Bộ Y tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (MOH) là cơ quan điều hành của Chính phủ Trung Quốc có chức năng cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và giáo dục về sức khoẻ, đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và giám sát chất lượng các dịch vụ y tế dành cho công dân và du khách ở Đại lục nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Trong đợt cải cách cơ cấu lần thứ 7 của Chính phủ Trung Quốc vào năm 2013, Bộ Y tế cùng Ủy ban Dân số và Kế hoạch hóa gia đình đã sáp nhập lại thành Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế quốc gia.[1][2]

Bộ Y tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
中华人民共和国卫生部
Zhōnghuá Rénmín Gònghéguó Wèishēngbù
Tổng quan Cơ quan
Thành lập1954
Cơ quan tiền thân
  • Bộ Y tế Trung ương
Giải thểTháng 3 năm 2013
Cơ quan thay thế
Quyền hạn Trung Quốc
Trụ sởBắc Kinh
Các Lãnh đạo Cơ quan
Trực thuộc cơ quanQuốc vụ viện
Websitewww.moh.gov.cn/

Bộ Y tế tham gia vào việc kiểm soát bệnh tật, điều phối việc sử dụng các nguồn lực và chuyên môn nếu cần. Bộ còn hợp tác và giữ liên lạc với nhiều bộ, ngành y tế khác, bao gồm cả các khu vực hành chính đặc biệt và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).[3][4][5]

Hiện nay Bộ là một phần của Ủy ban Kế hoạch hóa Gia đình và Y tế, Chủ nhiệm Ủy ban đương nhiệm là bà Lý Bân (giản thể: 李斌, bính âm: Lǐ Bīn). Người giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Y tế cuối cùng trước khi Bộ được sáp nhập là Tiến sĩ Trần Trúc (陈竺), ông là một trong hai Bộ trưởng không phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (người còn lại là ông Vạn Cương - Bộ trưởng Bộ Khoa học Kỹ thuật).

Chức năng nhiệm vụ

sửa

Bộ Y tế báo cáo trực tiếp với Quốc vụ viện, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực:[6]

  1. Soạn thảo các luật, quy định, kế hoạch và chính sách liên quan đến y tế công cộng;
  2. Xây dựng các chính sách về chăm sóc thai sản và các chương trình chăm sóc trẻ em;
  3. Giám sát việc phòng bệnh và điều trị;
  4. Kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh;
  5. Giám sát việc thu thập máu;
  6. Cải cách các cơ sở y tế;
  7. Giám sát các bệnh viện nhà nước;
  8. Lập các dự án phát triển khoa học và công nghệ y học;
  9. Thiết lập các tiêu chuẩn chất lượng cho thực phẩm và mỹ phẩm;
  10. Giám sát giáo dục y tế và thiết lập các tiêu chuẩn liên quan;
  11. Quản lý Trường Cao đẳng Y tế Bắc KinhHọc viện Khoa học Y khoa Trung Quốc;
  12. Giám sát Cục Quản lý Nhà nước về Y học Cổ truyền Trung Quốc.

Danh sách Bộ trưởng Y tế

sửa
STT Tên Bắt đầu nhiệm kỳ Kết thúc nhiệm kỳ
1 Lý Đức Toàn Tháng 11 năm 1949 Tháng 1 năm 1965
2 Tiền Tín Chung Tháng 1 naqm 1965 Tháng 6 năm 1968
3 Khâu Quốc Khang (邱国光) Tháng 6 năm 1968 Tháng 6 năm 1970
4 Trần Nhân Hồng (陈仁洪) Tháng 6 năm 1970 Tháng 7 năm 1973
5 Lưu Tương Bình (刘湘屏) Tháng 7 năm 1973 Tháng 10 năm 1976
Khuyết
6 Giang Nhất Chân (江一真) Tháng 11 năm 1977 Tháng 4 năm 1979
(2) Tiền Tín Chung Tháng 4 năm 1979 Tháng 5 năm 1982
7 Thôi Nguyệt Lê (崔月犁) Tháng 5 năm 1982 Tháng 3 năm 1987
8 Trần Mẫn Chương (陈敏章) Tháng 3 năm 1987 Tháng 3 năm 1998
9 Trương Văn Khang Tháng 3 năm 1998 Tháng 4 năm 2003
10 Ngô Nghi Tháng 4 năm 2003 Tháng 4 năm 2005
11 Cao Cường Tháng 4 năm 2005 Tháng 6 năm 2007
12 Trần Trúc Tháng 6 năm 2007 16 Tháng 3 năm 2013

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Trung Quốc công bố kế hoạch cải cách cơ cấu Chính phủ”. Báo Đồng Nai điện tử. 10 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2017.
  2. ^ “Trung Quốc công bố kế hoạch cải cách cơ cấu chính phủ”. Báo Hà Nội mới Online. 11 tháng 3 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2017.
  3. ^ Mainland, HK and Macau enhance co-operation on medical and health fronts
  4. ^ Tripartite senior health officials affirm importance of co-operation and exchange
  5. ^ Fourth Joint Meeting of Senior Health Officials of the Mainland, Hong Kong and Macao
  6. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2007. Truy cập ngày 27 tháng 8 năm 2017.

Liên kết ngoài

sửa