Bệnh võng mạc đái tháo đường

Bệnh võng mạc tiểu đường,[1][2] bệnh võng mạc đái tháo đường[3] hay Bệnh lý võng mạc do đường huyết cao[4] (tiếng Anh: Diabetic retinopathy, hay diabetic eye disease) là tên gọi chung của những bệnh lý trong đó tổn thương xảy ra ở võng mạc bởi căn bệnh tiểu đường và một nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa.[5] Nó ảnh hưởng đến 80% người bị tiểu đường trong khoảng 20 năm hoặc nhiều hơn.[6] Ít nhất 90% trường hợp mới có thể thuyên giảm nếu nhận được sự điều trị và theo dõi mắt đúng cách.[7] Nếu một người mắc bệnh tiểu đường càng lâu, nguy cơ phát triển bệnh võng mạc tiểu đường càng cao.[8] Mỗi năm ở Hoa Kỳ, bệnh võng mạc tiểu đường chiếm 12% trong tất cả các ca mù lòa mới. Nó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến mù lòa đối với những người từ 20 đến 64 tuổi.[9]

Bệnh võng mạc đái tháo đường
Hình ảnh đáy mắt hiển thị bệnh võng mạc tiểu đường nhờ công nghệ phẫu thuật laser tán xạ
Phát âm
  • ˌrɛtnˈɑpəθi
Chuyên khoaNhãn khoa
ICD-10H36 (E10.3 E11.3 E12.3 E13.3 E14.3)
ICD-9-CM250.5
DiseasesDB29372
MedlinePlus000494 001212
eMedicineoph/414 oph/415
MeSHD003930

Nguyên nhân sửa

Bệnh đái tháo đường gây nên tổn thương các mạch máu của toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, biểu hiện rõ nhất ở các vi mạch máu. Tại mắt, do tổn thương các mao mạch võng mạc, làm tăng tính thấm thành mạch, thoát huyết tương vào võng mạc gây phù nề. Khi mao mạch bị phá hủy gây tắc và làm thiếu máu võng mạc, khi đó cơ thể phản ứng bằng cách tiết ra các yếu tố kích thích sự phát triển các mạch máu mới (tân mạch) để nuôi dưỡng những vùng võng mạc này. Tuy nhiên những mạch máu này mỏng manh dễ vỡ gây ra các biến chứng xuất huyết dịch kính, xơ hóa gây co kéo bong võng mạc.[3]

Triệu chứng sửa

  • Điểm nổi hoặc dây tối trong tầm nhìn (floaters).
  • Mờ mắt.
  • Tầm nhìn dao động.
  • Khu vực tầm nhìn có điểm tối hoặc trống rỗng.
  • Tầm nhìn đêm kém.
  • Tầm nhìn khiếm màu sắc.
  • Mất tầm nhìn.

Tham khảo sửa

  1. ^ “Võng mạc tiểu đường”. snec.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ “Võng mạc tiểu đường”. Bệnh viện mắt.com. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  3. ^ a b “Bệnh võng mạc đái tháo đường”. Vinmec.com. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ “Bệnh lý võng mạc do đường huyết cao”. http://cthospital.vn/. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2017. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2017. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  5. ^ “Diabetic retinopathy”. Diabetes.co.uk. Truy cập ngày 25 tháng 11 năm 2012.
  6. ^ Kertes PJ, Johnson TM biên tập (2007). Evidence Based Eye Care. Philadelphia, PA: Lippincott Williams & Wilkins. ISBN 0-7817-6964-7.[cần số trang]
  7. ^ Tapp RJ; Shaw JE; Harper CA; và đồng nghiệp (tháng 6 năm 2003). “The prevalence of and factors associated with diabetic retinopathy in the Australian population”. Diabetes Care. 26 (6): 1731–7. doi:10.2337/diacare.26.6.1731. PMID 12766102.
  8. ^ Caroline MacEwen. “diabetic retinopathy”. Truy cập ngày 2 tháng 8 năm 2011.
  9. ^ Engelgau, Michael, Linda Geiss, Jinan Saaddine, Jame Boyle, Stephanie Benjamin, Edward Gregg, Edward Tierney, Nilka Rios-Burrows, Ali Mokdad, Earl Ford, Giuseppina Imperatore, K. M. Venkat Narayan. "The Evolving Diabetes Burden in the United States." Annals of Internal Medicine, ngày 1 tháng 6 năm 2004. Web. 22 Apr. 2014.


Đọc thêm sửa

  • Solomon, Sharon D.; Chew, Emily; Duh, Elia J.; Sobrin, Lucia; Sun, Jennifer K.; VanderBeek, Brian L.; Wykoff, Charles C.; Gardner, Thomas W. (ngày 21 tháng 2 năm 2017). “Diabetic Retinopathy: A Position Statement by the American Diabetes Association”. Diabetes Care. 40 (3): 412–418. doi:10.2337/dc16-2641. PMID 28223445.

Liên kết ngoài sửa

Bản mẫu:Bệnh lý mắt Bản mẫu:Tiểu đường