Bảo Tạng Vương

Bảo Tạng Vương (trị vì 642–668) là vị quốc vương thứ 28 và cuối cùng của Cao Câu Ly, vương quốc cực bắc trong Tam Quốc Triều Tiên. Ông được lãnh đạo quân sự Uyên Cái Tô Văn (Yeon Gaesomun) đưa lên ngai vàng. Thời kỳ trị vì của ông chấm dứt khi Cao Câu Ly thất thủ trước liên quân giữa nhà ĐườngTân La.

Bảo Tạng Vương
Vua Cao Câu Ly
Quốc Vương Cao Câu Ly
Trị vì642 - 668
Tiền nhiệmVinh Lưu Vương
Kế nhiệmTriều Đại sụp đổ
Thông tin chung
Sinh642
Mất668
Vương tộcDòng họ Cao Triều Tiên
Bảo Tạng Vương
Hangul
보장왕
Hanja
寶臧王
Romaja quốc ngữBojang-wang
McCune–ReischauerPojang-wang
Hán-ViệtBảo Tạng Vương
Bảo Tạng Vương
Hangul
장, 보장
Hanja
藏, 寶臧
Romaja quốc ngữJang, Bojang
McCune–ReischauerChang, Pojang
Hán-ViệtTạng, Bảo Tạng

Bối cảnhSửa đổi

Thời gian trị vì của ông được thuật lại trong hai cuốn sách cuối cùng của tập sử Cao Câu Ly trong Tam quốc sử ký. Bảo Tạng là con trai người đệ của Vinh Lưu Vương. Năm 642, tướng Uyên Cái Tô Văn tiến hành chính biến và giết chết Vinh Lưu Vương cùng nhiều người ủng hộ khác. Bảo Tạng Vương được đưa lên ngôi.

Với mục đích thuyết phục Cao Câu Ly chống lại Bách Tế, Tân La đã cử Kim Xuân Thu đến yêu cầu sự cam kết của quân đội hai bên song Cao Câu Ly đã không đồng ý.

Trong suốt thời gian cai trị của mình, Bảo Tạng Vương được coi là một quốc vương bù nhìn, ngụy trang cho tính hợp pháp của hành vi cai trị quân sự của Uyên Cái Tô Văn. Với sự xúi bẩy của Uyên, Bảo Tạng Vương đã ủng hộ Đạo giáo và ra chỉ dụ đàn áp Phật giáo trong nước, tức quốc giáo trước đó của đất nước. Cao Câu Ly cũng phải trải qua nhiều thảm họa thiên nhiên trong suốt thời kỳ cai trị của ông.

Trị vìSửa đổi

Cao Câu Ly tiếp tục cuộc chiến chống lại Tân La ở miền nam và tiến hành liên minh với Bách Tế. Tân La càng bị cô lập hơn nữa khi Cao Câu Ly phục hồi quan hệ với Nụy tại Nhật Bản. Năm 642, Tân La cử Kim Xuân Thu đến để thương lượng một hiệp ước, song khi Uyên Cái Tổ Văn yêu cầu trao trả lại khu vực Seoul ngày nay thì cuộc đàm phán bị đổ vỡ, dẫn đến việc Tân La liên minh với Đường.

Năm 645, Đường Thái Tông đã dẫn một đội quân lớn tấn công Cao Câu Ly bằng cả đường bộ lẫn đường thủy, song Uyên Cái Tô Văn và Dương Vạn Xuân (Yang Manchun) đã đẩy lui được cuộc xâm lược, làm nên trận thắng hoành tráng ở thành An Thị thuộc Liêu Đông cũng như cuộc tấn công nhỏ hơn sau này của Đường. Năm 654, Cao Câu Ly tấn công Khiết Đan, những người đã liên minh với Đường. Năm 655, Cao Câu Ly và Bách Tế tấn công Tân La.

Vương quốc Bách Tế cuối cùng thất thủ trước liên quân Tân La-Đường vào năm 660. Uyên Cái Tô Văn đã đánh bại một cuộc xâm lược lớn tại Bình Nhưỡng năm 661 và tại sông Tát Thủy năm 662, song Tân La và Đường nay có thể tự do tập trung và tăng cường các cuộc tấn công của họ chống lại Cao Câu Ly. Năm 663, phong trào phục quốc Bách Tế chấm dứt và lãnh đạo của nó là Phù Dư Phong (Buyeo Pung) đào thoát đến Cao Câu Ly.

