Bò rừng bizon núi (Bison bison athabascae) hay đơn giản là bò rừng núi (thường được gọi là trâu nâu hoặc trâu núi), là một phân loài sống hoặc kiểu sinh thái[2][3][4][5][6][7] của bò rừng bizon Bắc Mỹ. Phạm vi sinh sống ban đầu của bò này bao gồm phần lớn các khu rừng phương bắc vùng Alaska, Yukon, phía tây các lãnh thổ Tây Bắc, đông bắc British Columbia, phía bắc Alberta, và tây bắc Saskatchewan.[8] Hiện nay, bò rừng núi thuộc danh mục các loài động vật hoang dã bị đe dọa theo Luật đe dọa loài (SARA).[9]

Bò rừng bizon núi
Thời điểm hóa thạch: Cuối thế Pleistocen - nay
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Artiodactyla
Họ (familia)Bovidae
Phân họ (subfamilia)Bovinae
Chi (genus)Bison
Loài (species)B. bison
Phân loài (subspecies)B. bison athabascae
Danh pháp ba phần
Bison bison athabascae
Rhoads, 1897

Hình thái sửa

So với bò rừng bizon đồng bằng (một loài/kiểu sinh thái khác tồn tại ở Bắc Mỹ) thì bò rừng bizon núi nặng hơn, với con đực nặng khoảng 900 kg (2.000 lb), khiến nó trở thành loài động vật trên cạn lớn nhất Bắc Mỹ. Điểm cao nhất của bò rừng bizon núi là ở phía trên chi trước, trong khi điểm cao nhất của bò rừng bizon đồng bằng là trực tiếp trên chi trước. Bò rừng bizon núi còn có lõi sừng lớn, đen hơn và lông xoăn hơn, ít lông mọc trên chi trước và râu.[4]

Bảo tồn sửa

 
Bò rừng bizon núi ở Vườn quốc gia Wood Buffalo.

Ngoài việc mất môi trường sống và bị săn bắn, quần thể bò rừng bizon núi còn có nguy cơ bị lai giống với bò rừng bizon đồng bằng, qua đó làm ô nhiễm tính thuần chủng di truyền.

Cũng như những loài bò bison khác, quần thể bò rừng bizon núi đã bị tàn phá bởi nạn săn bắn và nhiều nhân tố khác. Vào đầu thập niên 1990, chúng được xem là cực kỳ quý hiếm hoặc gần như có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên một đàn khoảng 200 con đã được phát hiện ở Alberta, Canada năm 1957. Kể từ đó đàn này được phục hồi với tổng số lượng khoảng 2500 con, phần lớn là kết quả thành quả bởi những nỗ lực bảo tồn của cơ quan chính phủ Canada. Năm 1988, Ủy ban về Tình trạng Bảo tồn động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng ở Canada thay đổi tình trạng bào tồn từ "nguy cơ tuyệt chủng" thành "bị đe dọa".[9]

Ngày 17 tháng 6 năm 2008, 53 con bò rừng bizon núi Canada được chuyển từ Vườn quốc gia Đảo Elk ở Alberta, Canada đến Trung tâm bảo tồn động vật hoang dã Alaska gần Anchorage, Alaska.[10] Tại đó chúng được tổ chức đợt kiểm dịch trong hai năm, sau đó đưa vào môi trường sống tự nhiên của chúng ở khu vực Minto Flats gần Fairbanks nhưng kế hoạch này vẫn bỏ ngỏ[11][12] đến ngày 7 tháng 4 năm 2015.[13] Vào tháng 5 năm 2014, Dịch vụ Hoang dã và Cá Hoa Kỳ đã công bố một quy định chính thức cho phép việc đưa trở lại một quần thể "thử nghiệm không cần thiết" bò rừng bizon núi vào ba khu vực tại Alaska.

Hiện nay, khoảng 700 con bò rừng bizon núi vẫn còn trong tự nhiên, nằm trong các lãnh thổ Tây Bắc,Yukon, British Columbia, Alberta, và Manitoba.[14][15] Năm 2006, là một phần của một dự án bảo tồn quốc tế, một tổ chức đã được thành lập ở Yakutia, Nga,[16][17][18] nơi loài bò bison thảo nguyên họ hàng tuyệt chủng cách đây 600 năm. Một bầy bò biso bổ sung đã được gửi từ Alberta năm 2011 và 2013, nâng tổng số con ở Nga lên 120 con.[19]

Các loại bệnh sửa

 
Bò rừng bizon núi trong đó có một con bê tại Nordhorn.

Các đàn thả rông được sở hữu công khai ở Alberta, British Columbia, Yukon và các lãnh thổ Tây Bắc chiếm 90% số bò rừng bizon núi hiện tại, mặc dù sáu đàn nhốt-chăn nuôi công cộng và cá nhân với những mục tiêu bảo tồn chiếm khoảng 10% trong tổng số (≈ 900 con). Những đàn bò nuôi nhốt này và hai đàn bò thả rông lớn bị cô lập ở Yukon và các lãnh thổ Tây Bắc đều xuất phát từ đàn vật nuôi khỏe mạnh và hình thái đại diện từ phía Bắc Vườn quốc gia Wood Buffalo, đông bắc Alberta và phía nam các lãnh thổ Tây Bắc.

Các loại bệnh bao gồm brucellosislao vẫn còn hiện hữu trong các đàn thả rông ở trong và xung quanh Vườn quốc gia Wood Buffalo.[20] Những căn bệnh này được coi là một vấn đề quản lý nghiêm trọng đối với các chính phủ, nhóm Thổ dân địa phương và ngành công nghiệp gia súc khi chúng nhanh chóng xâm lấn vào ranh giới của vườn.

Tên gọi sửa

Thuật ngữ "buffalo" (trâu) đôi khi được coi là cách dùng sai tên cho loài động vật này, vì nó chỉ là họ hàng xa với hai con "trâu thực" khác là trâu nước châu Á và trâu rừng châu Phi. Tuy nhiên, "bison" là một từ Hy Lạp chỉ những con bò như vậy, trong khi thuật ngữ "trâu" bắt nguồn từ những người bẫy thú người Pháp. Họ gọi những con quái vật to lớn này là bœufs, nghĩa là bò hoặc bò đực - vì vậy cả hai tên "trâu" và "bison" đều đồng nghĩa nhau. Mặc dù "bison" có thể được coi là mang đúng tính khoa học hơn, thì kết quả của việc sử dụng tên chuẩn "trâu" cũng được xem là chính xác và được liệt kê trong nhiều cuốn từ điển làm một cái tên được chấp nhận cho loài trâu Mỹ hay bison. Để liên hệ đến loài động vật này, thuật ngữ "trâu" bắt đầu có từ năm 1635 trong cách sử dụng Bắc Mỹ khi thuật ngữ lần đầu tiên được ghi nhận cho loài động vật có vú ở Mỹ. Do đó nó có lịch sử lâu hơn nhiều so với "bison", thuật ngữ mới chỉ được ghi nhận năm 1774.[21]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Gates, C. & Aune, K. 2008. Bison bison. In: IUCN 2012. IUCN Red List of Threatened Species. Version 2012.1. <www.iucnredlist.org>. Downloaded on ngày 6 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ Geist, V. (1991). “Phantom Subspecies: The Wood Bison, Bison bison "athabascae" Rhoads 1897, Is Not a Valid Taxon, but an Ecotype”. Arctic. 44 (4): 283–300.
  3. ^ Charles E. Kay & White, Clifford A. (2001). “Reintroduction of Bison into the Rocky Mountain Parks of Canada: Historical and Archaeological Evidence” (PDF). Crossing Boundaries in Park Management: Proceedings of the 11th Conference on Research and Resource Management in Parks and on Public Lands. Hancock, Michigan: George Wright Soc. tr. 143–151. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  4. ^ a b Bork, A. M. others=Strobeck, C. M.; Yeh, F. C.; Hudson, R. J.; Salmon, R. K. (1991). “Genetic Relationship of Wood and Plains Bison Based on Restriction Fragment Length Polymorphisms” (PDF). Canadian Journal of Zoology. 69 (1): 43–48. doi:10.1139/z91-007. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013. Thiếu dấu sổ thẳng trong: |first1= (trợ giúp)
  5. ^ Halbert, Natalie D. (2004). Raudsepp, Terje; Chowdhary, Bhanu P.; Derr, James N. “Conservation Genetic Analysis of the Texas State Bison Herd”. Journal of Mammalogy. 85 (5): 924–931. doi:10.1644/BER-029.
  6. ^ Wilson, G. A.; Strobeck, C. (1999). “Genetic Variation within and Relatedness among Wood and Plains Bison Populations”. Genome. 42 (3): 483–496. doi:10.1139/gen-42-3-483. PMID 10382295. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 8 năm 2013.
  7. ^ Boyd, Delaney P. (2003). Conservation of North American Bison: Status and Recommendations (PDF) (Luận văn). University of Calgary. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2009. Lưu trữ 2007-09-28 tại Wayback Machine
  8. ^ Wood Bison Restoration in Alaska, Alaska Department of Fish & Game, Division of Wildlife Conservation
  9. ^ a b “Species At Risk Registry: Wood Bison”. sararegistry.gc.ca. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.
  10. ^ Canada Helps Restore Wood Bison to Alaska in International Conservation Effort to Recover a Threatened Species, Yahoo! Finance, ngày 9 tháng 7 năm 2008
  11. ^ “Release of bison into Alaska wilderness put on hold again”. Fairbanks Daily News-Miner. 14 tháng 8 năm 2011. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 26 tháng 8 năm 2016.
  12. ^ “Wood Bison”. Alaska Wildife.org. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2016.
  13. ^ “Video: Wood bison released in Southwest Alaska”. Alaska Dispatch News. 7 tháng 4 năm 2015.
  14. ^ Ministry of Environment and Natural Resources - Northwest Territories Lưu trữ 2013-11-03 tại Wayback Machine, Ministry of Environment and Natural Resources - Northwest Territories
  15. ^ Gates, Zimov, Stephenson, Chapin. “Wood Bison Recovery: Restoring Grazing Systems in Canada, Alaska and Eastern Siberia”. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2010.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  16. ^ “Alberta bison bound for Russia”. CBC News. 14 tháng 2 năm 2011.
  17. ^ Edmonton Journal, "Elk Island wood bison big hit in Russia" Lưu trữ 2014-11-29 tại Wayback Machine, Hanneke Brooymans, 5 tháng 8 năm 2010
  18. ^ Edmonton Journal, "Bison troubles" Lưu trữ 2012-11-10 tại Wayback Machine, CanWest MediaWorks Publications, 5 tháng 10 năm 2006
  19. ^ “More Alberta bison to roam Russia”. CBC News. 23 tháng 9 năm 2024.
  20. ^ Joly, D. O.; Messier, F. (ngày 16 tháng 6 năm 2004). “Factors affecting apparent prevalence of tuberculosis and brucellosis nubs are amazing”. Journal of Animal Ecology. 7 (4): 623–631. doi:10.1111/j.0021-8790.2004.00836.x. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2009.
  21. ^ The American Heritage Dictionary of the English Language, Fourth Edition

Liên kết ngoài sửa