Bảo Lâm, Lâm Đồng
Bảo Lâm là một huyện thuộc tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Bảo Lâm
|
|||
---|---|---|---|
Huyện | |||
Huyện Bảo Lâm | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | ![]() | ||
Vùng | Tây Nguyên | ||
Tỉnh | Lâm Đồng | ||
Huyện lỵ | Thị trấn Lộc Thắng | ||
Trụ sở UBND | Số 2 Nguyễn Tất Thành, tổ dân phố 2, thị trấn Lộc Thắng | ||
Phân chia hành chính | 1 thị trấn, 13 xã | ||
Thành lập | 1994 | ||
Tổ chức lãnh đạo | |||
Chủ tịch UBND | Trương Hoài Minh | ||
Chủ tịch HĐND | Nguyễn Trung Kiên | ||
Bí thư Huyện ủy | Nguyễn Trung Kiên | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 11°38′31″B 107°43′25″Đ / 11,641944°B 107,723611°Đ | |||
| |||
Diện tích | 1.465 km² | ||
Dân số (2022) | |||
Tổng cộng | 137.341 người[1] | ||
Mật độ | 80 người/km² | ||
Dân tộc | Kinh, K'ho, Tày, Nùng... | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 680[2] | ||
Biển số xe | 49-H1 xxx.xx | ||
Website | baolam | ||
Địa lý Sửa đổi
Huyện Bảo Lâm nằm trên cao nguyên Di Linh, độ cao trung bình là 900 m. Trung tâm huyện cách Thành phố Hồ Chí Minh 210 km về phía đông bắc, cách thành phố Đà Lạt 140 km về phía tây nam cách thành phố Bảo Lộc khoảng 8 km về phía bắc.
Vị trí địa lý huyện Bảo Lâm:
- Phía đông giáp huyện Di Linh
- Phía tây giáp huyện Đạ Tẻh, huyện Cát Tiên, huyện Đạ Huoai và thành phố Bảo Lộc
- Phía nam giáp huyện Tánh Linh và huyện Hàm Thuận Bắc thuộc tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp huyện Đắk R'lấp, huyện Đắk Glong và thành phố Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông.
Diện tích huyện Bảo Lâm là 1465 km², dân số năm 2018 là 118.420 người. Các dân tộc chủ yếu sống ở huyện này là: K'ho, Kinh, Nùng, Tày...
Lịch sử Sửa đổi
Trước năm 1994, huyện Bảo Lâm ngày nay là một phần huyện Bảo Lộc cũ.
Ngày 11 tháng 7 năm 1994, Chính phủ ban hành Nghị định số 65-CP[3] về việc chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc (nay là thành phố Bảo Lộc) và huyện Bảo Lâm. Theo đó, huyện Bảo Lâm được thành lập trên cơ sở các xã Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Đức, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Ngãi, Lộc Tân (trừ thôn Đam Bri), Lộc Thắng và Lộc Thành thuộc huyện Bảo Lộc cũ. Đồng thời, chia xã Lộc Thắng thành thị trấn Lộc Thắng và xã Lộc Quảng; chia xã Lộc Lâm thành 2 xã: Lộc Lâm và Lộc Phú; chia xã Lộc Bắc thành 2 xã: Lộc Bắc và Lộc Bảo.
Khi mới thành lập, huyện bao gồm thị trấn Lộc Thắng (huyện lị) và 11 xã: Lộc Bắc, Lộc An, Lộc Bảo, Lộc Đức, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Thành.
Ngày 24 tháng 8 năm 1999, thành lập xã Tân Lạc trên cơ sở 2.442,15 ha diện tích tự nhiên và 3.247 nhân khẩu của xã Lộc Thành.[4]
Ngày 30 tháng 10 năm 2000, thành lập xã B' Lá trên cơ sở 7.424 ha diện tích tự nhiên và 3.302 nhân khẩu của xã Lộc Quảng.[5]
Từ đó, huyện Bảo Lâm có 1 thị trấn và 13 xã, giữ ổn định cho đến nay.
Hành chính Sửa đổi
Hiện nay, huyện Bảo Lâm gồm thị trấn Lộc Thắng (huyện lỵ) và 13 xã: B'Lá, Lộc An, Lộc Bắc, Lộc Bảo, Lộc Đức, Lộc Lâm, Lộc Nam, Lộc Ngãi, Lộc Phú, Lộc Quảng, Lộc Tân, Lộc Thành, Tân Lạc.
Kinh tế Sửa đổi
Kinh tế chủ yếu của huyện là trồng cây công nghiệp như trà, cà phê, hạt tiêu... và khai thác lâm sản, khai thác quặng bauxit và chế biến ra alumin nhôm. Hiện nay Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam đang đầu tư dự án bauxit alumin nhôm Lâm Đồng với tổng vốn đầu tư 11 ngàn tỷ đồng. Nơi đây khí hậu ôn hòa bốn mùa mát mẻ.
Danh lam thắng cảnh - Du lịch Sửa đổi
Huyện Bảo Lâm là nơi tọa lạc của ngôi chùa nổi tiếng Linh Quy Pháp Ấn.
Giao thông Sửa đổi
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Dầu Giây – Đà Lạt đi qua đang được xây dựng.
Tham khảo Sửa đổi
- ^ “Kết quả toàn bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019” (PDF). Tổng cục Thống kê.
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ “Nghị định 65-CP năm 1994 về việc chia huyện Bảo Lộc thành thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm; thành lập phường, xã mới thuộc thị xã Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng”.
- ^ Nghị định 79/1999/NĐ-CP điều chỉnh địa giới xã thuộc các huyện Lạc Dương, Lâm Hà và Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng
- ^ Nghị định 62/2000/NĐ-CP thành lập xã thuộc các huyện Đơn Dương, Đức Trọng và Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng