Bộ Ngoại giao (Indonesia)

(Đổi hướng từ Bộ Ngoại giao Indonesia)

Bộ Ngoại giao Cộng hòa Indonesia (tiếng Indonesia: Kementerian Luar Negeri Republik Indonesia) là một bộ thuộc Chính phủ Indonesia. Trước khi luật UU 39/2008 được ban hành và có hiệu lực, bộ này được gọi là Departemen Luar Negeri Republik Indonesia, ngắn gọn là Deplu. Bộ Ngoại giao là một trong những bộ được nhắc đến trong Hiến pháp Indonesia, vì thế Thủ tướng Indonesia không có quyền giải tán bộ này.

Bộ Ngoại giao

Tấm ảnh cũ chụp trụ sở Bộ Ngoại giao Indonesia
Tổng quan Bộ
Thành lập19 tháng 8 năm 1945
Quyền hạnIndonesia
Trụ sởSố 6, đường Pejambon, Jakarta Pusat, 10110, Indonesia
Lãnh đạo chịu trách nhiệm
Websitewww.deplu.go.id

Lịch sử sửa

Bộ Ngoại giao Indonesia được thành lập vào năm 1945 sau khi Indonesia tuyên bố độc lập khỏi Hà Lan.[1] Trụ sở chính của bộ ban đầu nằm trong nhà để xe trong tư dinh của vị ngoại trưởng đầu tiên Achmad Soebardjo tại số 80-82 đường Cikini, Jakarta.[1] Ban đầu bộ chỉ có sáu nhân viên.[1]

Thành phần lãnh đạo sửa

Dưới đây là danh sách các lãnh đạo của Bộ Ngoại giao Indonesia:

Họ và tên Cấp bậc Phạm vi quyền hạn
Marty Natalegawa Bộ trưởng Trách nhiệm phổ quát
Wardana Thứ trưởng
Budi Bowoleksono Tổng Thư kí
Yuri Octavian Thamrin Tổng Giám đốc Các vấn đề châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi châu Á - Thái Bình Dương và châu Phi[2]
Dian Triansyah Djani Tổng Giám đốc Các vấn đề châu Âu và châu Mỹ châu Âu và châu Mỹ[2]
I Gusti Agung Wesaka Puja Tổng Giám đốc Các vấn đề Hợp tác ASEAN Các quốc gia Đông Nam Á[2]
Hasan Kleib Tổng Giám đốc Các vấn đề Đa phương
Abdurrahman M. Fachir Tổng Giám đốc Thông tin và Ngoại giao Công chúng
Linggawati Hakim Tổng Giám đốc Các vấn đề Pháp lý và Điều ước quốc tế
Ahmad Rusdi Tổng Giám đốc Lễ tân và Các vấn đề Lãnh sự
Drs. Sugeng Rahardjo Tổng Thanh tra
Pitono Purnomo Cục trưởng Cục Phân tích và Phát triển Chính sách

Lịch sử sửa

Qua từng giai đoạn lịch sử, Bộ Ngoại giao Indonesia lại có chức năng và nhiệm vụ khác nhau. Có thể tóm tắt như sau:

1945–50 sửa

Nhiệm vụ chính trong giai đoạn này là hỗ trợ ngoại giao:

  1. Tận dụng mọi nỗ lực để giành sự cảm thông và hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, xây dựng sự đoàn kết với các đối tác thuộc nhiều lĩnh vực nhằm giành sự ủng hộ và công nhận đối với nền độc lập của đất nước
  2. Chỉ đạo tổ chức các hội nghị và ký các thỏa thuận về:
  • 1947: Thỏa thuận Linggarjati - công nhận nền độc lập của Cộng hòa Indonesia, bao gồm các lãnh thổ Java và Madura
  • 1948: Thỏa thuận Renville – công nhận nền độc lập của Cộng hòa Indonesia, bao gồm các lãnh thổ Java và Sumatera
  • 1949: Hội nghị Bàn Tròn – Indonesia có hình thức là liên bang
  • 1950: Indonesia khôi phục sự thống nhất giữa tất cả các thực thể hành chính trên lãnh thổ qua việc bãi bỏ Hội nghị Bàn Tròn.

Năm năm đầu sau ngày độc lập là giai đoạn quyết định cuộc chiến giữ nền độc lập, là một phần của lịch sử đã hình thành nên tính cách hay bản chất của nền ngoại giao Indonesia.

Tinh thần của nền ngoại giao này đã giúp Indonesia giành được sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế tại Liên Hợp Quốc vào năm 1950.

1966–98 sửa

Các nghĩa vụ chính:

  • Giành sự công nhận nền độc lập đối với Tây Irian
  • Giành sự công nhận về việc Indonesia là một quốc gia quần đảo. Đây là kết quả của cuộc đấu tranh trên mặt trận Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển.
  • Phát triển sự hợp tác nội khối ASEAN
  • Làm mọi cách để giành sự công nhận quốc tế về Đông Timor
  • Indonesia trở thành Chủ tịch Phong trào Không liên kết
  • Indonesia trở thành Chủ tịch APEC và G-15
  • Tăng cường sự hợp tác phát triển

1998–nay sửa

Các nghĩa vụ chính:

  1. Ngăn chặn nguy cơ ly khai
  2. Giúp phục hồi nền kinh tế sau khủng hoảng tài chính
  3. Giúp khôi phục hình ảnh của Indonesia
  4. Cải thiện chất lượng phục vụ và bảo vệ công dân Indonesia

Danh sách bộ trưởng sửa

STT Ảnh chân dung Họ và tên Bắt đầu nhiệm kì Kết thúc nhiệm kì
1   Raden Achmad Soebardjo Djojoadisoerjo 2 tháng 9 năm 1945 14 tháng 11 năm 1945
2   Sutan Sjahrir 14 tháng 11 năm 1945 3 tháng 7 năm 1947
3   H. Agus Salim 3 tháng 7 năm 1947 20 tháng 12 năm 1949
* Chưa có Alexander Andries Maramis 19 tháng 12 năm 1948 13 tháng 7 năm 1949
**   H. Agus Salim 4 tháng 8 năm 1949 20 tháng 12 năm 1949
*   Mohammad Hatta 20 tháng 12 năm 1949 6 tháng 9 năm 1950
4   Mohammad Roem 6 tháng 9 năm 1950 20 tháng 3 năm 1951
**   R. Achmad Soebardjo Djojoadisoerjo 4 tháng 8 năm 1951 20 tháng 12 năm 1952
5   Wilopo 3 tháng 4 năm 1952 29 tháng 4 năm 1952
6 Chưa có Moekarto Notowidigdo 3 tháng 4 năm 1952 30 tháng 7 năm 1953
7 Chưa có Soenario 30 tháng 7 năm 1953 12 tháng 8 năm 1955
8 Chưa có Ida Anak Agung Gde Agung 12 tháng 8 năm 1955 24 tháng 3 năm 1956
9   Ruslan Abdulgani 24 tháng 3 năm 1956 9 tháng 4 năm 1957
10   Subandrio 9 tháng 4 năm 1957 28 tháng 3 năm 1966
11   Adam Malik 28 tháng 3 năm 1966 23 tháng 3 năm 1978
12 Chưa có Mochtar Kusumaatmadja 29 tháng 3 năm 1978 21 tháng 3 năm 1988
13 Chưa có Ali Alatas 21 tháng 3 năm 1988 21 tháng 5 năm 1998
14 Alwi Shihab 26 tháng 10 năm 1999 23 tháng 7 năm 2001
15 Chưa có Hassan Wirajuda 9 tháng 8 năm 2001 22 tháng 10 năm 2009
16   Marty Natalegawa 22 tháng 10 năm 2009 Vẫn đang tại nhiệm

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ a b c “Senior diplomat Thayeb dies at 91”. Jakarta Post. ngày 11 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2014.
  2. ^ a b c “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2014.