Bang và lãnh thổ liên bang của Ấn Độ

(Đổi hướng từ Bang của Ấn Độ)

Ấn Độ là một nước cộng hòa liên bang bao gồm 28 bang và 8 lãnh thổ liên bang. Các bang và lãnh thổ liên bang được chia tiếp thành các huyệncác đơn vị hành chính nhỏ hơn.

Các bang và lãnh thổ liên bang của Ấn Độ
Thể loạiBang
Vị tríCộng hòa Ấn Độ
Lập bởiHiến pháp Ấn Độ
Thành lập26 tháng 1 năm 1950
Số lượng còn tồn tại28 bang
8 lãnh thổ liên bang (tính đến 2024)
Dân sốBang: Sikkim – 610.577 (thấp nhất)
Uttar Pradesh – 199.812.341 (cao nhất)
Lãnh thổ liên bang: Lakshadweep – 64.473 (thấp nhất)
Delhi – 16.787.941 (cao nhất)
Diện tíchBang: Goa – 3.702 km2 (1.429 dặm vuông Anh) (nhỏ nhất)
Rajasthan – 342.269 km2 (132.151 dặm vuông Anh) (lớn nhất)
Lãnh thổ liên bang: Lakshadweep – 32 km2 (12 dặm vuông Anh) (nhỏ nhất)
Ladakh – 59.146 km2 (22.836 dặm vuông Anh) (lớn nhất)
Hình thức chính quyềnChính phủ Ấn Độ
Chính phủ cấp bang
Đơn vị hành chính thấp hơnHuyện
Phân khu

Bang là đơn vị hành chính tự quản, có chính phủ cấp bang. Quyền lực quản lý tại các bang được chia sẻ giữa chính phủ cấp bang và chính phủ liên bang. Chính phủ liên bang trực tiếp quản lý các lãnh thổ liên bang, nhưng một số lãnh thổ liên bang có chính quyền lãnh thổ riêng với quyền tự chủ nhất định.

Hiến pháp Ấn Độ thiết lập khuôn khổ cho các bang và lãnh thổ liên bang, có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950. Theo Hiến pháp, quyền phân định ranh giới các bang và lãnh thổ liên bang tại Ấn Độ chỉ thuộc về Quốc hội Ấn Độ. Quốc hội có thể hình thành các bang/lãnh thổ liên bang mới, chia tách/hợp nhất các lãnh thổ từ/đến một bang hiện hữu, hoặc chuyển đổi các bang thành lãnh thổ liên bang hoặc ngược lại.

Lịch sử sửa

Raj thuộc Anh: trước 1947 sửa

Sau Khởi nghĩa Ấn Độ 1857, chế độ quân chủ Anh tiếp quản quyền quản lý Ấn Độ từ Công ty Đông Ấn theo Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1858.[1] Trong thời kỳ Raj thuộc Anh, Ấn Độ là một thực thể chính trị phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, quốc gia và lãnh thổ có quyền tự trị khác nhau. Raj thuộc Anh được tạo thành từ hai loại lãnh thổ: Ấn Độ thuộc Anh và các phiên vương quốc bản địa.[2] Ngoài các tỉnh do Quân chủ Anh trực tiếp cai trị, còn có 584 phiên vương quốc nằm dưới quyền tông chủ của Anh. Chính phủ trung ương Ấn Độ thuộc Anh thực hiện quyền tông chủ thông qua một phó vương nhân danh Quân chủ Anh đối với 175 phiên vương quốc. Các phiên vương quốc còn lại phụ thuộc vào các chính phủ cấp tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh, dưới quyền các thống đốc, phó thống đốc hay ủy viên trưởng.[3] Năm 1907, có bảy tỉnh lớn và ba tỉnh nhỏ trong ranh giới Ấn Độ ngày nay, do các thống đốc, phó thống đốc hoặc ủy viên trưởng cai quản thay mặt cho Hoàng đế Ấn Độ.[a][3]

