Pristiophoriformes, được biết đến là cá nhám cưa, là một bộ cá nhám có mõm dài giống như lưỡi dao với hai bên rìa là những chiếc răng nhỏ trông giống như một lưỡi cưa sắc nhọn, được chúng sử dụng để cắt và xé nhỏ con mồi. Hầu hết các loài được tìm thấy ở vùng biển từ Nam Phi đến AustraliaNhật Bản, ở độ sâu trên 40 mét (130 ft). Vào năm 1960, cá nhám cưa Bahamas được phát hiện trong vùng nước sâu hơn (640 m đến 915 m) ở Tây Bắc Caribe.

Cá nhám cưa
Thời điểm hóa thạch: Upper Jurassic–Recent[1]
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Chondrichthyes
Phân lớp (subclass)Elasmobranchii
Liên bộ (superordo)Selachimorpha
Bộ (ordo)Pristiophoriformes
L. S. Berg, 1958
Họ (familia)Pristiophoridae
Bleeker, 1859
Các chi

Mô tả sửa

Cá nhám cưa có một cặp râu dài nằm dọc hai bên mõm. Chúng có hai vây lưng nhưng lại không có vây hậu môn. Cá nhám cưa có thể dài tới 170 cm (5,6 ft).[2] Chi Pliotrema có một thành viên duy nhất với sáu khe mang, còn chi Pristiophorus chỉ có năm khe mang. Răng cưa của chúng có những cái lớn và nhỏ xen kẽ nhau.

Những con cá nhám này thường ăn cá, mực ốngđộng vật giáp xác, tùy thuộc vào từng loài. Khi săn mồi, chúng sử dụng râu và cơ quan cảm nhận đặc biệt ở lưỡi cưa để phát hiện con mồi trong bùn và cát, sau đó chúng sẽ nhấn nạn nhân từ bên này sang bên kia bằng chiếc cưa sắc nhọn, làm tê liệt con mồi.

Mặc dù có bề ngoài khá giống nhau, nhưng cá nhám cưa là khác biệt với cá đao. Cá đao có kích thước tối đa lớn hơn nhiều so với cá nhám cưa nhưng không có râu, các răng cưa với kích thước đều hơn chứ không đan xen lớn nhỏ, và có các khe mang ở mặt dưới chứ không phải là hai bên đầu như cá nhám cưa.

Phân loại sửa

Hiện nay có 8 loài cá nhám cưa đã được biết đến nằm trong 2 chi. Loài gần đây nhất được phát hiện là vào năm 2013, Pristiophorus lanae.

Chi Pliotrema sửa

Chi này trước đây bao gồm một loài duy nhất là cá nhám cưa sáu mang, phân biệt với chi Pristiophorus bởi sáu cặp mang. Tuy nhiên gần đây đã phát hiện thêm hai loài mới là Pliotrema annaePliotrema kajae. Ngoài ra, hàm răng lưỡi cưa của chúng có hình giống mỏ chim, có các đường lằn ngang nổi bật trên các gờ, và các răng lớn có đường răng cưa phía sau.[3]

Chi Pristiophorus sửa

Các thành viên của chi này có năm khe mang. Răng cưa có hình giống mỏ chim nhưng lại không có các đường lằn ngang nổi bật trên các gờ, và các răng lớn cũng không có đường răng cưa phía sau.[3]

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ {{FishBase order|order=Pristiophoriformes|year=2009| regnum = Animalia
  2. ^ FishBase
  3. ^ a b Compagno, Leonard J.V. (1984). Sharks of the World: An Annotated and Illustrated Catalogue of Shark Species Known to Date. Roma: Food and Agricultural Organization. ISBN 92-5-101384-5.
  4. ^ Ebert D.A. & Wilms H.A. (2013): Pristiophorus lanae sp. nov., a new sawshark species from the Western North Pacific, with comments on the genus Pristiophorus Müller & Henle, 1837 (Chondrichthyes: Pristiophoridae). Tr. 86-100 trong: de Carvalho M.R., Ebert D.A., Ho H.-C. & White W.T. (chủ biên): Systematics and biodiversity of sharks, rays, and chimaeras (Chondrichthyes) of Taiwan. Zootaxa, 3752 (1): 1–386.
  5. ^ Ebert, D.A. & Cailliet, G.M. (2011): Pristiophorus nancyae, a New Species of Sawshark (Chondrichthyes: Pristiophoridae) from Southern Africa. Bulletin of Marine Science, 87 (3): 501-512.

Liên kết ngoài sửa