Cải bắp

(Đổi hướng từ Bắp cải)

Bắp cải hay cải bắp (Brassica oleracea nhóm Capitata) hay cải nồi là một loại rau chủ lực trong họ Cải (còn gọi là họ Thập tự - Brassicaceae/Cruciferae), phát sinh từ vùng Địa Trung Hải. Nó là cây thân thảo, sống hai năm, và là một thực vật có hoa thuộc nhóm hai lá mầm với các lá tạo thành một cụm đặc hình gần như hình tròn đặc trưng.

Bắp cải
Cải bắp, nguyên quả và cắt ngang
LoàiBrassica oleracea
Nhóm giống cây trồngNhóm Capitata
Nguồn gốc xuất xứĐịa Trung Hải, thế kỷ 1
Thành viên thuộc nhóm giống cây trồngNhiều; xem văn bản.
Cải bắp, tươi
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng102 kJ (24 kcal)
5.6 g
Đường3.6 g
Chất xơ2.3 g
0.1 g
1.4 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Vitamin C
36%
32 mg
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[1] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[2]
Cải bắp, chưa nở rõ giống

Nó đã được biết tới từ thời Hy LạpLa Mã cổ đại; Cato Già đánh giá cao loại cây này vì các tính chất y học của nó, ông tuyên bố rằng "nó là loại rau thứ nhất".[3]. Tiếng Anh gọi nó là cabbage (phát âm: /ˈkabɪdʒ/) và từ này có nguồn gốc từ Normanno-Picard caboche ("đầu"). Cải bắp được phát triển từ lựa chọn nhân tạo diễn ra liên tục để ngăn chặn chiều dài các gióng.

Cải bắp có chỉ số diện tích lá cao, hệ số sử dụng nước rất lớn nhưng có bộ rễ chùm phát triển nên chịu hạn và chịu nước hơn su hàosúp lơ.

Cải bắp ngoài là món ăn ngon ra còn có tác dụng chữa được nhiều bệnh như: phòng bệnh ung thư vú ở phụ nữ,nước cải bắp tươi chữa bệnh loét da. Tại Hàn Quốc, cải bắp được gọi là yangbaechu (양배추) và là nguyên liệu chính làm món kim chi cải bắp (양배추 김치).

Việt Nam

sửa

Cải bắp được trồng trong vụ đông xuân ở các tỉnh phía bắc, miền trung và Tây Nguyên. Cải bắp thuộc nhóm rau có nguồn gốc ôn đới, nhiệt độ xuân hóa (nhiệt độ cần thiết để phân hoá mầm hoa) là 1-10 °C trong khoảng 15-30 ngày tùy thời gian sinh trưởng của giống.

Các thứ của Brassica oleracea

sửa

Bên cạnh cải bắp, loài Brassica oleracea còn có nhiều giống cây trồng khác biệt về hình dáng và tên gọi khác, ví dụ: cải bông xanh hay súp lơ xanh (nhóm Italica), súp lơ (nhóm Botrytis), cải xoăn, borekale? (nhóm Acephala), su hào (nhóm Gongylodes), cải brussels (nhóm Gemmifera), cải làn hay giới lan/cải bông xanh Trung Hoa (nhóm Alboglabra), các cây lai ghép broccolini? (lai ghép Italica × Alboglabra) và broccoflower? (lai ghép Italica × Botrytis).

Giá trị dinh dưỡng của bắp cải

sửa

Bắp cải có chứa nhiều vitamin C (44%) và vitamin K (72%). Bắp cải cũng chứa một lượng vừa phải (10-19%) vitamin B6 và B9 (axit Folic hay còn gọi là folate).

Những lưu ý khi ăn bắp cải

sửa

Gây chướng bụng

sửa

Tiêu thụ một lương lớn bắp cải có thể dẫn đến việc làm tăng lượng khí ga trong dạ dày, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó tiêu.

Tham khảo

sửa
  1. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  3. ^ "Brassica est quae omnibus holeribus antistat" (De Agri Cultura, ch. 156)

Xem thêm

sửa

Liên kết ngoài

sửa