Bất hại
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. (tháng 6 năm 2024) |
Bất hại (zh. bù hài 不害, ja. fugai, sa., pi. ahiṃsā), cũng gọi Bất sát sinh hay bất tổn sinh (zh. 不殺生, pi. pāṇāṭipātā paṭivirati, pāṇāṭipātā veramaṇī), là một trong những đức hạnh cốt lõi của các tôn giáo Ấn Độ như Kỳ Na giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo và Sikh giáo. [1][2][3]
Tư tưởng Bất hại lúc nào cũng giữ một vai trò quan trọng trong các tôn giáo Ấn Độ thời trước Phật Thích-ca nhưng Phật - cùng với một vị giáo chủ ngoại đạo là Ni-kiền-tử Nhã-đề-tử (pi. nigaṇṭha nātaputta) - là người đầu tiên hệ thống hoá và dùng lý thuyết tâm lý để chứng minh, lấy nó làm cơ bản cho tư tưởng này. Từ đó, tư tưởng bất hại đã trở thành một nguyên lý đạo đức vô song trong các tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt trong tất cả các trường phái Phật giáo.
Tổng quan
sửaVề mặt tâm lý, đạo đức thì lý do chính vì sao mọi người nên thực hành đạo lý bất hại rất đơn giản: bởi vì ai cũng yêu quý cuộc sống của chính mình, không muốn bị hành hạ hoặc giết hại. Từ tình yêu thương chính mình, lấy đó suy ra hoàn cảnh của tất cả các động vật khác (hữu tình), không kể là người hay là thú, là con voi hoặc con kiến, đặt mình vào trạng thái của chúng sinh và cảm nhận tình trạng đó, người ta sẽ từ bỏ việc sát hại. Tư tưởng Bất hại của đạo Phật được giải nghĩa bằng lý luận nêu trên. Phật thuyết trong kinh Pháp cú (pi. dhammapada, 129; bản dịch và thi hoá của Tịnh Minh):
- Hình phạt ai cũng sợ
- Mất mệnh, ai cũng khiếp
- Lấy ta suy ra người
- Chớ giết, chớ bảo giết
Như vậy, tư tưởng Bất hại xuất phát từ lòng bi (sa., pi. karuṇā) và lòng từ (sa. maitrī, pi. mettā) đối với tất cả chúng sinh. Ai có lòng từ bi, người đó không bao giờ sát hại. Mặt khác, tư tưởng Bất hại cũng mang lợi ích, niềm vui cụ thể cho chính người thực hành, không chỉ là niềm "vui cùng với người" và niềm vui về việc đã thực hiện, một "hành động cao quý" nhất thời. Về mặt này thì đạo Phật có quan niệm không giống với những tôn giáo khác. Theo luật nhân quả (nghiệp, sa. karma) thì người làm lành, không giết hại sẽ gặp hạnh phúc và không bị hại. Từ đó người ta có thể suy ngược lại rằng, ai ôm ấp tư tưởng sát hại, không có lòng từ bi sẽ tự đưa mình đến những hoàn cảnh bất hạnh. Phật trình bày rất rõ trong kệ thứ năm và 225 của Pháp cú kinh (bản dịch và thi hoá của Tịnh Minh):
- Hận thù diệt hận thù
- Đời này không thể có
- Từ bi diệt hận thù
- Là định luật nghìn thu
- Hiền sĩ không sát hại
- Điều phục thân mệnh hoài
- Đạt cảnh giới bất tử
- Giải thoát hết bi ai
Cũng vì những lý do nêu trên mà tăng ni trong phần lớn các tông phái Phật giáo cũng như nhiều Phật tử tại gia đều ăn chay. Bất hại cũng được xếp là một trong 10 Đại thiện địa pháp theo A-tì-đạt-ma-câu-xá luận, là một trong 10 Thiện tâm sở trong giáo lý của Du-già hành phái. Là tâm sở pháp không hãm hại loài khác. Theo giáo lý Duy thức, Bất hại chỉ là danh xưng giả lập từ tâm sở Vô sân (zh. 無瞋), nó sinh khởi tùy theo tác dụng của Vô sân.