Các tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh (1907)
Tỉnh Diện tích (km2) Dân số (triệu, 1901) Chức cai quản Bản đồ
Các tỉnh lớn  
Tỉnh Assam (Assam Province) 130.000 6 Uỷ viên trưởng (Chief Commissioner)
Tỉnh Bengal (Bengal Presidency)[b] 390.000 75 Phó thống đốc (Lieutenant-Governor)
Tỉnh Bombay (Bombay Presidency) 320.000 19 Thống đốc-trong-hội đồng (Governor-in-Council)
Tỉnh Trung tâm và Berar (Central Provinces and Berar) 270000 13 Ủy viên trưởng
Tỉnh Madras (Madras Presidency) 370.000 38 Thống đốc-trong-hội đồng
Tỉnh Punjab (Punjab Province)[c] 250.000 20 Phó thống đốc
Tỉnh Thống nhất (United Provinces) 280.000 48 Phó thống đốc
Các tỉnh nhỏ
Ajmer-Merwara 7.000 477 Ủy viên trưởng mặc nhiên
Quần đảo Andaman và Nicobar 78.000 25 Ủy viên trưởng
Tỉnh Coorg (Coorg Province) 4.100 181 Ủy viên trưởng mặc nhiên

Bản mẫu:Note list

Ngoài ra, còn có hai cấu trúc bán tự trị được gọi là cơ quan (agency): RajputanaTrung Ấn Độ, có đặt một quan chức gọi là "Đại lý cho Toàn quyền" (Agent to the Governor-General, AGG), hoạt động với tư cách là đại diện của Hoàng đế cho tất cả các phiên vương quốc trong cơ quan.[3] Các phiên vương quốc là Baroda, Kashmir và Jammu, HyderabadMysore không thuộc một tỉnh hay một cơ quan nào, và có quan hệ trực tiếp với Quân chủ thông qua Toàn quyền Ấn Độ.[3] Năm 1911, thủ đô của Ấn Độ được chuyển từ Calcutta đến Delhi, dẫn đến việc thành lập tỉnh đặc biệt Delhi từ tỉnh Punjab, do một ủy viên đặc biệt quản lý.[4] Vào tháng 3 năm 1912, Bihar và Orissa được tách thành một tỉnh mới từ Bengal.[5]

Năm 1919, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật Chính phủ Ấn Độ thứ tư.[6] Đạo luật có điều khoản cho phép bầu cử dân chủ đa số thành viên cơ quan lập pháp các tỉnh. Có 8 tỉnh có chức thống đốc cùng ba tỉnh có chức ủy viên trưởng là Ajmer-Merwara, Coorg và Delhi.[6] Hoàng đế George V cho thành lập Viện Phiên vương (Chamber of Princes) vào năm 1920 sau đạo luật này, tạo thêm nhiều cơ quan để các đại biểu có thể trực tiếp bày tỏ ý kiến của họ đến Phó vương Ấn Độ.[7] Có thêm nhiều cơ quan được thành lập trong những năm tiếp theo: Các nhà nước Punjab, Các nhà nước Madras, Cơ quan Các nhà nước Deccan và Phủ thống sứ Kolhapur, Cơ quan Các nhà nước Tây Ấn Độ và Gujarat và Phủ thống sứ Baroda, Các nhà nước miền Đông, và Phủ thống sứ Gwalior.[8]

Năm 1935, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1935, trong đó trao nhiều quyền tự trị hơn cho các tỉnh của Ấn Độ.[9] Đạo luật này cho phép các cơ quan lập pháp cấp tỉnh ban luật riêng cho mình trong một số vấn đề nhất định mà không cần đưa lên toàn quyền.[9] Đạo luật này cũng thành lập chức vụ thủ tướng (Premier) tại mỗi tỉnh, người này có chức năng là đứng đầu chính phủ và chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp cấp tỉnh.[9] Bengal, Madras và Bombay được chính thức chuyển từ "presidency" thành "province", và các tỉnh mới là OrissaSind lần lượt được tách ra từ Bihar và Bombay.[9]

Sau độc lập: 1947–50 sửa

Sau Đạo luật Độc lập Ấn Độ năm 1947, Đế quốc Ấn Độ bị giải thể cùng với Hội đồng Lập pháp Đế quốc (Imperial Legislative Council) và Viện Phiên vương. Liên bang Ấn Độ được thành lập khi các tỉnh của Raj thuộc Anh và các phiên vương quốc được hợp nhất vào Liên bang Ấn Độ. Các tỉnh cũ phần lớn vẫn được giữ nguyên, còn các phiên vương quốc sau khi gia nhập hầu hết sẽ được sáp nhập vào các tỉnh hiện hữu của liên bang, nhưng một số ít phiên vương quốc được tổ chức thành các tỉnh riêng.[10] Sau khi thông qua Hiến pháp Ấn Độ vào năm 1950, các thực thể này trở thành một phần của Cộng hòa Ấn Độ, hiến pháp phân loại các bang thành bốn loại.[11]

 
Phân cấp hành chính Ấn Độ năm 1949
Phân cấp hành chính Ấn Độ năm 1950 (tên cũ trong ngoặc)
Phân loại Miêu tả Số lượng Thành phần
Bộ phận A Các tỉnh cấp thống đốc cũ, do thống đốc cai quản, và có bầu cử cơ quan lập pháp cấp bang 9 Assam (tỉnh Assam), Bihar (tỉnh Bihar), Bombay (tỉnh Bombay), Đông Punjab (tỉnh Punjab), Madhya Pradesh (tỉnh Trung tâm và Berar), Madras (tỉnh Madras), Orissa (tỉnh Orissa), Uttar Pradesh (tỉnh Thống nhất), Tây Bengal (tỉnh Bengal)
Bộ phận B Các phiên vương quốc cũ, do rajpramukh cai quản và được Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm, và có bầu cử cơ quan lập pháp 8 Hyderabad (Nhà nước Hyderabad), Jammu và Kashmir (Thân vương quốc Jammu và Kashmir), Madhya Bharat (Cơ quan Trung Ấn Độ), Mysore (Thân vương quốc Mysore), Liên hiệp Các bang Patiala và Đông Punjab, Rajasthan (Cơ quan Rajputana), Saurashtra (Cơ quan Các bang Baroda, Tây Ấn Độ và Gujarat), Travancore–Cochin (Thân vương quốc TravancoreThân vương quốc Cochin)
Bộ phận C Các tỉnh cấp ủy viên trưởng cũ và một số phiên vương quốc, Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm ủy viên trưởng để cai quản 10 Ajmer (Tỉnh Ajmer-Merwara, Bhopal (Phiên vương quốc Bhopal), Bilaspur (Phiên vương quốc Bilaspur), Coorg (Tỉnh Coorg), Delhi, Himachal Pradesh, Kutch (Thân vương quốc Cutch), Manipur (Thân vương quốc Manipur), Tripura (Thân vương quốc Tripura), Vindhya Pradesh (Cơ quan Trung Ấn Độ)
Bộ phận D Chính phủ liên bang bổ nhiệm phó thống đốc để quản lý 1 Quần đảo Andaman và Nicobar

Cộng hoà và tái tổ chức các bang: 1950–59 sửa

Vào ngày 1 tháng 7 năm 1954, Bilaspur được sáp nhập với Himachal Pradesh, và Chandernagore ( một vùng đất cũ của Ấn Độ thuộc Pháp) được sáp nhập vào Tây Bengal vào năm 1955.[12] Năm 1953, bang Andhra được thành lập từ các huyện miền bắc của bang Madras, sau khi phong trào Andhra yêu cầu một bang riêng cho người Telugu.[13] Vào tháng 7 năm 1954, vùng đất tách biệt Dadra và Nagar Haveli của Bồ Đào Nha bị các lực lượng thân Ấn Độ tiếp quản và trở thành nhà nước Dadra và Nagar Haveli Tự do.[14] Vào tháng 11 năm 1954, các vùng đất biệt lập thuộc PhápPondichéry, Karikal, YanaonMahé được chuyển giao cho Ấn Độ.[15]

 
Bản đồ chính trị của Ấn Độ sau khi tái tổ chức vào năm 1956

Năm 1956, Đạo luật Tái tổ chức các bang được thông qua, theo đó Ấn Độ được tổ chức lại thành 14 bang và sáu lãnh thổ liên bang.[16] Kết quả của động thái này:

Những năm sau: 1960–nay sửa

 
Bản đồ chính trị Ấn Độ (2011))

Sau phong trào Mahagujarat, bang Bombay được chia thành GujaratMaharashtra vào ngày 1 tháng 5 năm 1960 theo Đạo luật Tái tổ chức Bombay.[17] Goa, Daman và Diu được lập làm một lãnh thổ liên bang sau khi Ấn Độ giải phóng Goa và Daman và Diu, và Daman và Diu gia nhập vào năm 1961.[12] Pondicherry được lập làm lãnh thổ liên bang sau khi Pháp chuyển giao các vùng đất của họ cho Ấn Độ trên pháp lý vào năm 1962.[12] Vào ngày 1 tháng 12 năm 1963, Nagaland được tách thành một bang mới từ Assam.[18] Phong trào Punjabi Suba có mục đích thành lập một bang nói tiếng Punjab riêng biệt, kết quả là Đạo luật Tái tổ chức Punjab năm 1966 lập ra bang Haryana và lãnh thổ liên bang Chandigarh, và chuyển giao các huyện phía bắc của Punjab cho Himachal Pradesh.[19][20][21]

Bang Madras được đổi tên thành Tamil Nadu vào năm 1969.[22] Himachal Pradesh được nâng lên thành bang vào năm 1970.[12] Các bang Manipur, MeghalayaTripura tại miền đông bắc được thành lập vào tháng 1 năm 1972.[23] Bang Mysore được đổi tên thành Karnataka vào năm 1973. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1975, Sikkim trở thành bang thứ 22 sau trưng cầu dân ý về chế độ quân chủ khiến Vương quốc Sikkim gia nhập Ấn Độ.[24] Vào tháng 2 năm 1987, Arunachal PradeshMizoram được lập thành các bang mới.[23] Vào tháng 5 năm 1987, Goa đạt được tư cách bang, còn các vùng bao bọc Daman và Diu trở thành một lãnh thổ liên bang riêng biệt.[12]

Năm 2000, ba bang mới được thành lập: Chhattisgarh từ miền đông Madhya Pradesh, Uttaranchal từ phần tây bắc của Uttar Pradesh, và Jharkhand từ miền nam Bihar.[12] Năm 2006, Pondicherry được đổi tên thành Puducherry, và Uttaranchal trở thành Uttarakhand, sau đó Orissa được đổi tên thành Odisha vào năm 2011.[12] Vào tháng 6 năm 2014, Telangana được tách khỏi Andhra Pradesh và trở thành bang thứ 29 của liên bang, đây là kết quả từ phong trào Telangana.[25] Vào ngày 31 tháng 10 năm 2019, bang Jammu và Kashmir được chia thành hai lãnh thổ liên bang mới là Jammu và KashmirLadakh theo Đạo luật Tái tổ chức Jammu và Kashmir, 2019.[26] Vào ngày 26 tháng 1 năm 2020, hai lãnh thổ liên bang Daman và DiuDadra và Nagar Haveli được hợp nhất thành một lãnh thổ liên bang là Dadra và Nagar Haveli và Daman và Diu.[27]

Quyền hạn và chức năng sửa

Hiến pháp Ấn Độ thiết lập khuôn khổ cho các bang và lãnh thổ liên bang, có hiệu lực vào ngày 26 tháng 1 năm 1950. Theo Hiến pháp, quyền phân định ranh giới các bang và lãnh thổ liên bang Ấn Độ chỉ thuộc về Quốc hội Ấn Độ. Quốc hội có thể lập các bang/lãnh thổ liên bang mới, chia tách/hợp nhất các lãnh thổ từ/đến một bang hiện hữu, hoặc chuyển đổi các bang thành lãnh thổ liên bang và ngược lại.[11] Hiến pháp phân bổ quyền hành pháp và lập pháp giữa chính phủ liên bang và chính phủ của các bang.[11] Điều 73 quy định rằng quyền hành pháp của chính phủ liên bang sẽ mở rộng đến các vấn đề mà quốc hội có quyền ban hành luật ngay cả khi chúng ảnh hưởng đến các bang, trong khi Điều 162 định nghĩa rằng quyền hành pháp của một bang sẽ mở rộng đến các vấn đề mà cơ quan lập pháp bang có quyền ban hành luật.[11] Các lãnh thổ liên bang được chính phủ liên bang quản lý trực tiếp, nhưng một số lãnh thổ liên bang có chính quyền lãnh thổ riêng và có quyền tự chủ nhất định.[11]

