Bệnh chiến thắng xảy ra trong lịch sử quân sự khi sự tự mãn và kiêu ngạo được mang đến bởi một chiến thắng hoặc một loạt chiến thắng, khiến cho một cuộc tham gia chiến tranh kết thúc với thất bại chung cuộc cho một chỉ huy và lực lượng của anh ta.[1]

Một ví dụ về bệnh chiến thắng và kết quả thảm khốc của nó: Sự rút lui của Napoleon khỏi Moscow, được vẽ bởi Adolph Northen vào thế kỷ 19.

Một chỉ huy mắc "bệnh chiến thắng" sẽ coi thường kẻ thù, và tin vào sự bất khả chiến bại của chính mình, kết cục dẫn quân đội của anh ta đến thảm họa. Chỉ huy đó có thể sử dụng các chiến lược quân sựchiến thuật quân sự hiệu quả trong các trận đánh hay những cuộc chiến tranh trong thời gian dài, sẽ đến lúc đối mặt với kẻ thù thông minh hơn, những người thay đổi cách thức chiến đấu để có thể đánh bại vị chỉ huy đó trong những trận chiến quan trọng sau đó. Chỉ huy bị ảnh hưởng bởi "căn bệnh chiến thắng" cũng có thể không lường trước được rằng một kẻ thù mới có thể sử dụng các chiến thuật khác với những kẻ thù cũ. Một chỉ huy quá tự tin có thể coi thường tình báo quân sự giúp vị chỉ huy đó nhận biết kẻ thù có chiến thuật mới.

Thuật ngữ này cũng được áp dụng ngoài lĩnh vực quân sự.

Nguồn gốc thuật ngữ sửa

Bệnh chiến thắng được đề cập trong Hawaii Under the Rising Sun: Japan's Plans for Conquest After Pearl Harbor của tác giả John J. Stephan xuất bản vào năm 2001, với sự đề cập quá trình chiến thắng của Nhật Bản từ sau trận Trân Châu cảng, cùng với các chiến thắng sau đó của họ, thúc đẩy sự kiêu ngạo trong quân Nhật. Và từ đó, cuối cùng dẫn đến chiến bại và sụp đổ của đế quốc Nhật Bản.[2]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ “U.S. Military website featured article on 'Victory disease'. army.mil. Bản gốc lưu trữ 14 tháng 11 năm 2019.
  2. ^ J.J. Stephan (2002). Hawaii Under the Rising Sun: Japan's Plans for Conquest After Pearl Harbor. University of Hawaii Press. tr. 1–64. ISBN 9780824825508. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2015.

Liên kết ngoài sửa