Tham khảo
sửaChú thích
sửa- ^ Phillips, Stephen H.; và đồng nghiệp (collaboration) (2008). Kurtz, Lester (biên tập). Encyclopedia of Violence, Peace, & Conflict . Elsevier Science. tr. 1347–1356, 701–849, 1867. ISBN 978-0-12-373985-8.
- ^ Dundas 2002, tr. 160.
- ^ Bajpai, Shiva (2011). The History of India – From Ancient to Modern Times (PDF). Hawaii, USA: Himalayan Academy Publications. tr. 8, 98. ISBN 978-1-934145-38-8. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 24 tháng 6 năm 2019.
Nguồn
sửa- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-kuang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
- Bartholomeusz, Tessa J. (26 tháng 7 năm 2005). In Defense of Dharma: Just-War Ideology in Buddhist Sri Lanka (bằng tiếng Anh). Routledge. ISBN 978-1-135-78857-5.
- Brown, W. Norman (tháng 2 năm 1964). “The sanctity of the cow in Hinduism” (PDF). The Economic Weekly: 245–255. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 30 tháng 9 năm 2020.
- Dundas, Paul (2002) [1992]. The Jains . Routledge. ISBN 978-0-415-26605-5.
- Jindal, K. B. (1988). An Epitome of Jainism. South Asia Books. ISBN 81-215-0058-3.
- Laidlaw, James (1995). Riches and Renunciation: Religion, economy, and society among the Jains. Oxford University Press, USA. ISBN 0-19-828031-9.
- Lamotte, Etienne (1988). History of Indian Buddhism from the Origins to the Śaka Era. Peeters. ISBN 90-6831-100-X.
- McFarlane, Stewart (2001). Peter Harvey (biên tập). Buddhism. Bloomsbury Publishing. ISBN 978-1-4411-4726-4.
- “Mahatma Gandhi”. Manas: History and Politics.
- O’Sullivan, Trish (2014). “Ahimsa”. Trong Leeming, David A. (biên tập). Encyclopedia of Psychology and Religion (ấn bản thứ 2). Boston: Springer. tr. 31–32. doi:10.1007/978-1-4614-6086-2_16. ISBN 978-1-4614-6087-9. S2CID 242659739.
- Sarao, Karam Tej S. (1989). The Origin and Nature of Ancient Indian Buddhism. New Delhi: Eastern Book Linkers.
- Schmidt, Hanns Peter (1968). “The Origin of Ahimsa”. Mélanges d'Indianisme à la mémoire de Louis Renou. Paris: Boccard.
- Sethia, Tara (2004). Ahiṃsā, Anekānta and Jainism. Motilal Banarsidass. ISBN 978-81-208-2036-4.
- Tähtinen, Unto (1964). Non-violence as an ethical principle : with particular reference to the views of Mahatma Gandhi. Turku: Turun Yliopisto. OCLC 4288274.
- Tähtinen, Unto (1976). Ahiṃsā: non-violence in Indian tradition. London: Rider. ISBN 0-09-123340-2.
- Talageri, Shrikant (2000). The Rigveda: A Historical Analysis (bằng tiếng Anh). India: AdityaPrakashan. ISBN 81-7742-010-0.
- Talageri (2010). Rigveda and the Avesta: The Final Evidence (bằng tiếng Anh). India.
- Wiley, Kristi L. (2006). “Ahimsa and Compassion in Jainism”. Trong Peter Flügel (biên tập). Studies in Jaina History and Culture. London.
- Winternitz, Moriz (1993). History of Indian Literature: Buddhist & Jain Literature. Motilal Banarsidass. ISBN 978-81-208-0265-0.
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |