Băng tần G

trang định hướng Wikimedia
Băng tần G
Dải tần số4–6 GHz
Số băng tần vô tuyến ITU

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Ký hiệu băng tần vô tuyến ITU

ELF SLF ULF VLF LF MF HF VHF UHF SHF EHF THF

Băng tần vô tuyến NATO

A B C D E F G H I J K L M

Băng tần IEEE

HF VHF UHF L S C X Ku K Ka Q V W

Băng tần G NATO là dải tần số vô tuyến từ 4 GHz tới 6 GHz trong phổ điện từ. Bước sóng tương ứng từ 5 cm tới 7,5 cm. Băng G nằm ở trong băng SHF thuộc phổ vô tuyến.

Băng G nằm trong băng tần C của hệ thống phân loại cũ hơn.

Băng tần G của IEEE

sửa

Với hệ thống cũ hơn, băng G có dải tần 200 tới 250 MHz (1,5 m—1,2 m) và là băng tần A hiện nay.

Các băng tần sóng cực ngắn khác

sửa

Phổ sóng cực ngắn thường được định nghĩa là phổ điện từ trong dải tần số 1.0 GHz đến 30 GHz, nhưng một số định nghĩa cũ hơn tính cả các tần số thấp hơn. Hầu hết các ứng dụng phổ biến trong dải tần 1,0 đến 30 GHz. Các băng tần số sóng cực ngắn, được định nghĩa bởi Hiệp hội Vô tuyến Anh (RSGB), được thể hiện trong bảng dưới đây. Chú ý là các tần số trên 30 GHz thường được gọi là "sóng mm". Tần số 30 GHz tương ứng với bước sóng 10 mm, hay 1 cm.

Băng tần L 1 tới 2 GHz
Băng tần S 2 tới 4 GHz
Băng tần C 4 tới 8 GHz
Băng tần X 8 tới 12 GHz
Băng tần Ku 12 tới 18 GHz
Băng tần K 18 tới 26,5 GHz
Băng tần Ka 26,5 tới 40 GHz
Băng tần Q 30 tới 50 GHz
Băng tần U 40 tới 60 GHz
Băng tần V 50 tới 75 GHz
Băng tần E 60 tới 90 GHz
Băng tần W 75 tới 110 GHz
Băng tần F 90 tới 140 GHz
Băng tần D 110 tới 170 GHz

Chú thích: "Băng tần P " đôi khi được dùng không chính xác cho băng tần Ku. "P" có nghĩa là "previous" (trước) là băng tần radar dùng ở Anh có dải tần 250 đến 500 MHz, hiện nay băng tần hoàn toàn lỗi thời theo tiêu chuẩn 521 của IEEE, xem [1][2] Lưu trữ 2014-07-14 tại Wayback Machine. Đối với các định nghĩa khác, xem Letter Designations of Microwave Bands

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa