Bộ trưởng Bộ Tài chính (Việt Nam)

Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam là người đứng đầu Bộ Tài chính Việt Nam. Bộ trưởng hiện tại là Nguyễn Văn Thắng.

Bộ trưởng
Bộ Tài chính Việt Nam
Biểu trưng Bộ Tài chính
Đương nhiệm
Nguyễn Văn Thắng

từ 28 tháng 11 năm 2024
Bộ Tài chính
Kính ngữBộ trưởng
(thông dụng)
Đồng chí Bộ trưởng (Đảng viên Cộng sản gọi nhau)
Thành viên củaBan Chấp hành Trung ương Đảng
Chính phủ Việt Nam
Báo cáo tớiThủ tướng
Trụ sởSố 28 Phố Trần Hưng Đạo, Phường Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội
Bổ nhiệm bởiChủ tịch nước
theo sự đề cử của Thủ tướng Chính phủ
Nhiệm kỳKhông nhiệm kỳ
Người đầu tiên nhậm chứcPhạm Văn Đồng
Thành lập28 tháng 8 năm 1945; 79 năm trước (1945-08-28)
Websitewww.mof.gov.vn/webcenter/portal/ttbt/pages_home

Nhiệm vụ

sửa

Theo Quyết định số 784/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính[1] về việc phân công lĩnh vực phụ trách của lãnh đạo Bộ Tài chính, trong đó Bộ trưởng Bộ Tài chính được phân công nhiệm vụ cụ thể như sau:

  • Chỉ đạo trực tiếp công tác chiến lược, chính sách tài chính Ngành; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế liên quan đến Ngành Tài chính; công tác cải cách hiện đại hóa Ngành Tài chính;
  • Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện về công tác tổ chức bộ máy, cán bộ và bảo vệ chính trị nội bộ, các nhiệm vụ công tác của Bộ và của Ngành quy định tại Nghị định số 87/2017/NĐ-CP ngày 26/07/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính và các Luật chuyên ngành.
  • Giữ vị trí và các chức danh: Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính; Trưởng Ban Bảo vệ chính trị nội bộ; Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng - kỷ luật Ngành Tài chính; Chủ tịch Hội đồng quản lý Bảo hiểm Xã hội Việt Nam.

Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Tài Chính còn trực tiếp phụ trách Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.

Danh sách Bộ trưởng

sửa
STT Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhiệm kỳ Chức vụ Ghi chú
Bắt đầu Kết thúc
Bộ Tài chính (1945-nay)
1
 
Phạm Văn Đồng
(1906-2000)
16 tháng 8 năm 1945 2 tháng 3 năm 1946 Bộ trưởng Bộ Tài chính Thủ tướng Chính phủ (1955 - 1987)
2   Lê Văn Hiến
(1904-1997)
2 tháng 3 năm 1946 1 tháng 6 năm 1958 Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền tại Vương quốc Lào

(1962-1975)

Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao

(1948-1962)

3   Hoàng Anh
(1910-1985)
1 tháng 6 năm 1958 1 tháng 4 năm 1965 Lần thứ nhất
4   Đặng Việt Châu
(1914-1987)
1 tháng 4 năm 1965 28 tháng 3 năm 1974 Phó Thủ tướng Chính phủ (1974 -1976)
-   Đào Thiện Thi
(1918-2007)
28 tháng 3 năm 1974 1975 Quyền Bộ trưởng Bộ Tài chính
5 1975 28 tháng 2 năm 1977 Bộ trưởng Bộ Tài chính
6   Hoàng Anh
(1910-1985)
28 tháng 2 năm 1977 23 tháng 4 năm 1982 Lần thứ hai

Phó Thủ tướng Chính phủ (1971-1976)

7   Chu Tam Thức
(sinh 1932)
23 tháng 4 năm 1982 21 tháng 6 năm 1986
8   Vũ Tuân
(1922-1993)
21 tháng 6 năm 1986 16 tháng 2 năm 1987
9   Hoàng Quy
(1906-2009)
16 tháng 2 năm 1987 1 tháng 2 năm 1992
10 Hồ Tế
(sinh 1936)
1 tháng 2 năm 1992 6 tháng 11 năm 1996
11   Nguyễn Sinh Hùng
(sinh 1946)
6 tháng 11 năm 1996 28 tháng 6 năm 2006 Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2011 - 2016)

12   Vũ Văn Ninh
(sinh 1955)
28 tháng 6 năm 2006 3 tháng 8 năm 2011 Phó Thủ tướng Chính phủ

(2011 - 2016)

13   Vương Đình Huệ
(sinh 1957)
3 tháng 8 năm 2011 23 tháng 5 năm 2013 Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

(2021 - 2024)

14   Đinh Tiến Dũng
(sinh 1961)
24 tháng 5 năm 2013 7 tháng 4 năm 2021 Bí thư Thành ủy Hà Nội

(2021 - 2024)

15   Hồ Đức Phớc
(sinh 1963)
8 tháng 4 năm 2021 28 tháng 11 năm 2024 Phó Thủ tướng Chính phủ

(2024 - nay)

16   Nguyễn Văn Thắng
(sinh 1973)
28 tháng 11 năm 2024 đương nhiệm

Tham khảo

sửa
  1. ^ “Nội dung toàn văn Quyết định 784/QĐ-BTC 2018 phân công lĩnh vực phụ trách của lãnh đạo Bộ Tài chính”. 15 tháng 5 năm 2018.