Sau cái chết của Uyên Cái Tô Văn năm 666, Bảo Tạng Vương đã không thể giành được quyền kiểm soát trên toàn đất nước, mà thay vào đó là sự tàn phá bởi một cuộc tranh giành kế vị giữa các con trai của Uyên. Uyên Nam Sinh bị hai em là Uyên Nam KiếnUyên Nam Sản đánh đuổi phải chạy sang quy hàng nhà Đường. Uyên Nam Kiến tự lập làm Đại ma li chi của Cao Câu Ly.

Cao Câu Ly sụp đổSửa đổi

Trong khi cuộc xung đột nội bộ vẫn tiếp diễn tại Cao Câu Ly, Uyên Nam Sinh (Yeon Namsaeng) đã dào thoát sang nhà Đường và 40 thành gần biên giới đã đầu hàng quân Đường, trong khi đó thì Uyên Tịnh Thổ (Yeon Jeong-to) đào thoát sang Tân La. Lý Tích dẫn quân Đường, Tiết Nhân Quý dẫn quân Khiết Đan của Lý Tận TrungTôn Vạn Vinh, Kim Yu-shin dẫn quân Tân La, Uyên Nam Sinh dẫn quân Cao Câu Ly trung thành với mình cùng tấn công Cao Câu Ly.

Kinh đô Bình Nhưỡng của Cao Câu ly rơi vào tay liên quân Đường-Tân La vào tháng 9 âm lịch năm 668, Bảo Tạng Vương và Đại ma li chi Uyên Nam Kiến bị bắt. Ông được Đường Cao Tông cho giữ chức công bộ thượng thư (工部尚書). Đường Cao Tông phong Tiết Nhân Quý làm An Đông đô hộ phủ (nhiệm sở tại Bình Nhưỡng).

Đường phải đối mặt với nhiều vấn đề trong việc cai trị những cư dân Cao Câu Ly, cũng như sự kháng cự của Tân La trước sự hiện diện của Đường tại bán đảo Triều Tiên. Cao An Thắng được Kiếm Mưu Sầm đưa lên ngôi vua tái lập Cao Câu Ly, nhưng sau đó Cao An Thắng giết Kiếm Mưu Sầm và quy hàng Tân La năm 674. Đường Cao Tông phải dời An Đông đô hộ phủ từ Bình Nhưỡng sang Liêu Đông năm 676. Năm 677, nhà Đường phong cho Bảo Tạng Vương là "Triều Tiên Vương" và đô đốc Liêu Đông châu (Hangul: 요동주도독 조선왕 Hanja:遼東州都督朝鮮王, Hán Việt: Liêu Đông châu đô đốc Triều Tiên Vương) của An Đông đô hộ phủ.

Tuy nhiên, Bảo Tạng Vương tiếp tục kích động các cuộc nổi dậy chống lại nhà Đường trong nỗ lực để phục hồi lại Cao Câu Ly, tổ chức những người Cao Câu Ly tị nạn và liên minh với các bộ tộc Mạt Hạt, lập ra hội Đông Minh Thiên Khí Cái Thế (東明天氣盖世) tiến hành ám sát quan lại nhà Đường ở An Đông đô hộ phủ tại Liêu Đông. Năm 681 Tiết Nhân Quý phát hiện ra ông là thủ lĩnh của Đông Minh Thiên hội thì tiến hành bắt ông và đàn áp Đông Minh Thiên hội. Tiết Nhân Quý áp giải ông sang nhà Đường để trị tội. Thấy ông bị bệnh nặng trên đường đi và sắp chết, Võ hoàng hậu không xử trảm ông như ý định ban đầu mà cho lưu đày ông đến Tứ Xuyên trong năm 681. Ông mất một năm sau đó (năm 682).

Bởi Bảo Tạng Vương là vị quốc vương cuối cùng của Cao Câu Ly, ông không được phong miếu hiệu sau khi mất.

Xem thêmSửa đổi

Tham khảoSửa đổi