Bệnh viện Nhi đồng 2
Bệnh viện Nhi đồng 2 là một bệnh viện chuyên khoa Nhi trực thuộc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh,[1] tọa lạc tại địa chỉ số 14 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.[2]
Bệnh viện Nhi đồng 2 | |
---|---|
Cổng chính Bệnh viện Nhi đồng 2 trên đường Lý Tự Trọng vào năm 2014 | |
Tên khác | Bệnh viện Grall Bệnh viện Đồn Đất |
Vị trí | |
Vị trí | 14 Lý Tự Trọng, Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam |
Tọa độ | 10°46′51″B 106°42′09″Đ / 10,780955°B 106,702614°Đ |
Tổ chức | |
Ngân quỹ | Bệnh viện công lập |
Loại bệnh viện | Bệnh viện chuyên khoa |
Giường | 1.400 |
Lịch sử | |
Thành lập | 1978 |
Liên kết | |
Điện thoại | (028) 38295723 (028) 38295724 |
Website | www |
Bệnh viện được thành lập vào ngày 1 tháng 6 năm 1978, là một trong ba bệnh viện Nhi tuyến cuối phục vụ các tỉnh thành phía Nam Việt Nam, cùng với Bệnh viện Nhi đồng 1 và Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.[3][4]
Tổ chức
sửaBệnh viện tọa lạc trên một khuôn viên rộng 8,6 ha với nhiều cây xanh, có sân chơi cho trẻ em. Tính đến năm 2015, bệnh viện có 1.400 giường bệnh, 10 phòng chức năng, 38 khoa lâm sàng và cận lâm sàng với đầy đủ các chuyên khoa.[2]
Từ năm 2004, bệnh viện triển khai thực hiện phẫu thuật ghép thận và ghép gan, đến năm 2010 triển khai phẫu thuật tim hở và thông tim can thiệp cho trẻ em.[2][5] Hiện nay Bệnh viện Nhi đồng 2 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng I.[6]
Lịch sử
sửaĐịa điểm này vốn là một bệnh viện Quân y được người Pháp cho xây dựng vào thập niên 1870 để phục vụ cho Quân đội Pháp. Từ năm 1905, bệnh viện được bác sĩ Charles Grall điều hành, lúc này tiếp nhận cả dân thường. Năm 1925, bệnh viện mang tên Bệnh viện Grall theo tên của vị bác sĩ này.[7][8] Đến thời Việt Nam Cộng hòa, bệnh viện vẫn do chính quyền Pháp quản lý thông qua Bộ Ngoại giao, lúc này còn được gọi là Bệnh viện Đồn Đất (do nằm cuối đường Đồn Đất, nay là đường Thái Văn Lung).[9]
Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1976, chính quyền Pháp bàn giao bệnh viện lại cho Việt Nam. Năm 1978, Bệnh viện Đồn Đất chuyển cơ sở về Bệnh viện Thống Nhất và bàn giao lại cơ sở tại Quận 1 để thành lập Bệnh viện Nhi đồng 2 theo quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 1 tháng 6 năm 1978, Bệnh viện Nhi đồng 2 chính thức được thành lập và đi vào hoạt động.[10][11]
Ngày 16 tháng 5 năm 2016, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp thành phố.[12] Đây là cơ sở y tế đầu tiên tại thành phố được công nhận di tích.[13]
Chú thích
sửa- ^ “Quyết định số 29/2022/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 12 năm 2022.
- ^ a b c “Tổ Chức Bệnh Viện”. Bệnh viện Nhi đồng 2. 16 tháng 11 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (1 tháng 6 năm 2018). “Chuyện hiếm có: một thành phố có 3 bệnh viện Nhi, đều là bệnh viện chuyên khoa Nhi tuyến cuối với cùng quy mô 1.000 giường”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ P.Thương (15 tháng 10 năm 2022). “Chuyển mùa khiến bệnh hô hấp ở trẻ tăng”. Báo điện tử Sức khỏe và Đời sống. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ Lê Phương (2 tháng 6 năm 2018). “Dấu ấn bệnh viện nhi 40 năm tuổi giữa lòng Sài Gòn”. Báo điện tử VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (12 tháng 2 năm 2020). “Quyết định xếp hạng bệnh viện của UBNDTP”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2022.
- ^ “Lịch sử bệnh viện”. Bệnh viện Nhi đồng 2. 27 tháng 12 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ Nguyễn Quang Diệu (25 tháng 8 năm 2021). “Nhân vật kiệt xuất nào được đặt tên cho Bệnh viện quân sự đầu tiên ở Sài Gòn?”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2022.
- ^ Nguyễn Quang Diệu (27 tháng 8 năm 2021). “Bệnh viện Grall ở Sài Gòn từng trúng bom trong Đệ nhị Thế chiến”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ Phúc Huy, Lê Thanh Hà (26 tháng 9 năm 2009). “Bệnh viện Nhi Đồng 2 là di sản”. Tuổi Trẻ Online. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ Minh Nguyễn, Hương Giang (21 tháng 12 năm 2008). “Bệnh viện Nhi đồng 2 - Chiến lược vì trẻ em Việt Nam”. Báo điện tử Sài Gòn Giải Phóng. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ Trần Phát (3 tháng 6 năm 2016). “Xếp hạng di tích cấp Thành phố đối với: Di tích kiến trúc nghệ thuật Bệnh viện Nhi đồng 2, địa chỉ số 14 đường Lý Tự Trọng, phường Bến Nghé, Quận 1”. Công báo Thành phố Hồ Chí Minh. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
- ^ Lê Công Sơn (31 tháng 5 năm 2016). “Bệnh viện Nhi đồng 2 trở thành di tích”. Báo Thanh Niên. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2022.
Liên kết ngoài
sửa- “Danh sách các đơn vị thuộc Bệnh viện Thành phố”. Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.