Bộ Cẩm quỳ hay còn gọi là bộ Bông (danh pháp khoa học: Malvales) là một bộ thực vật có hoa. Theo định nghĩa của hệ thống APG II thì nó bao gồm khoảng 6.000 loài trong phạm vi 9 họ. Bộ này được đặt trong nhánh hoa Hồng (rosids)- là một phần của thực vật hai lá mầm thật sự (eudicots).

Bộ Cẩm quỳ
Alcea setosa
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
(không phân hạng)Rosids
Bộ (ordo)Malvales
Dumort., 1829
Các họ
Xem văn bản.

Bộ Cẩm quỳ chiếm khoảng 3,2% sự đa dạng của thực vật hai lá mầm thật sự (Magallón, 1989). Thời gian chia tách các nhánh trong nhóm này có sự đáng chú ý đáng kể do nó liên quan tới sự phân bố của nhiều họ theo phạm vi địa lý. Ducousso và ctv. (2004) cho rằng Dipterocarpaceae và Sarcolaenaceae có tổ tiên chung vào khoảng 88 triệu năm trước, trước khi có sự chia tách của Ấn ĐộMadagascar, nhưng một điều không may là các quan hệ trong khu vực này là hoàn toàn không rõ ràng.

Đặc trưng

sửa

Các loài trong bộ này chủ yếu là cây bụi và cây thân gỗ; phần lớn các họ phân bổ rộng khắp vùng nhiệt đớicận nhiệt đới và ít thấy ở khu vực ôn đới trên toàn thế giới. Tại Madagascar, một sự phân bổ đặc biệt đáng chú ý là có ba họ đặc hữu trong bộ Malvales (Sphaerosepalaceae, Sarcolaenaceae và Diegodendraceae).

Hình thái của bộ Malvales là đa dạng và có rất ít đặc điểm chung. Trong số những đặc điểm chung phổ biến nhất thì: hình dạng lá thuộc loại lá chân vịt, các đài hoa hợp sinh và cấu trúc và thành phần hóa học đặc biệt của hạt. Vỏ ngoài của cây thường có sợi, nằm trên các lớp li be mềm.

Các ranh giới và định nghĩa của các họ "cốt lõi" của bộ Malvales như Malvaceae, Bombacaceae, TiliaceaeSterculiaceae là có vấn đề từ rất lâu. Quan hệ họ hàng cực kỳ gần gũi giữa các họ này, cụ thể là giữa Malvaceae và Bombacaceae, nói chung đã được thừa nhận từ lâu mặc dù các hệ thống phân loại cho đến gần đây vẫn duy trì chúng như là các họ riêng rẽ. Với hàng loạt các nghiên cứu phát sinh loài ở cấp độ phân tử người ta đã có sự đồng thuận cao khi chỉ ra rằng Sterculiaceae, Bombacaceae và Tiliaceae, mà theo truyền thống được định nghĩa như là các họ cận ngành hay đa ngành, nên được hợp nhất lại với họ Malvaceae để tạo ra họ Malvaceae theo nghĩa rộng (sensu lato). Định nghĩa mở rộng của họ Malvaceae đã được thừa nhận trong phiên bản sửa đổi gần đây của các hệ thống như hệ thống Thorne, hệ thống APG và trong xử lý mang tính bao hàm toàn diện gần đây nhất đối với các họ và chi thực vật có mạchhệ thống Kubitzki (Bayer và Kubitzki, 2003).

Họ có số lượng lớn nhất trong hệ thống APG II là họ Malvaceae mở rộng (Malvaceae nghĩa rộng) với trên 4.000 loài, tiếp theo là họ Thymelaeaceae với 750 loài. Định nghĩa mở rộng của họ Malvaceae đã bao gồm toàn bộ các họ Bombacaceae, SterculiaceaeTiliaceae. Trong hệ thống Cronquist cũ thì bộ này chứa bốn họ "cốt lõi" này cộng với họ Elaeocarpaceae và chúng được đặt trong phân lớp Dilleniidae. Một số họ hiện nay được đặt tại đây thì trước kia đã được Cronquist đặt trong bộ Hoa tím (Violales).

Nhiều loài trong họ Malvaceae nghĩa rộng được biết đến vì gỗ của chúng, với chi Ochroma cho gỗ rất nhẹ và chi Tilia cho loại gỗ được dùng phổ biến trong chạm khắc gỗ. Cây ca cao (Theobroma cacao) cho hạt được dùng như là một thành phần của các loại kẹo sô cô la. Hạt cola (chi Cola) đáng chú ý vì chứa hàm lượng cafêin khá cao và trong quá khứ nó đã được dùng rộng rãi trong việc sản xuất nhiều loại đồ uống cola khác nhau.

Phân loại

sửa

Các họ theo APG bao gồm:

Trên website của APG, truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2007 thì hai họ Cochlospermaceae và Diegodendraceae đã bị nhập vào trong họ Bixaceae và phát sinh thêm một họ mới là Cytinaceae gồm 2 chi là CytinusBdallophytum, nhưng vị trí của họ này trong cây phát sinh loài là chưa rõ ràng. Tuy nhiên, gần đây các nghiên cứu chỉ ra rằng họ này có quan hệ chị em với họ Trứng cá (Muntingiaceae)[1][2]

Phát sinh chủng loài

sửa

Biểu đồ phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo Wang và ctv. (2009),[3] với tên gọi các bộ lấy từ website của Angiosperm Phylogeny.[4]. Các nhánh với mức hỗ trợ tự khởi động thấp hơn 50% bị bỏ qua. Các nhánh khác có mức hỗ trợ 100% ngoại trừ những nơi có con số chỉ ra mức hỗ trợ cụ thể.

Vitales

eurosids
Fabidae

Zygophyllales

Nhánh COM

Huaceae

Celastrales

Oxalidales

Malpighiales

Nhánh cố định nitơ

Fabales

Rosales

Fagales

Cucurbitales

Malvidae sensu lato
65%

Geraniales

Myrtales

Crossosomatales

Picramniales

Malvidae sensu stricto

Sapindales

Huerteales

Brassicales

Malvales

Quan hệ phát sinh chủng loài trong phạm vi bộ Cẩm quỳ như sau:

 
Quan hệ phát sinh loài trong bộ Cẩm quỳ (tại thời điểm 25-4-2007).

Tham khảo

sửa
  1. ^ Malvales trên website của APG, truy cập 10-11-2010.
  2. ^ Nickrent Daniel L. "Cytinaceae are sister to Muntingiaceae (Malvales)", Taxon 56 (4): 1129-1135 (2007) (Tóm tắt)
  3. ^ Hengchang Wang, Michael J. Moore, Pamela S. Soltis, Charles D. Bell, Samuel F. Brockington, Roolse Alexandre, Charles C. Davis, Maribeth Latvis, Steven R. Manchester, Douglas E. Soltis (2009). "Rosid radiation and the rapid rise of angiosperm-dominated forests". Proceedings of the National Academy of Sciences 106(10):3853-3858. 10-3-2009.
  4. ^ Peter F. Stevens (2001 trở đi). Angiosperm Phylogeny Website In: Missouri Botanical Garden.
  • Alverson W. S., K. G. Karol, D. A. Baum, M. W. Chase, S. M. Swensen, R. McCourt và K. J. Sytsma (1998). Circumscription of the Malvales and relationships to other Rosidae: Evidence from rbcL sequence data. American Journal of Botany 85, 876-887. (Có sẵn trực tuyến: Tóm tắt Lưu trữ 2010-06-26 tại Wayback Machine)
  • Bayer C. và K. Kubitzki. 2003. Malvaceae, các trang 225-311. Trong The Families and Genera of Vascular Plants của K. Kubitzki, tập 5, Malvales, Capparales and non-betalain Caryophyllales.
  • Edlin H. L. 1935. A critical revision of certain taxonomic groups of the Malvales. New Phytologist 34: 1-20, 122-143.
  • Judd W.S., C. S. Campbell, E. A. Kellogg, P. F. Stevens, M. J. Donoghue (2002). Plant Systematics: A Phylogenetic Approach, xuất bản lần hai. Các trang 405-410 (Malvales). Sinauer Associates, Sunderland, Massachusetts. ISBN 0878934030.
  • Kubitzki K. và M. W. Chase. 2003. Introduction to Malvales, các trang 12- 16. Trong The Families and Genera of Vascular Plants của K. Kubitzki, tập 5, Malvales, Capparales and non-betalain Caryophyllales.
  • B. C. J. du Mortier (1829). Analyse des Familles de Plantes, avec l'indication des principaux genres qui s'y rattachent, trang 43. Imprimerie de J. Casterman, Tournay.
  • B. A. Whitlock (tháng 10 năm 2001). Malvales (Mallow). In: Nature Encyclopedia of Life Sciences. Nature Publishing Group, London. (Có sẵn trực tuyến tại các Website: DOI | ELS Lưu trữ 2011-05-13 tại Wayback Machine)