thức như trên, nhưng có thêm nghi thức Xưng và Tha Tội.[7][8] Giáo huấn của Giáo hội Anh giáo và Phong trào Giám lý thì cho rằng "trong sách Phúc Âm, có hai phép Bí tích được Đức Kitô, Chúa chúng ta thiết lập, đó là Báp-têm và Tiệc Thánh," cùng "năm phép khác quen gọi là Bí tích, đó là Thêm Sức, Thống Hối, Phong Chức, Hôn Phối và Xức Dầu Sau Cùng; tuy vậy các phép này không được coi là phép Bí tích theo Phúc Âm."[9][10]
Một số truyền thống khác, chẳng hạn như phái Giáo hữu, không thừa nhận bất kỳ một nghi thức nào được nhắc đến ở trên, hoặc như phái Trùng tẩy thì coi các nghi thức trên là những việc làm đáng khen hoặc mang tính nhắc nhớ, chứ không thông ban ân sủng thực sự; nói cách khác thì chúng chẳng phải là "bí tích" mà chỉ là những "giáo nghi" có liên hệ với một vài khía cạnh của niềm tin Kitô giáo.[11]
Bảng tổng hợp
sửaGiáo hội/ Hệ phái |
Rửa Tội/ Báp-têm |
Thêm Sức | Thánh Thể/ Tiệc Thánh |
Thống Hối | Hôn Phối | Truyền Chức Thánh/ Phong Chức |
Xức Dầu Bệnh Nhân | Men Thánh | Dấu Thánh Giá |
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Công giáo | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Không | Không |
Chính thống giáo Đông phương | Có | Có (Xức Dầu Thánh) | Có | Có | Có | Có | Có | Không | Không |
Chính thống giáo Cổ Đông phương | Có | Có (Xức Dầu Thánh) | Có | Có | Có | Có | Có | Không | Không |
Cảnh giáo | Có | Có (Xức Dầu Thánh) | Có | Có | Không | Có | Không | Có | Có |
Hussite | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Không | Không |
Moravia | Có | Có | Có | Không | Có | Có | Không | Không | Không |
Luther | Có | Không | Có | Có lẽ | Không | Không | Không | Không | Không |
Công giáo Anh[12] | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Không | Không |
Quảng phái (Anh giáo) | Có | Có lẽ[chú thích 1] | Có | Có lẽ | Có lẽ | Có lẽ | Có lẽ | Không | Không |
Trung tâm (Anh giáo) | Có | Không | Có | Không | Không | Không | Không | Không | Không |
Anh giáo Phúc Âm | Có | Không | Có | Không | Không | Không | Không | Không | Không |
Giám lý | Có | Không | Có | Không | Không | Không | Không | Không | Không |
Calvin | Có | Không | Có | Không | Không | Không | Không | Không | Không |
Phái Irving | Có | Có (Đóng Ấn Thánh) | Có | Không | Không | Không | Không | Không | Không |
Các Thánh hiện đại | Có (phi Ba Ngôi) | Có | Có | Có | Có | Có | Có | Không | Không |
Công giáo
sửaChú thích
sửa- ^ Phần lớn các giáo hội Anh giáo quảng phái coi các phép Xưng Tội/Tha Tội, Hôn Phối, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh (Còn gọi là phép Phong Chức), và Xức Dầu Bệnh Nhân (còn gọi là phép Xức Dầu) là các "nghi thức mang tính bí tích", tuy không phải là bí tích nhưng vẫn mang tính chất quan trọng hơn nhiều nghi lễ khác.
Tham khảo
sửa- ^ a b “Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo, Điều 1131”.
- ^ Journal of the Moscow Patriarchate (bằng tiếng Anh). Patriarch of Moscow and all Rus'. 1977. tr. 67.
The Czechoslovak Hussite Church professes Seven Sacraments.
- ^ Melton, J. Gordon; Baumann, Martin (21 tháng 9 năm 2010). Religions of the World: A Comprehensive Encyclopedia of Beliefs and Practices, 2nd Edition (bằng tiếng Anh). ABC-CLIO. tr. 2137. ISBN 9781598842043.
The Old Catholic Church accepts seven sacraments, the intermediaries of salvation.
- ^ “Understanding the Sacraments of the Orthodox Church - Introduction to Orthodoxy Articles - Greek Orthodox Archdiocese of America”. www.goarch.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
- ^ “Holy Trinity Church” (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2020.
- ^ Sacramental Rites in the Coptic Orthodox Church Lưu trữ 14 tháng 5 2011 tại Wayback Machine. Copticchurch.net. 4 August 2016.
- ^ a b Haffner, Paul (1999). The Sacramental Mystery (bằng tiếng Anh). Gracewing Publishing. tr. 11. ISBN 9780852444764.
The Augsburg Confession drawn up by Melanchton, one of Luther's disciples admitted only three sacraments, Baptist, the Lord's Supper and Penance. Melanchton left the way open for the other five sacred signs to be considered as "secondary sacraments". However, Zwingli, Calvin and most of the later Reformed tradition accepted only Baptism and the Lord's Supper as sacraments, but in a highly symbolic sense.
- ^ Smith, Preserved (1911). The Life and Letters of Martin Luther. Houghton Mifflin. tr. 89.
In the first place I deny that the sacraments are seven in number, and assert that there are only three, baptism, penance, and the Lord's Supper, and that all these three have been bound by the Roman Curia in a miserable captivity and that the Church has been deprived of all her freedom.
- ^ Ba mươi chín tín điều, Điều XXV
- ^ Các tín điều về Tôn giáo (Phong trào Giám lý), Điều XVI
- ^ Jeffrey Gros, Thomas F. Best, Lorelei F. Fuchs (editors), Growth in Agreement III: International Dialogue Texts and Agreed Statements, 1998–2005 (Eerdmans 2008 ISBN 978-0-8028-6229-7), p. 352
- ^ Herbert Stowe, Walter (1932). “Anglo-Catholicism: What It Is Not and What It Is”. Church Literature Association.