Các bang và lãnh thổ liên bang sửa

Các bang sửa

Bang[28] ISO[29] Biển số
xe[30]
Khu vực[31] Thủ phủ[28] Thành phố
lớn nhất[32]
Thành lập[12] Dân số
(2011)[33][34]
Diện tích
(km2)[35]
Ngôn ngữ
chính thức[36]
Ngôn ngữ
chính thức phụ[36]
Andhra Pradesh IN-AP AP Nam Amaravati Visakhapatnam 1 tháng 11 năm 1956 49.506.799 162.975 Telugu Urdu
Arunachal Pradesh IN-AR AR Đông Bắc Itanagar 20 tháng 2 năm 1987 1.383.727 83.743 Anh
Assam IN-AS AS Đông Bắc Dispur Guwahati 26 tháng 1 năm 1950 31.205.576 78.438 Assam, Boro[37] Tiếng Bengal[37]
Bihar IN-BR BR Đông Patna 26 tháng 1 năm 1950 104.099.452 94.163 Hindi Urdu
Chhattisgarh IN-CG CG Trung Raipur 1 tháng 11 năm 2000 25.545.198 135.194 Hindi Chhattisgarh[38]
Goa IN-GA GA Tây Panaji Vasco da Gama 30 tháng 5 năm 1987 1.458.545 3.702 Konkan Marathi[39]
Gujarat IN-GJ GJ Tây Gandhinagar Ahmedabad 1 tháng 5 năm 1960 60.439.692 196.024 Gujarat, Hindi[40]
Haryana IN-HR HR Bắc Chandigarh Faridabad 1 tháng 11 năm 1966 25.351.462 44.212 Hindi Anh, Punjab[41]
Himachal Pradesh IN-HP HP Bắc Shimla (Summer)
Dharamshala (Winter)[42]
Shimla 25 tháng 1 năm 1971 6.864.602 55.673 Hindi Sanskrit[43]
Jharkhand IN-JH JH Đông Ranchi Jamshedpur 15 tháng 11 năm 2000 32.988.134 79.714 Hindi 16 ngôn ngữ[d][44]
Karnataka IN-KA KA Nam Bangalore 1 tháng 11 năm 1956 61.095.297 191.791 Kannada
Kerala IN-KL KL Nam Thiruvananthapuram 1 tháng 11 năm 1956 33.406.061 38.863 Malayalam Anh[45]
Madhya Pradesh IN-MP MP Trung Bhopal Indore 1 tháng 11 năm 1956 72.626.809 308.252 Hindi
Maharashtra IN-MH MH Tây Mumbai 1 tháng 5 năm 1960 112.374.333 307.713 Marathi
Manipur IN-MN MN Đông Bắc Imphal 21 tháng 1 năm 1972 2.855.794 22.327 Manipur Anh
Meghalaya IN-ML ML Đông Bắc Shillong 21 tháng 1 năm 1972 2.966.889 22.429 Anh
Mizoram IN-MZ MZ Đông Bắc Aizawl 20 tháng 2 năm 1987 1.097.206 21.081 Mizo, Anh, Hindi
Nagaland IN-NL NL Đông Bắc Kohima Dimapur 1 tháng 12 năm 1963 1.978.502 16.579 Anh
Odisha IN-OD OD Đông Bhubaneswar 26 tháng 1 năm 1950 41.974.218 155.707 Odia
Punjab IN-PB PB Bắc Chandigarh Ludhiana 1 tháng 11 năm 1966 27.743.338 50.362 Punjab
Rajasthan IN-RJ RJ Bắc Jaipur 26 tháng 1 năm 1950 68.548.437 342.239 Hindi Anh
Sikkim IN-SK SK Đông Bắc Gangtok 16 tháng 5 năm 1975 610.577 7.096 Nepal, Sikkim, Lepcha, Anh[46] 8 ngôn ngữ[e][46]
Tamil Nadu IN-TN TN Nam Chennai 1 tháng 11 năm 1956 72.147.030 130.058 Tamil Anh
Telangana IN-TS TS Nam Hyderabad 2 tháng 6 năm 2014 35.193.978 112.077 Telugu Urdu
Tripura IN-TR TR Đông Bắc Agartala 21 tháng 1 năm 1972 3 673.917 10.491 Bengal, Anh, Kokborok
Uttar Pradesh IN-UP UP Trung Lucknow 26 tháng 1 năm 1950 199.812.341 240.928 Hindi Urdu
Uttarakhand IN-UK UK Trung Dehradun (mùa đông)
Bhararisain (mùa hè)[47]
Dehradun 9 tháng 11 năm 2000 10.086.292 53.483 Hindi Sanskrit[48]
Tây Bengal IN-WB WB Đông Kolkata 26 tháng 1 năm 1950 91.276.115 88.752 Bengal, Anh Nepal[f] và 10 ngôn ngữ khác[g][49]
  1. ^ Có tổng cộng tám tỉnh lớn và năm tỉnh nhỏ, trong đó, một tỉnh lớn là một phần của Myanmar ngày nay và hai tỉnh nhỏ là một phần của Pakistan ngày nay
  2. ^ Tỉnh Bengal bao gồm bộ phận của Bangladesh ngày nay; Trong thời kỳ phân chia Bengal (1905-13), Đông Bengal được thành lập với tư cách là phó tỉnh. Năm 1911, Đông Bengal được tái thống nhất với Bengal, và Bengal được chia thành các tỉnh Bengal, Bihar và Orissa
  3. ^ Punjab bao gồm một bộ phận của Pakistan ngày nay
  4. ^ Angika, Bengal, Bhojpur, Bhumij, Ho, Kharia, Khortha, Kurmali, Kurukh, Magahi, Maithili, Mundari, Nagpuri, Odia, Santali, Urdu
  5. ^ Gurung, Limbu, Magar, Mukhia, Newar, Rai, Sherpa, Tamang
  6. ^ Tiếng Nepal là một trong các ngôn ngữ chính thức tại phân khu Darjeeling và Kurseong của huyện Darjeeling
  7. ^ Hindi, Odia, Punjab, Santali, Telugu, Urdu, Kamatapur, Rajbanshi, Kurmali, Kurukh

Lãnh thổ liên bang sửa

Lãnh thổ[28] ISO[50] Biển số
xe[51]
Vùng[52] Thủ phủ[28] Thành phố lớn nhất[53] Thành lập[12] Dân số
(2011)[54]
Diện tích
(km2)[55]
Ngôn ngữ
chính thức[36]
Ngôn ngữ chính thức
bổ sung[36]
Quần đảo Andaman và Nicobar IN-AN AN Nam Port Blair 1 tháng 11 năm 1956 380.581 8.249 Hindi, Anh
Chandigarh IN-CH CH Bắc Chandigarh 1 tháng 11 năm 1966 1.055.450 114 Anh
Dadra và Nagar Haveli và Daman và Diu IN-DH DD Tây Daman Silvassa 26 tháng 1 năm 2020 587.106 603 Hindi, Anh Gujarat
Delhi IN-DL DL Bắc New Delhi Delhi 1 tháng 11 năm 1956 16.787.941 1.484 Hindi, Anh Urdu, Punjab[56]
Jammu và Kashmir IN-JK JK Bắc Srinagar (mùa hè)
Jammu (mùa đông)[57]
Srinagar 31 tháng 10 năm 2019 12.258.433 42.241 Dogra, Anh, Hindi, Kashmir, Urdu
Ladakh IN-LA LA Bắc Leh (mùa hè)
Kargil (mùa đông)[58]
Leh 31 tháng 10 năm 2019 290.492 59.146 Hindi, Anh
Lakshadweep IN-LD LD Nam Kavaratti Andrott 1 tháng 11 năm 1956 64.473 32 Hindi, Anh Malayalam
Puducherry IN-PY PY Nam Pondicherry 16 tháng 8 năm 1962 1.247.953 479 Tamil, Pháp, Anh Telugu, Malayalam


Các bang và lãnh thổ liên bang cũ sửa

Các bang cũ sửa

Các bang cũ của Ấn Độ[12][11]
Bang Thủ phủ Thời kỳ Kế thừa Bản đồ
Ajmer Ajmer 1950–56 Rajasthan  
Andhra Kurnool 1953–56 Andhra Pradesh  
Bhopal Bhopal 1949–56 Madhya Pradesh  
Bilaspur Bilaspur 1950–54 Himachal Pradesh  
Bombay Bombay 1950–60 Maharashtra, Gujarat, Karnataka  
Coorg Madikeri 1950–56 Karnataka  
Đông Punjab Shimla (1947–53)
Chandigarh (1953–66)
1947–66 Punjab, Haryana, Himachal Pradesh, Chandigarh  
Hyderabad Hyderabad 1948–56 Telangana, Maharashtra, Karnataka  
Jammu và Kashmir Srinagar (mùa hè)
Jammu (mùa đông)
1952–2019 Jammu và Kashmir, Ladakh  
Kutch Bhuj 1947–56 Gujarat  
Madhya Bharat Indore (summer)
Gwalior (winter)
1948–56 Madhya Pradesh  
Madras Madras 1950–69 Andhra Pradesh, Tamil Nadu, Karnataka, Kerala  
Mysore Bangalore 1947–73 Karnataka  
Liên hiệp Các bang Patiala và Đông Punjab Patiala 1948–56 Punjab, Haryana  
Saurashtra Rajkot 1948–56 Gujarat  
Travancore–Cochin Trivandrum 1949–56 Kerala, Tamil Nadu  
Vindhya Pradesh Rewa 1948–56 Madhya Pradesh  

Lãnh thổ liên bang cũ sửa

Lãnh thổ liên bang cũ của Ấn Độ[12][11]
Tên gọi Vùng Thủ phủ Diện tích Bắt đầu Kết thúc Kế thừa Bản đồ
Arunachal Pradesh Đông Bắc Itanagar 83.743 km2 (32.333 dặm vuông Anh) 21 tháng 1 năm 1972 20 tháng 2 năm 1987 Thành một bang  
Dadra và Nagar Haveli Tây Silvassa 491 km2 (190 dặm vuông Anh) 11 tháng 8 năm 1961 26 tháng 1 năm 2020 Dadra và Nagar Haveli và Daman và Diu (UT)  
Daman và Diu Tây Daman 112 km2 (43 dặm vuông Anh) 30 tháng 5 năm 1987 26 tháng 1 năm 2020 Dadra và Nagar Haveli và Daman và Diu (UT)  
Goa, Daman và Diu Tây Panaji 3.814 km2 (1.473 dặm vuông Anh) 19 tháng 12 năm 1961 30 tháng 5 năm 1987 Goa (bang), Dadra và Nagar Haveli và Daman và Diu (UT)  
Himachal Bắc Shimla 55.673 km2 (21.495 dặm vuông Anh) 1 tháng 11 năm 1956 25 tháng 1 năm 1971 Thành một bang  
Manipur Đông Bắc Imphal 22.327 km2 (8.621 dặm vuông Anh) 1 tháng 11 năm 1956 21 tháng 1 năm 1972 Thành một bang  
Mizoram Đông Bắc Aizawl 21.081 km2 (8.139 dặm vuông Anh) 21 tháng 1 năm 1972 20 tháng 2 năm 1987 Thành một bang  
Nagaland Đông Bắc Kohima 16.579 km2 (6.401 dặm vuông Anh) 29 tháng 11 năm 1957 1 tháng 12 năm 1963 Thành một bang  
Tripura Đông Bắc Agartala 10.491 km2 (4.051 dặm vuông Anh) 1 tháng 11 năm 1956 21 tháng 1 năm 1972 Thành một bang  

Xem thêm sửa

Tham khảo sửa

  1. ^ Spear, Percival (1990) [First published 1965]. A History of India. 2. New Delhi and London: Penguin Books. ISBN 978-0-14-013836-8.
  2. ^ “India”. World Digital Library. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 8 năm 2014. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  3. ^ a b c d The Imperial Gazetteer of India. IV. Oxford: Clarendon Press. 1909.
  4. ^ “Statehood for Delhi: Tracing the history and legal journey since 1911”. Indian Express. 3 tháng 8 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  5. ^ O'malley, L. S. S. (1924). Bihar And Orissa District Gazetteers Patna (bằng tiếng Anh). Concept Publishing Company. ISBN 9788172681210.
  6. ^ a b “Government of India Act 1919”. Act 1919. British Parliament.
  7. ^ Ramusack, Barbara N. (1978). The Princes of India in the Twilight of Empire: Dissolution of a Patron-client System, 1914–1939. Ohio State University Press. tr. xix.
  8. ^ Biographic Register of the Department of State. United States Department of State. 1937. tr. 73.
  9. ^ a b c d “Government of India Act 1935”. Act 1935 (PDF). British Parliament.
  10. ^ Menon, V. P. (1956). The Story of the Integration of the Indian States. New York: Macmillan.
  11. ^ a b c d e f g Parliament of India”. Act 1950 (PDF). Government of India. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2023. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Consti” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  12. ^ a b c d e f g h i j k States Reorganisation (PDF) (Bản báo cáo). Parliament of India. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “State” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  13. ^ “1953: Andhra State created”. Front line. 11 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  14. ^ Dasgupta, Reshmi R. (2 tháng 3 năm 2020). “Dadra and Nagar Haveli: When an IAS officer became the instrument of accession”. The Economic Times. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  15. ^ “Reorganisation of states” (PDF). Economic Weekly. 15 tháng 10 năm 1955. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2015.
  16. ^ States Reorganisation Act, 1956 (PDF) (Bản báo cáo). High Court of Tripura. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2023.
  17. ^ J.C. Aggarwal, S.P. Agrawal (1995). Uttarakhand: Past, Present, and Future. New Delhi: Concept Publishing. tr. 89–90.
  18. ^ “Nagaland History & Geography-Source”. india.gov.in. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.
  19. ^ Himachal Pradesh Tenth Five Year Plan (PDF) (Bản báo cáo). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 13 tháng 5 năm 2014. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.
  20. ^ “The Punjab Reorganisation Act 1966” (PDF). india.gov.in. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 1 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.
  21. ^ “Great past”. The Hindu. 11 tháng 1 năm 2007. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  22. ^ “Tracing the demand to rename Madras State as Tamil Nadu”. The Hindu. 6 tháng 7 năm 2023. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  23. ^ a b “History of North Eastern States”. Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  24. ^ Bhatt, S. C. (1 tháng 1 năm 2005). Land and People of Indian States and Union Territories: In 36 Volumes. Sikkim. Gyan Publishing House. ISBN 978-8-178-35380-7. Truy cập ngày 3 tháng 9 năm 2016.
  25. ^ “Telangana bill passed by upper house”. The Times of India. 20 tháng 2 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 20 tháng 2 năm 2014.
  26. ^ “Jammu and Kashmir Reorganisation Bill (No. XXIX of) 2019” (PDF). The Hindu. 5 tháng 8 năm 2019. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 8 tháng 3 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  27. ^ “There will be one UT less as Modi govt plans to merge Dadra & Nagar Haveli and Daman & Diu”. The Print. 10 tháng 7 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2019.
  28. ^ a b c d “State/UTs and capitals”. Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  29. ^ “ISO codes”. International Organization for Standardization. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  30. ^ “Registration statecodes”. Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  31. ^ “Zonal council”. Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  32. ^ Towns and urban agglomerations classified by population size class in 2011 with variation between 1901 and 2011 - Class I (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  33. ^ State-wise population (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  34. ^ “Telangana State Profile”. Telangana government portal. tr. 34. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2014.
  35. ^ Socio-economic statistics (PDF) (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  36. ^ a b c d “Report of the Commissioner for linguistic minorities: 52nd report” (PDF). Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  37. ^ a b “Assam Assembly Accords Associate Official Language Status To Bodo”. NDTV. 30 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  38. ^ “The Chhattisgarh Official Language (Amendment) Act, 2007”. Act 2008 (PDF). Government of India. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2022.
  39. ^ “Languages of Goa”. Government of Goa. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  40. ^ “Gujarat Act No. 28 Of 1964”. Act 1964 (PDF). Government of Gujarat. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  41. ^ “Haryana grants second language status to Punjabi”. Hindustan Times. 28 tháng 1 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2015.
  42. ^ “Dharamsala: Himachal Pradesh gets its second capital in Dharamsala”. The Times of India. 2 tháng 3 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2021.
  43. ^ Chauhan, Pratibha (17 tháng 2 năm 2019). “Bill to make Sanskrit second official language of HP passed”. The Tribune. Shimla. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 2 năm 2019. Truy cập ngày 18 tháng 2 năm 2019.
  44. ^ “Jharkhand gives 2nd language status to Magahi, Angika, Bhojpuri and Maithali”. UNI India. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2021.
  45. ^ “Kerala Official Languages Act, 1969”. Act 1969 (PDF). Government of Kerala. Truy cập ngày 1 tháng 4 năm 2023.
  46. ^ a b “Sikkim, History”. Government of Sikkim. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2023.
  47. ^ “Bhararisain declared as summer capital of Uttarakhand”. Times Now. 8 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 11 năm 2021.
  48. ^ Singh, Pallavi (19 tháng 4 năm 2010). “Sanskrit: reviving the language in today's India”. mint. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2020. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2020.
  49. ^ “West Bengal shows 'Mamata' to Telugus”. Hans India. 24 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  50. ^ “ISO codes”. International Organization for Standardization. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  51. ^ “Registration statecodes”. Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  52. ^ “Zonal council”. Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  53. ^ Towns and urban agglomerations classified by population size class in 2011 with variation between 1901 and 2011 - Class I (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  54. ^ State-wise population (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2024.
  55. ^ Socio-economic statistics (PDF) (Bản báo cáo). Government of India. Truy cập ngày 1 tháng 1 năm 2019.
  56. ^ “Official Language Act 2000” (PDF). Government of Delhi. 2 tháng 7 năm 2003. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 17 tháng 7 năm 2015.
  57. ^ “Jammu and Kashmir capital”. Jammu and Kashmir Legal Services Authority. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2023.
  58. ^ “LG, UT Hqrs, Head of Police to have Sectts at both Leh, Kargil: Mathur”. Daily Excelsior. 12 tháng 11 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2019.

Liên kết ngoài sửa