Bạch Hổ Lâm (Bạch Hổ Sơn Quân) là môn phái võ cổ truyền Việt Nam tương truyền do tướng nhà Nguyễn là Nguyễn Hữu Cảnh sáng lập.[1][2]

Nguồn gốc

sửa

Nguồn gốc võ phái từ Sơn Đông, Trung Quốc, đến đầu thế kỷ XVIII, môn phái Bạch Hổ Lâm mới du nhập vào nước Việt.[3][4]

Phái Bạch Hổ Lâm lan dần vào miền Trung bởi đệ tử chân truyền đời thứ 8 của môn phái là võ sư Đặng Văn Vàng. Năm 1965, võ đường đầu tiên của ông được thành lập với tên gọi là võ đường Sinh Tồn được Liên đoàn Quyền thuật Quân khu 1 thuộc Tổng cục Quyền thuật Việt Nam công nhận.[3][4]

Kỹ thuật

sửa

Nhìn chung, võ phái Bạch Hổ, về quyền cước chiến đấu, chú trọng đến kỹ thuật cận chiến, mọi đòn tấn công đều nhắm vào chỗ hiểm trên thân thể đối phương. Đặc biệt, trong kỹ thuật thủ pháp, môn phái này sử dụng khá nhiều đòn tay mô phỏng bàn tay hổ và được gọi là hổ trảo. Còn về binh khí, võ phái này còn lưu giữ được một số khí cụ chiến đấu cổ hoàn toàn mang bản sắc Việt Nam, như: lăn khiên, roi mây, cây sam, thiết xoa...[cần dẫn nguồn]

Quyền thuật

sửa

Gồm có những bài như: Ngọc trản, Thần đồng, Phượng hoàng, Ngũ Môn, La Hán, v.v. và ngoài ra còn nhiều bài khác.

Côn thuật

sửa

Bao gồm bốn bài thảo (Ngũ môn thảo côn pháp, Trực thủ thảo côn pháp, Ô du thảo côn pháp, Trường côn đấu thế pháp).

Kiếm thuật

sửa

Bao gồm hai bài thảo (Trường kiếm thảo pháp, Song kiếm thảo pháp).

Đao thuật

sửa

Bao gồm hai bài thảo (Siêu đao thảo pháp, song đao thảo pháp).

Đằng bài pháp

sửa

Tức cách đánh khiên

Đằng tiên pháp

sửa

Tức cách đánh roi mây dài trên 2m.

Phủ việt pháp

sửa

Tức cách đánh song phủ (búa rìu)..

Sam pháp

sửa

Tức cách đánh trường côn đầu gắn ba dao nhọn...

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650 - 1700) với địa danh Quảng Bình”. báo Quảng Bình. ngày 3 tháng 8 năm 2007. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  2. ^ PV (ngày 14 tháng 2 năm 2010). “Chuyện chưa kể về hành trình tìm mộ tổ”. báo Sức khỏe và đời sống. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  3. ^ a b Phan Bùi Bảo Thy (ngày 31 tháng 10 năm 2011). “Những truyền nhân môn phái Bạch Hổ Lâm ở Đà Nẵng”. báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.
  4. ^ a b Hồng Thanh (ngày 21 tháng 1 năm 2010). “Huyền thoại Bạch Hổ Lâm trên đất Đà thành”. báo Công an nhân dân. Truy cập ngày 21 tháng 6 năm 2024.