Bò Podolica là giống bò nhà có nguồn gốc từ miền nam nước Ý.[2] Giống bò này thuộc về nhóm bò Podolic, nhóm bò xám. Bò Podolica ược nuôi dưỡng ở các vùng Abruzzo, Basilicata, Calabria, Campania, MolisePuglia.[3] Nó trước đây được phân bố trên hầu hết tại các vùng đất liền Italy và xa như Istria,[4] bây giờ là một phần của Croatia - là nơi nó bây giờ được coi là một giống riêng biệt với cái tên bò Istria.[4] Podolica trong quá khứ được sinh ra với vai trò chủ yếu là một giống bò kéo cày, phục vụ công việc đồng áng. Với việc cơ giới hóa nông nghiệp sau Thế Chiến thứ Hai, nhu cầu về bò đực kéo cày biến mất, và Podolica giờ đây được nuôi dưỡng với mục đích chính là cho thịt và ở mức hạn chế hơn là cho sữa.[5]

Bò Podolica
Quốc gia nguồn gốcItaly
Phân bố
Tiêu chuẩnANABIC
Sử dụngKéo cày, lấy sữa, lấy thịt
Đặc điểm
Cân nặng
  • Đực:
    800 kg[1]
  • Cái:
    650 kg[1]
Chiều cao
  • Đực:
    150 cm[1]
  • Cái:
    145 cm[1]
Màu da/lôngđen
Bộ lôngXám/ đen
Tình trạng sừngCó sừng
  • Bos primigenius

Sử dụng sửa

Bò Podolica trong quá khứ chủ yếu được nuôi với mục đích kéo cày trợ giúp công việc đồng áng; sản xuất thịt và sữa là thứ yếu. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơ giới hóa nông nghiệp tiến bộ có nghĩa là nhu cầu về bò đực kéo cày dần biến mất. Loài này bây giờ được nuôi chủ yếu cho thịt; ở một số khu vực nó cũng được nuối với mục đích lấy sữa.

Bê được cai sữa không sớm hơn bốn tháng; chúng thường được gửi đến giết mổ ở 15–16 tháng, lúc đó chúng nặng 300–350 kg. Thịt giống bò này được coi là có chất lượng cao và mang nhãn hiệu chất lượng đã đăng ký.[5]

Năng suất sữa trung bình thấp; một con số 1.500 kg được ghi nhận trong những năm 1950. Sữa được sử dụng để làm caciocavallo; Caciocavallo Podolico del Gargano chỉ được làm từ sữa bò giống này.[5]

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c d Breed data sheet: Podolica/Italy. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập May 2014.
  2. ^ B. Moioli, F. Napolitano and G. Catillo (2004). Genetic Diversity between Piedmontese, Maremmana, and Podolica Cattle Breeds. Journal of Heredity 95 (3): 250-256. doi: 10.1093/jhered/esh032.
  3. ^ Consistenze al 31.12.2013 (in Italian). Associazione Nazionale Allevatori Bovini Italiani da Carne (ANABIC). Truy cập May 2014.
  4. ^ a b Breed data sheet: Istrian/Croatia. Domestic Animal Diversity Information System of the Food and Agriculture Organization of the United Nations. Truy cập May 2014.
  5. ^ a b c Daniele Bigi, Alessio Zanon (2008). Atlante delle razze autoctone: Bovini, equini, ovicaprini, suini allevati in Italia (in Italian). Milan: Edagricole. ISBN 9788850652594. p. 58–60.